Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, các bác sĩ cho biết có giải pháp điều trị hiệu quả chính là nhờ đến thiền định.
- Kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng thời kỳ mãn kinh
- Thói quen hàng ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm và ung thư
Theo một báo cáo năm 2021 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 10 người trưởng thành ở Hoa Kỳ tử vong do COVID-19 thì có khoảng 4 người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì?
Một nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí Diab Technology & Therapeutics cho thấy tăng đường huyết có thể liên quan đến chất lượng cuộc sống giảm và tâm lý tiêu cực. Trong nghiên cứu, 23 phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 2 được đeo thiết bị theo dõi đường huyết liên tục trong 72 giờ và hoàn thành một loạt câu hỏi.
Kết quả cho thấy những phụ nữ mắc tiểu đường và trầm cảm có mức độ lo lắng, tức giận nhiều hơn và chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không bị trầm cảm. Ngoài ra, những người lo lắng nhiều hơn có xu hướng có mức glucose dốc hơn.
Căng thẳng cũng là một yếu tố góp phần quan trọng gây bệnh. Một đánh giá năm 2012 về các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sci Signal cho thấy tác động tiêu cực của căng thẳng đối với việc duy trì nồng độ đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Căng thẳng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thúc đẩy tình trạng béo phì và rối loạn chuyển hóa.
Tiến sĩ Wu Kuo-Pin, Giám đốc Phòng khám Y học cổ truyền Trung Hoa Xinyitang ở Đài Loan, cho biết căng thẳng, phấn khích và nhiều cảm xúc khác khiến thần kinh giao cảm bị kích thích và tiết ra một lượng lớn hormone, làm tăng lượng đường trong máu. Những hormone đó bao gồm hormone tăng trưởng, hormone hướng vỏ thượng thận, insulin và glucagon.
Tiến sĩ Wu cho biết khi tâm trạng của một người dao động, hệ thống năng lượng bên trong cơ thể trở nên không ổn định và lượng đường trong máu cũng dao động theo cảm xúc.
Ngoài ra, lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng khi cơ thể bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. TS Wu chia sẻ một trong những bệnh nhân của ông đột nhiên mắc một số bệnh và cơ thể bị viêm. Khi cơ thể phải tự cứu mình, nó sẽ tiết ra nhiều đường hơn, khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân cao hơn.
Theo Tiến sĩ Wu, nguyên nhân gây ra đường huyết bất thường bao gồm mệt mỏi quá mức dẫn đến mất cân bằng trao đổi chất, phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đau cơ, bao gồm gãy xương, cứng cơ, đau và tê.
Người dư cân và béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường
Tong Xiaolin, thành viên của Viện Khoa học Trung Quốc, bác sĩ Đông y chuyên về bệnh tiểu đường, đã đề cập trong cuốn sách của mình “Điều trị bệnh tiểu đường bằng Trung y”, rằng khoảng 80% bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân và thường có chất lượng giấc ngủ kém. Một số bệnh nhân khác còn có thể bị táo bón, tâm trạng thất thường hoặc viêm nhiễm,v.v. Những tình trạng thể chất khác nhau này sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, người có lượng đường trong máu cao thì chuyển hóa kém.
Bằng các quan sát lâm sàng cũng phát hiện tương tự, ông cho biết những người gầy cũng có thể mắc bệnh tiểu đường, nhưng chỉ chiếm 20% bệnh nhân. Ngày nay, hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều béo phì. Béo phì có liên quan đến sự trao đổi chất kém và tiềm ẩn nguy cơ đường huyết cao.
Ngoài hình dáng bên ngoài, chất lượng giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng. Những người có lượng đường trong máu cao thường bị rối loạn giấc ngủ. Nếu vấn đề mất ngủ không được giải quyết, đường huyết sẽ không giảm xuống. TS Wu giải thích những người ngủ kém không nhất thiết mắc bệnh tiểu đường, nhưng nếu họ có lượng đường trong máu cao thì nó có thể khó hạ xuống.
Cơ thể có một hệ thống tự động điều trị. Đó là thông qua giấc ngủ, đường huyết, lipid máu, huyết áp, hormone và hệ thống thần kinh tự điều chỉnh và sửa chữa để cơ thể đạt trạng thái cân bằng. Nếu không có giấc ngủ ngon, quá trình sửa chữa trao đổi chất của cơ thể chắc chắn không tốt, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và lượng đường trong máu tương đối cao, khó xuống.
Tiến sĩ Wu cho biết bệnh nhân tiểu đường hoặc có đường huyết cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến quá trình trao đổi chất tồi tệ. Tức là cơ thể sẽ sinh ra khí trệ, huyết sẽ ứ nhiều chỗ mà không lưu thông được.
Thiền có thể khai thông tắc nghẽn mạch máu
Tiến sĩ Wu cũng nói bệnh nhân tiểu đường có thể dùng thực phẩm hoặc thuốc thúc đẩy tuần hoàn và ngăn ngừa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch và thận, cuối cùng dẫn đến tử vong.
Ngoài việc tuân theo chế độ điều trị của bác sĩ, Tiến sĩ Wu và Bác sỹ Tong đều khuyên bệnh nhân nên thiền định để cải thiện sự tuần hoàn của hệ thống cơ thể.
Bác sĩ Tong chỉ ra thiền định có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, chẳng hạn như tê chân, giảm thị lực khi thuốc không còn hiệu quả. Khi ngồi thiền, hai chân bắt chéo, tuần hoàn ngoại biên của bàn chân lúc này không tốt. Nhưng sau thiền, hai bàn chân được thả lỏng, máu sẽ lập tức tuôn ra nhanh chóng, có thể giúp khai thông những chỗ tắc nghẽn.
Tiến sỹ Wu nói:
“Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, căng thẳng và các khía cạnh khác để có được hiệu quả chữa bệnh tốt hơn”.
Các bạn cũng có thể trải nghiệm lớp thiền online miễn phí tại đây.
Nguồn: The Epoch Times