Site icon Nguyện Ước

Bệnh lưng còng biến mất sau khi tu luyện Pháp Luân Công

Bệnh lưng còng biến mất sau khi tu luyện Pháp Luân Công

Hình ảnh bác Lợi đang đọc sách " Chuyển Pháp Luân" bên thềm căn nhà mới xây của mình (ảnh: Nhân vật cung cấp).

Bác Lợi ở Từ Sơn Bắc Ninh đã nhiều tuổi, bác bị bệnh lưng còng và nhiều bệnh khác. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công thì bệnh lưng còng biến mất và các bệnh khác cũng khỏi theo.

Vào một buổi chiều mùa thu năm 1994, bà con thôn Thọ Trai truyền miệng nhau một tin vui, họ nói với nhau: “Nhà Lợi Lược đẻ con trai rồi, thích lắm cơ!” Ai cũng mừng cho vợ chồng họ, đúng là “ở hiền gặp lành”.

Nhà bác Lợi có 4 cô con gái, mong mỏi mãi mới sinh được quý tử. Hôm bác đau đẻ, bác trai đưa bác đến trạm xá rồi bảo rằng, phải về nấu cơm mang sang cho gái đẻ ăn. Đến 12 giờ rồi mà vẫn chưa thấy bác trai đâu, cuối cùng lại thấy bà chị dâu trưởng mang cơm sang cho bác. Bác Lợi nói rằng, bác trai mặc dù lúc nào cũng động viên vợ: “con nào mà chẳng là con”. Nhưng thực ra bác Lợi biết rằng, ông chồng nào cũng rất thèm có một cậu con trai.

Bác Lợi nói tiếp: “Bác ấy nói về nhà nấu cơm cho gái đẻ ăn, là lý do để trốn về nhà để nhỡ vợ sinh con gái thì không phải ở đó mà chứng kiến. Đến khi biết tin vợ sinh con trai, bác ấy liền nhờ họ hàng quấy 6 nồi bánh đúc; cùng với nấu liền mấy nồi xôi; rồi cả chè nữa. Để khi đón 2 mẹ con về mà đãi họ hàng, làng xóm đến chúc mừng”.

Cuộc sống vất vả khó nhọc

Trước khi sinh con trai, bác Lợi đã bốn lần sinh nở. Trong khi bác cũng đứng tuổi, nên việc sinh nở cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bác. Hơn nữa mấy năm qua, vợ chồng bác dồn hết tâm lực để cố gắng làm xong nếp nhà. Do vậy mà dẫn đến sức khoẻ của bác cũng bị xấu đi nhiều. Đến lúc sinh con bác không đủ sữa cho con bú nên thằng bé thường hay quấy khóc. Bác thường phải ngồi ôm con hàng giờ để dỗ dành nó. Nên bác thấy cái lưng xuất hiện triệu chứng đau nhiều.

Trước đó, trong 8 năm bác sinh liền 4 cô con gái. Hai đứa đầu, bác phải một thân một mình chăm sóc. Ngoài ra còn đảm đương cấy hái cả một mẫu ruộng. Vì chồng bác đi công tác xa, lương thì ba cọc ba đồng; chỉ đủ ăn và rải đường những lần đạp xe đạp đi về thăm vợ con. Vậy nên cũng chẳng đỡ đần gì cho vợ con. Đến khi bác sinh đứa thứ 3 thì chồng bác xin nghỉ mất sức để về cùng với bác chăm lo gia đình. Bác nhớ lại lời ông chú rể khi đến nhà chơi. Ông ấy nói: “Để nhà hướng này thì vợ chồng chúng mày có sinh 10 đứa cũng toàn là con gái thôi!”.

Trước đó, trong 8 năm bác sinh liền 4 cô con gái. Hai đứa đầu, bác phải một thân một mình chăm sóc, ngoài ra còn đảm đương cấy hái cả một mẫu ruộng (ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nhân lúc căn nhà cũng bị mối mọt ăn sắp hỏng. Hai bác quyết định tự đóng gạch, đốt lò và tích góp tiền để mua dần vật tư, vật liệu. Thế là chỉ sau hơn 3 năm một căn nhà cấp 4 rộng rãi, các gian buồng khá khang trang đã hoàn thành.

Các cô con gái hiếu thảo

Cô con gái lớn thấy mẹ quá vất vả nên học xong lớp 9, cháu kiên quyết xin nghỉ học để ở nhà đỡ đần mẹ. Cô con gái thứ 2 học xong cấp 3 thì xin ra làm tạp vụ cho một trường học ngoài Hà Nội. Chẳng may làm được gần 2 năm thì phát hiện mình bị suy tim. Nhưng biết hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên cháu giấu bố mẹ, tự đi viện chữa bệnh. Bác sĩ chỉ định mổ và yêu cầu gặp bố mẹ nhưng cháu không nghe và cũng không nói với gia đình.

Mỗi lần con về thăm nhà thấy nó cứ gầy rộc đi. Bác hỏi con sao lại gầy thế và giục con đi khám bệnh, thì cháu chỉ trả lời qua loa là do con giữ eo, ăn uống không đúng giờ. Bác thật thà, tin lời con gái nói nên cũng không nghĩ ngợi nhiều.

Thấy mẹ lo lắng vậy thì nó lại ít về nhà hơn. Có khi vài tháng nó mới về nhà một lần. Đến tết năm đó thấy con quá gầy yếu, về ăn tết xong bác không cho con tự đi ra Hà Nội mà để bố đèo đi. Khi đưa con ra khu nhà trọ, gặp chị chủ nhà, chị ấy mới kể là Hà bị bệnh tim và em ấy vẫn tự đi khám chữa bệnh một mình. Chị ấy cũng nghĩ Hà nói với gia đình nên cũng không báo cho hai bác biết.

Nỗi đau mất con gái

Đợt đó về nhà hai bác cũng bàn nhau thu xếp tiền và công việc để đưa con đi khám. Nhưng gặp đúng lúc hàng gỗ nhiều, phải trả hàng gấp. Hai bác nghĩ trả xong đợt hàng này thì sẽ đưa con đi khám. Nhưng hai bác chưa kịp làm gì, thì cho đến một ngày. Cái ngày đã khiến cho hai bác vô cùng đau đớn và ân hận. Mới sáng sớm cô chủ nhà đã gọi cho bác và nói rằng, Hà bị bệnh rất nặng phải nhập viện, gia đình ra ngay lập tức.

Nhưng khi bố cháu và bà cô ra đến bệnh viện thì Hà đã không còn nữa. Năm đó con bé mới 21 tuổi đầu. Con đi sang Hà Nội thì vui vẻ mà khi về thì lặng lẽ trong tang tóc. Bác Lợi đau khổ và luôn dằn vặt bản thân mình vì sự chủ quan thiếu quan tâm đến con. Bác cũng ân hận bởi bác cứ nghĩ rằng nó đã lớn rồi; biết tự lo cho bản thân mình. Bác cũng tin tưởng con quá nên mới xảy ra cơ sự thế này. Bao nhiêu năm vất vả, cực khổ và khó khăn, cộng thêm việc thương đứa con gái bạc mệnh. Sức khoẻ của bác bị xuống cấp nghiêm trọng và các bệnh tật đều kéo đến.

Các loại bệnh tật xuất hiện, lưng bị còng

Nhiều khi bác không ăn không ngủ được, dẫn tới sinh ra nhiều bệnh tật. Đến mức khi cậu con trai được vài tháng tuổi thì cái lưng của bác tự nhiên bị còng gập xuống, nó đau buốt cả ngày. Đi khám thì bác sĩ bảo bị thoái hóa đốt sống lưng L4, L5. Khám để biết thế thôi chứ làm gì có tiền mà chữa. Lại thêm bệnh đại tràng, táo bón thường xuyên rất khó chịu. Bác sĩ cho thuốc nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

Cái bệnh viêm họng hạt mãn tính cũng thường xuyên hành hạ bác, khiến cho bác cứ ho không ngừng, nhất là vào mùa đông và mùa xuân thì rất khổ sở. Cái lưng bác còng gập xuống như góc vuông vậy, đi lại và làm việc đều rất khó khăn. Hai hàm răng thì bị sâu cát, nó cứ mẻ và vỡ ra từng mảng, chỉ còn lại chân răng. Bác cũng chẳng lắp răng giả nên khi ăn cứ nhai trệu trạo cho xong. Bao nhiêu năm bác phải chịu đựng rất nhiều khổ nạn như vậy.

Cơ duyên gặp được Đại Pháp

Ngày 16 tháng 2 năm 2016, một lần bác đi cấy cho các cụ nhà chùa. Bác có gặp bác Làn là người trong làng và là người tu luyện Pháp Luân Công. Bác Làn bảo với bác rằng: “Cô Lợi ơi, cô có học môn này không? Học môn này sẽ hết còng đấy”.
Bác Lợi nói:

– Thế học môn gì mà hết được còng? Nếu hết được thì tốt quá, cho em tập với. Mà môn này thì đứng hay ngồi, đứng nhiều là em không đứng được đâu.

Bác Làn nói:

 – Có cả đứng cả ngồi, luyện được đến đâu thì luyện, không đứng được thì ngồi. Không sao cả.

Bác Lợi đang luyện bài Công Pháp số 2 vào thời điểm gần như bệnh lưng còng đã biến mất ( Ảnh do nhân vật cung cấp)

Theo lời hẹn, tối hôm đó bác vào nhà bác Làn rồi cùng đến nhà bác Hiệp để luyện công ở đó. Ở đây bác gặp mọi người, họ hướng dẫn bác luyện công rất nhiệt tình. Tập xong hôm đó bác về nhà thấy người và đầu óc nhẹ nhàng, thanh tỉnh; lưng thấy cũng nhẹ hẳn và đi lại cũng thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tập được một tuần thì bạn Toản con trai bác Làn mua cho bác cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chỉ đạo tu luyện.

Thân thể thay đổi sau khi tu luyện

Khi bước vào đọc sách, bác cảm thấy rất ham, tuy nhiên do công việc nhiều nên bác chỉ tranh thủ đọc vào buổi trưa. Hàng ngày đi làm bác chỉ mong nhanh đến trưa để được về đọc sách. Chồng bác bảo với bác: “ trời nắng nóng thế mà không đi nghỉ đi mà cứ ngồi đó đọc sách, chiều đi làm lại mệt!” Nhưng bác chẳng hề thấy mệt, mà chỉ thấy thân thể nhẹ nhàng và cảm thấy rất khoẻ. Một hôm có đứa cháu họ trong xóm hỏi bác:

– Dì ơi, dì uống thuốc gì mà hết còng vậy?
Bác trả lời:

– Có uống thuốc gì đâu, dì chỉ đọc sách Pháp Luân Công và luyện Pháp Luân Công thôi! Cháu cũng luyện môn này đi, tốt lắm đấy!

Bệnh lưng còng biến mất cùng với nhiều bệnh khác

Có một cậu ở trong làng tên là Cận, thường đi làm rất sớm, thấy bác cùng một nhóm người luyện công. Cậu ấy thấy từ khi bác tu luyện, lưng đỡ còng rất nhiều. Cậu ấy nói:

Bác Lợi đang luyện bào Công Pháp số 5 vào thời điểm bệnh lưng còng đã biến mất hoàn toàn (ảnh: Nhân vật cung cấp)

– Chị Lợi ơi, môn này tốt thật, em thấy chị gần hết còng rồi đấy!
Lúc mới tu luyện được gần 2 tháng, một lần bác đi làm đồng thấy ruộng nhà bên cạnh có trồng một bãi húng quế rất thơm. Bác muốn xin mấy cây về làm giống nhưng nhìn quanh không thấy chủ nhà, cũng chẳng có ai. Bác nghĩ mình cứ hái mấy cây về trồng, khi nào gặp nói xin cũng được. Tối đó đột nhiên bác thấy đau ngực đến mức không thở nổi. Bác nghĩ hôm nay mình có làm sai điều gì không mà ngực đau thế này, nghĩ đi nghĩ lại chỉ có mỗi việc lấy mấy cây rau húng mà chưa hỏi người chủ thôi, nghĩ ra được như vậy thì cơn đau liền biến mất.

Pháp Luân Công là tu trở thành người tốt và luôn nghĩ cho người khác

Bác hiểu đây là lời nhắc nhở, là điểm hóa của Sư Phụ để bác nhận ra cái sai, để lần sau không mắc lỗi như thế. Tu luyện môn này là tu luyện theo đặc tính Chân- Thiện – Nhẫn của vũ trụ, tu luyện để trở thành người tốt. Do vậy yêu cầu tâm tính phải đề cao; cần phải để ý từ những điều nhỏ nhất. Phải biết nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình.
Bác thấy rất vui khi mọi người nhận thấy sự thay đổi tích cực sau khi bác bước vào tu luyện. Mọi người đều nói rằng: “đó đúng là thần tích”. Gặp ai bác cũng giới thiệu Pháp Luân Công với họ. Khi tu luyện bác hiểu rằng, học Pháp, luyện công, tu tâm tính thì thân thể mới thay đổi.


Con gái của bác là chị Huyền, sau khi sinh đứa con đầu lòng thì lưng của chị cũng rất đau. Bác thấy vậy thì khuyên con bước vào tu luyện, nhưng chị bảo không có thời gian và cứ chịu đau như vậy. Khi sinh bé tiếp theo thì lưng của chị đau đến mức phải nghỉ làm. Lúc này chị mới nghe lời khuyên của mẹ, mới đọc sách thôi mà chị thấy cái lưng đã giảm đau đi rất nhiều. Chị nói với bác: Thần kì thật mẹ ạ! Biết thế này con nghe lời mẹ thì không phải chịu đau như mấy năm vừa rồi!

Bệnh lưng còng biến mất cùng với rất nhiều bệnh khác sau khi bác Lợi tu luyện Pháp Luân Công. Chứng kiến điều thần kỳ đó, nhiều người trong làng cũng bước vào tu luyện và cũng được hưởng nhiều lợi ích ở đó.

Bạn muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công, có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết.