Tu viện Labrang có một bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn. Tượng có tư thế nửa đứng nửa ngồi, biểu thị có một Phật sẽ đứng dậy tới thế gian cứu độ chúng sinh.
Tu viện Labrang rốt cuộc ẩn giấu những bí mật gì? Sáng Thế Chủ trong các truyền thuyết cổ ở phương Đông và phương Tây kỳ thực có phải là cùng một người? Lúc nào chúng ta mới nhận được sự cứu rỗi của Người?
Tu viện Labrang
Có một tu viện khác thường trên một cao nguyên đầy tuyết. Đây là địa điểm quay bộ phim ăn khách năm 2004 “Thiên hạ vô tặc”. Tu viện đó có tên Labrang ở huyện Hạ Hà, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
Trong phim, một cặp đôi “đạo chích” sau khi đến bái yết tại Tu viện Labrang được Phật Pháp cảm hóa, quyết định hối cải triệt để, xây dựng lại cuộc đời. Sau đó, để bảo vệ “cái gốc khờ khạo” của một người nông dân chất phác và thiện lương, vợ chồng họ phải chịu cảnh sinh ly tử biệt, âm dương chia cách. Câu chuyện khiến nhiều người thời đó vô cùng cảm động. Tu viện từ vô danh bỗng trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
Tuy nhiên, ở khu vực Tây Tạng, Tu viện Labrang được xây dựng từ thời Khang Hy. Với lịch sử hơn 300 năm, đây thực sự là nơi danh thắng có tên tuổi lẫy lừng. Labrang là một trong 6 tu viện lớn của giáo phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng, và có bộ sưu tập phong phú và đầy đủ nhất về kinh điển văn hóa Tây Tạng ở Tây Tạng, được mệnh danh là “Học phủ Phật giáo truyền thừa Tây Tạng lớn nhất thế giới”. Người Tây Tạng đều lấy làm vinh dự nếu con cái của họ có thể được nhận vào Tu viện Labrang để học Phật Pháp.
Tượng Phật Di Lặc tại Labrang khác tượng Phật Di Lặc thường thấy
Để có thể hoằng dương Phật Pháp, Tu viện không chỉ thu nhận đệ tử rộng rãi, mà còn vô cùng thân thiện với du khách thập phương. Có các Lạt ma chuyên dẫn mọi người đi thăm quan các cung điện. Họ giảng những câu chuyện đằng sau các bức tượng. Những câu chuyện được họ kể nhiều tới mức thuộc như lòng bàn tay. Đối với những du khách tới từ Hán địa, điều khiến họ cảm động nhất chính là bức tượng Phật Di Lặc được thờ phụng nơi đây.
Tượng Phật Di Lặc thường thấy
Nhắc đến Phật Di Lặc, điều đầu tiên mọi người nghĩ tới đó là “Miệng thường mỉm cười, bụng to chứa cả thế giới”? Thực tế, tượng Phật Di Lặc mập mạp, bụng to mà chúng ta thường nhìn thấy là Bố Đại hòa thượng. Ông sống vào thời kỳ Ngũ Đại hậu Lương. Bố Đại hòa thượng thường đeo một cái túi vải đi hóa duyên, luôn vui vẻ không quan tâm tới bất cứ việc gì. Trước khi ông viên tịch có để lại câu kệ:
“Di Lặc chân Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức”
Tạm dịch:
(Di Lặc thật Di Lặc
Phân thân nghìn trăm ức
Luôn luôn chỉ dạy người
Người đời không tự biết)
Vì trong bài đề cập đến Di Lặc, mọi người cho rằng ông là Phật Di Lặc chuyển sinh. Vì vậy sau này tạc tượng Phật Di Lặc thành như vậy, lấy hình tượng bụng to lòng dạ bao la rộng lớn để khuyên nhủ mọi người cần khoan dung đối đãi với mọi người, hành thiện tích đức.
Tuy nhiên, tượng Phật Di Lặc được thờ cúng trong Tu viện Labrang là một hình ảnh hoàn toàn khác.
Tượng Phật Di Lặc tại Tu viện Labrang
Trong Tu viện Labrang có một điện thờ Phật Di Lặc đặc biệt. Tượng Phật Di Lặc bằng đồng trong sảnh rất cao – khoảng 8 mét. Dáng vẻ mặt của tượng nghiêm túc, trang nghiêm.
Trong một ghi chép du lịch được viết bởi một cư dân mạng vào năm 2010, vị Lạt Ma hướng dẫn giải thích: “Đức Phật Di Lặc còn được gọi là ‘Đức Phật Tương lai’. Tượng Phật là do vị chủ trì tu viện đời thứ 2 mời những thợ thủ công người Nepal tới đúc. Bức tượng có cầm Pháp luân trong tay, biểu thị rằng trong tương lai, Đức Phật sẽ mang Pháp Luân và Bát đại Kim Cương hạ thế độ nhân”.
Lúc này, có du khách hỏi, động tác tay nhìn có vẻ rất đặc biệt này là mang ý nghĩa gì? Vị Lạt Ma đáp: “Là đang chuyển động Pháp luân cho con người thế gian”.
Sau đó, vị Lạt Ma chỉ vào bức tượng Phật nhỏ trước tượng Phật lớn và nói: “Đây là Phật Thích Ca, còn được gọi là ‘Phật hiện tại’. Ngài và ‘Phật tương lai’, người trước người sau, lần lượt hạ thế cứu độ chúng sinh”. Điều này có một chút kỳ lạ. Ngay cả trong Phật giáo truyền thừa của Tây Tạng, Thích Ca Mâu Ni Phật luôn được mọi người rất kính trọng. Thực sự chưa từng thấy ngôi chùa nào dám tạc tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thấp hơn những người khác một cái đầu.
Điều đặc biệt về tượng Phật Di Lặc tại Tu viện Labrang
Việc này nên được giải thích như thế nào? Chỉ thấy vị Lạt Ma nói một cách chậm rãi: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ có thể cứu độ các đệ tử của Ngài. Khi Ngài nhập diệt đã nói với các đệ tử, nhân loại tương lai sẽ được Đức Phật Di Lặc hạ thế cứu độ. Phật Di Lặc là vị Phật có sức mạnh thần thông lớn nhất trong vũ trụ, sức mạnh siêu nhiên mạnh mẽ, là vị cứu tinh duy nhất của tất cả chúng sinh trong vũ trụ”.
Tu viện Labrang dường như rất tôn thờ, yêu kính Đức Phật Di Lặc. Trong phòng chứa kinh lớn nhất của tu viện, ở sau điện phía tây của học viện Văn Tư, cũng có một bức tượng Đức Phật Di Lặc bằng đồng lớn. Vị hướng dẫn nói: “Bức tượng Phật này và Phật ở Đại Kim Ngõa điện đều là Phật Di Lặc. Điều khác biệt là tượng Phật ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, biểu thị trong tương lai Phật sẽ đứng dậy tới thế gian phổ độ chúng sinh”.
Nghe đến đây, nhiều du khách trong lòng không khỏi cảm thấy nghi ngờ. Bởi hình tượng của Phật Di Lặc nơi đây khác hoàn toàn so với tưởng tượng trong tâm trí mọi người. Tuy nhiên, với địa vị của Tu viện Labrang trong Phật giáo Tây Tạng, cơ bản họ không cần phải làm một số điều giật gân để thu hút khách du lịch. Vậy Đức Phật Di Lặc có thực sự là chủ nhân của vũ trụ tương lai?
Phật Di Lặc trong tương lai
Nói như vậy, thực ra trong Phật giáo Đại thừa luôn có thuyết Pháp “tam thế Phật”, bao gồm Phật Nhiên Đăng trong tiền kiếp, Phật Thích Ca Mâu Ni ở hiện tại và Phật Di Lặc của thế giới tương lai.
Phật Nhiên Đăng là một vị Phật cổ trước thời Đức Phật Thích Ca. Ngài đã từng thọ ký cho Đức Phật Thích Ca; dự ngôn Ngài sẽ trở thành một vị Phật trong tương lai. Khi Thích Ca Mâu Ni tại thế, Ngài cũng đã chỉ ra rằng khi Pháp của Ngài không cứu độ được chúng sinh. Phật Di Lặc sẽ đến hạ thế độ nhân. Ngài đã đặc biệt dặn dò đệ tử lớn nhất là Maha Kasyapa đợi Đức Di Lặc ở núi Jizu (Kê Túc) và giao tăng y của mình cho vị đệ tử đó và hoàn thành nghi thức bàn giao.
Vậy khi nào thì Phật Di Lặc xuống trần gian độ nhân? Trong kinh Phật có nói rằng phải đợi Chuyển Luân Thánh Vương trông coi thế gian.
Ví dụ, trong “Phật Thuyết Trường A Hàm Kinh quyển 6” có đề cập: tương lai có Phật xuất thế, tên Di Lặc Như Lai…Có vô số hàng ngàn đệ tử, cũng giống như hàng trăm đệ tử của tôi ngày nay. Lúc bấy giờ, có một vị vương tên Chuyển Luân Thánh Vương”.
Chuyển Luân Thánh Vương
Qua đoạn kinh trên có thể thấy rằng Thích Ca Mâu Ni cho rằng mình chỉ có thể cứu vài trăm người cùng đệ tử đi tu. Trong khi Phật Di Lặc có rất nhiều đệ tử, “ngàn vạn vô số”. Điều đó được thực hiện như thế nào? Theo kinh điển Phật giáo “Di Lặc hạ sinh kinh” có thuyết, người đến để biến “nhân gian thành miền tịnh thổ”. Một số người đã giải thích, có lẽ là có thể tu luyện trong nhân gian không cần xuất gia. Trong khi tu luyện, đồng thời có thể khiến đạo đức nơi thế gian được hồi sinh; cuối cùng trở thành miền tịnh thổ. Và sau đó, ai sẽ trông coi thế giới? “Chuyển Luân Thánh Vương”.
“Chuyển Luân Thánh Vương” là quân vương thống nhất thế giới trong thần thoại Hindu. Đến lúc đó trên bầu trời sẽ xuất hiện một bánh xe màu vàng xoay chuyển làm ấn ký. Người có được bánh xe bằng vàng xoay chuyển này sẽ trở thành người thống trị toàn bộ thế giới và vũ trụ. Ngài sẽ dùng sự từ bi và trí huệ để trông coi thế giới này.
Năm đó khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra, có vị tương sĩ từng nói, nếu thái tử không xuất gia, sẽ trở thành “Kim luân vương”. Sau đó khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng pháp, cũng nhiều lần đề cập tới Chuyển Luân Thánh Vương. Ngài thường đề cập đến Phật Di Lặc trong tương lai.
Phật Di Lặc và Chuyển Luân Thánh Vương hòa làm một
Trong giải thích của hậu thế sau này, đặc biệt là vùng Đông Thổ đều cho rằng khi Phật Di Lặc hạ thế độ nhân, sẽ cùng Chuyển Luân Thánh Vương hợp nhất làm một, giống như một người phân thân làm hai. Phật sẽ lấy thân phận Vương để truyền Phật Pháp tại nhân gian, cứu độ thế nhân.
Tu viện Labrang dường như cũng đồng tình với quan điểm này. Vì vậy Phật Di Lặc sẽ cầm Pháp Luân, hướng về nhân gian chuyển động Pháp Luân.
Phật hoa – Ưu đàm bà la hoa
Vậy khi nào vị Thánh chuyển bánh xe sẽ thống trị thế giới? Trong kinh Phật có nói rằng hoa Ưu Đàm, loài hoa của điềm lành, sẽ nở vào thời điểm đó.
“Ưu đàm bà la” là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là linh thụy, may mắn. Hoa ưu đàm là loài hoa linh thiêng của đất nước Phật giáo, hoa “Thanh bạch vô tục diễm”. Trong “Pháp hoa văn câu” có câu: “Ưu đàm hoa giả, thử ngôn linh thụy. Tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc kim luân vương xuất”. Nghĩa là, đây là loài hoa 3000 năm mới nở một lần. Đường kính của hoa chỉ 1 mm. Hoa hình chuông, màu trắng nhạt, cuống mỏng như sợi chỉ vàng. Hoa nở về đêm, có mùi thơm, là loài hoa báo hiệu điềm lành.
Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.
Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra. Đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân, đại đức của Ngài”.
Hoa ưu đàm xuất hiện ở các nơi trên thế giới
Theo Kinh Phật, Đức Chuyển Luân Thánh Vương là một vị Đại Phật – Vua của các vị Thần, mang theo 32 đặc điểm tướng mạo (tam thập nhị tướng) và 7 điều quý giá (thất bảo). Ngài là ‘Lý tưởng Vương’, trị vì thế giới bằng cách xoay chuyển Pháp Luân; để chính lại Pháp dựa trên chính nghĩa thay vì vũ lực. Dù là người của tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo hay các tôn giáo khác – bất cứ ai có thể lấy từ bi để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương.
Năm 1997, truyền thông Hàn Quốc lần đầu tiên đưa tin hoa ưu đàm xuất hiện tại chùa Cheonggye-sa. Những bông hoa trong vắt đã thu hút vô số người đến xem hiện tượng hiếm gặp này. Sau đó, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin về loài hoa thần bí này ở nhiều nơi.
Ngoài ra, những bông hoa kỳ diệu này cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Úc, Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới. Hoa ưu đàm rất đẹp, thanh tao và tinh anh. Hoa hình chuông, thân mỏng như lụa vàng, có mùi thơm nhẹ, độc đáo. Những bông hoa có màu trắng như tuyết; và sự tồn tại của chúng mang lại cho không gian xung quanh một luồng khí tốt lành; khiến người ngắm hoa cảm thấy bình tĩnh và sảng khoái.
Hoa ưu đàm khác trứng côn trùng
Điều thú vị là, như để chứng minh nguồn gốc phi thường của mình, hầu hết hoa đều nở trên tượng Phật, ống thép, thủy tinh và những nơi khác mà các loại cây thông thường không thể mọc được. Nó không cần bất kỳ sự chăm sóc nào và thời kỳ nở hoa thật đáng kinh ngạc.
Hoa không héo trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Vì vậy, khi ai đó bác bỏ cho rằng đó chỉ là những quả trứng côn trùng thì đều bị phản đối, không được công nhận.
Thứ nhất các loại côn trùng đều sống trên các loài thực vật. Cho dù chỉ số thông minh của con bọ nhỏ này có thấp đến đâu, nó cũng sẽ không sinh ra con cái ở nơi không có thức ăn. Thứ hai, mặc dù những quả trứng có thân mảnh mai và trông giống như những bông hoa; nhưng chúng có màu xanh nhạt và không có mùi thơm. Hơn nữa, nó nở trong vòng 4-6 ngày, và những con bọ nhỏ nhanh chóng chuyển sang màu xám sau khi bò ra ngoài. Vì vậy nó thực sự rất dễ phân biệt.
Vậy Chuyển Luân Thánh Vương hay Phật Di Lặc sẽ hạ sinh ở đâu? Ở phương Đông, phương Tây hay Ấn Độ? Hãy cùng tìm hiểu qua những dự ngôn.
Đấng cứu thế Messiah
Thực tế, không chỉ Phật giáo mà nhiều tín ngưỡng trên thế giới đều có những lời tiên tri về đấng cứu thế được lưu truyền. Trong Kinh Thánh, cho dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại. Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian. Một dấu hiệu là người Israel phục quốc, sau đó người ta có thể nhìn thấy Cứu Thế Chủ Messiah.
Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này. Bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thu ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành “phát minh cá nhân” của pháp sư Huyền Trang.
Từ “Messiah” và “Di Lặc” là một
Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.
Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất. Chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.
Do đó, theo hai giai đoạn nghiên cứu văn bản, Phật Di Lặc tương lai ở phương Đông và Đấng Messiah, vị cứu tinh ở phương Tây, có khả năng ám chỉ cùng một người. Và ông là người có sức mạnh giải cứu thế giới. Vậy Người đến từ đâu?
Nhà tiên tri người Pháp Nostradamus, nổi tiếng với bộ sưu tập những lời tiên tri “Các thế kỷ”, đã tiên đoán như sau:
Các Thế Kỷ II, Khổ 29
Người phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp:
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.
Giải nghĩa Tiên tri Các Thế Kỷ từ Pháp
Bài thơ này chính là tiên tri người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí. Sau khi kết thúc truyền Pháp tại Trung Quốc Đại Lục sẽ sang Tây phương; truyền Pháp tại rất nhiều quốc gia Tây phương; khiến Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới.
Trong Các Thế Kỷ X, Khổ 75, Nostradamus cũng đề cập đến “Thần Hermes vĩ đại” để hình dung người sáng lập Pháp Luân Công hồng truyền Đại Pháp chính là giảng và truyền Đạo vũ trụ của Thần Phật cho nhân loại. Mà “Thần Hermes vĩ đại” có một cây thần trượng, dùng để đánh thức người đời. Do đó câu thứ tư bài thơ trên mới nói “Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”. Khi Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, mỗi cá nhân trên thế giới đều bị đánh động. Thái độ của họ đối với Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của chính họ.
Theo Kinh Phật ghi lại, Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Đức Phật, có 32 tướng, 7 bảo. Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay chuyển bánh xe Chính Pháp; cuối cùng trở thành vị Vua lý tưởng của thế giới.
Bất kể theo Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, chỉ cần khoan dung với mọi người, thì đều có thể có duyên gặp Chuyển Luân Thánh Vương. Thế nhưng việc tốt hay gặp trắc trở, Thần đến thật rồi, mà con người vẫn nghi hoặc không tin.
Nguồn: The Epoch Times
Xem thêm: