Những câu chuyện về Sư Phụ Lý Hồng Chí trong những ngày đầu Sư phụ truyền công và giảng Pháp ở là những hồi ức đầy ấn tượng và không thể nào quên.

Những ngày tháng không thể nào quên

Khoảng thời gian, từ ngày 7 tháng 4 đến ngày 14 tháng 4 năm 1995 là những ngày khó quên đối với các học viên Pháp Luân Công ở Thụy Điển. Sau khi kết thúc giảng Pháp và truyền công ở nước Pháp. Sư phụ Lý Hồng Chí đã đến thành phố Gothenburg của Thụy Điển để tiếp tục truyền công giảng Pháp. Đây là địa phương thứ hai mà Sư phụ Lý Hồng Chí đến truyền công giảng Pháp ở hải ngoại.

Sư phụ Lý Hồng Chí với một giọng nói ôn hòa giảng giải cho các học viên về đạo lý phản bổn quy chân; về ý nghĩa của sinh mệnh. Ngài giảng về nguyên lý tu luyện và những chuẩn tắc mà người tu luyện cần phải chiểu theo mà thực hiện.

Năng lực siêu thường của Đại Pháp

Mãi cho đến tận hôm nay, các học viên có được may mắn tham gia lớp học vào năm đó vẫn còn cảm thấy chấn động khi hồi tưởng lại tình huống lúc bấy giờ.

Năm đó có hơn một trăm người đã tham gia khóa học bảy ngày đó. Phần lớn họ đều là người Tây phương. Bà Pirjo là một trong số những người may mắn đó. Bà là một y tá lâu năm của Bệnh viện Gothenburg. Bà nhớ lại: “Tôi nhớ có rất nhiều người tham dự lớp học do Sư phụ truyền Pháp ở Gothenburg.”

Lúc đó, Sư phụ bảo chúng tôi có thể nghĩ về chỗ thân thể có bệnh; hoặc sự đau đớn hay chỗ nào đó đang có vấn đề. Tôi từng bị bệnh đau lưng trong nhiều năm và nó khiến tôi rất khó ngủ. Khi tôi vừa nghĩ đến đây thì đột nhiên một luồng gió xuyên qua phía sau lưng rồi tiến nhập vào trong thân thể. Bỗng nhiên tôi cảm thấy thật nhẹ nhàng, cơn đau luôn bám theo tôi đột nhiên biến mất. Tôi minh bạch và cảm nhận được sự siêu thường và lực lượng lớn mạnh của Đại Pháp”.

Những điều không thể nào quên

Lúc đó, để cho mọi người có thể nghe rõ ràng và dễ hiểu hơn. Sư phụ Lý Hồng Chí đã vừa giảng về kết cấu của vũ trụ vừa vẽ nó lên bảng.

Bà Pirjo nói: “Sư phụ nói cho chúng tôi rất nhiều điều liên quan đến vũ trụ và những điều mà tôi đã tìm kiếm suốt cả một đời. Sư phụ giảng về nhân sinh, về nguồn gốc và ý nghĩa của sinh mệnh; Sư Phụ giảng về đạo lý phản bổn quy chân và những sự việc cần phải làm trong cuộc sống.”

Bà Pirjo nói: “Sư phụ nói chúng ta tu luyện để tìm về Chân-Thiện-Nhẫn; tìm về bản tính thiện lương nhất, thuần khiết nhất và căn bản nhất của linh hồn chúng ta. Sư Phụ nói đó chính là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời.”

Những điều không thể nào quên
Sư Phụ hướng dẫn luyện công tại lần giảng Pháp ở Thụy Điển tháng 4 năm 1995 (ảnh: Sư Phụ hướng dẫn luyện công tại lần giảng Pháp ở Thụy Điển tháng 4 năm 1995 (ảnh: minghui.com).

Bà Pirjo hồi tưởng lại: “Sư phụ còn nói chúng ta sẽ đột nhiên xuất hiện các loại khảo nghiệm; phải không ngừng tu chính bản thân; không ngừng thăng hoa để có thể quay trở về nơi nguyên lai nhất của sinh mệnh chúng ta. Sư phụ còn dạy chúng tôi không cần phải sợ hãi khó khăn; cần phải tu xuất tâm từ bi, nhẫn chịu với những tình huống khó khăn đó; cần phải lấy thiện đãi người dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn phải đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ cho họ. Điều này thật sự vô cùng quan trọng đối với một người tu luyện.”

Điều may mắn của sinh mệnh

Bà Pirjo xúc động nói: “Lúc chúng tôi đi vào hội trường, mọi người đều rất cảm động về sự quan tâm của Sư phụ dành cho chúng tôi. Sư phụ biết chúng tôi đều là những người Tây phương, nên Sư phụ luôn nhẫn nại giải đáp tất cả các vấn đề mà chúng tôi nêu ra”

Bà Pirjo nhớ lại: “Tôi còn nhớ như in khi Sư phụ giảng về pháp lý thiện  hữu thiện báo, ác hữu ác báo, tôi đã hỏi Sư phụ rằng: ‘Chúng con đều đã từng làm những việc bất hảo, vậy thì Đại Pháp có thể cứu giúp con không?’ Sư phụ nhìn tôi và nói: ‘Có thể, Đại Pháp có thể giúp chư vị, bao gồm cả những việc chư vị đã làm mà chư vị không còn nhận biết trong nhiều đời quá khứ.’

Những lợi ích từ tu luyện

Bà Pirjo nói tiếp: “Ở lớp giảng đó, tất cả chúng tôi đã cùng nhau luyện công; mọi người đều cảm nhận được trường năng lượng mạnh mẽ đang bao quanh lớp học; ai ai cũng đều tràn đầy sức sống. Lúc đó, tôi đã được tiêu nghiệp và xuất hiện trạng thái như bị cảm mạo. Nhưng trạng thái đó cũng mất đi rất nhanh chóng. Sau đó, tôi cảm thấy tinh thần thật thoải mái, thân thể nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng. Đã lâu rồi tôi chưa từng có cảm giác thân thể nhẹ nhàng và dễ chịu như vậy. Thật sự là quá thần kỳ! Trong tâm tôi tràn đầy sự cảm ân đến Sư Phụ và thấy mình là người quá may mắn! Tôi vĩnh viễn không thể nào quên những ngày tháng tốt đẹp đó.”

Hồi ức không thể nào quên về những ngày Sư phụ Lý Hồng Chí truyền công giảng Pháp tại Thụy Điển
Bà Pirjo là y tá của Bệnh viện Gothenburg là người được nghe Sư Phụ giảng Pháp tại Thụy Điển vào tháng 4 năm 1995 (ảnh: Minhhue).

Bà Pirjo nói: “Tôi đã tu luyện hai mươi lăm năm. Tôi luôn luôn cố gắng tu luyện thật tốt bản thân và làm theo lời dạy của Sư Phụ; tôi luôn luôn nghĩ cho người khác. Hàng ngày tôi tĩnh tâm đọc sách Đại Pháp, đả tọa luyện công. Từ đó thân thể được cải biến và tinh thần cũng không ngừng được thăng hoa. Trong hoàn cảnh khó khăn nào thì tâm thái bình thản được hiển lộ ra một cách rất tự nhiên. Người tu luyện chúng ta trong khó khăn thì coi đó là để tu luyện bản thân; luôn dùng từ bi để đối đãi với người. Đại Pháp đã dạy tôi vĩnh viễn cần phải tận sức làm được như vậy.”

Ân Sư không thể nào quên

Bà Pirjo nói: “Mỗi lần nghĩ về quá trình tu luyện, tôi luôn xúc động và không thể cầm được nước mắt. Sư phụ luôn ở bên cạnh âm thầm bảo hộ cho chúng ta. Mỗi lần tôi không còn tinh tấn thì Sư Phụ luôn an bài cho tôi nhận được sự trợ giúp của các đồng tu.

Sư phụ với lòng từ bi vô tận luôn âm thầm lặng lẽ trợ giúp học viên. Trong sâu thẳm sinh mệnh của mỗi học viên sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên được lòng từ bi phổ độ của Sư Phụ.

Nguồn: Minh Huệ