Công năng thấu thị là khả năng siêu thường của con người. Họ có thể nhìn thấu cơ thể người hoặc vật bị che khuất thông qua thiên mục (còn gọi là con mắt thứ ba).
- Bí ẩn cơ thể người: Đằng sau bệnh tật có linh thể
- Bí ẩn khoa học: Thực vật cũng là sinh mệnh
- Báo cáo khoa học Mỹ: Pháp Luân Công giúp nâng cao tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư
Công năng thấu thị là gì?
Thấu thị, hay còn gọi là nhãn thông, thần nhãn hay minh trí. Trong tiếng Anh viết là clairvoyance. Bắt nguồn từ tiếng Pháp: clair nghĩa là clear (rõ ràng), voyance nghĩa là vision (tầm nhìn); để chỉ khả năng có được thông tin về một đối tượng, người, địa điểm hoặc sự kiện vật lý thông qua các phương tiện khác thay vì các giác quan thông thường đã được biết.
Có một số người cho rằng thấu thị được định nghĩa bởi nhà thần trí Charles Webster Leadbeater theo giả thuyết thông thái về sự tạo lập vũ trụ có tên gọi là Thuyết thần trí. Thấu thị được chia làm một số loại như âm dương nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn và phật nhãn.
Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng cũng như các sổ sách cổ tại các tu viện lâu đời ở Lhasa thì khả năng này rất hiếm thấy trong nhân loại. Không phải ai cũng có được dù mỗi người trong cơ thể đều có tiềm ẩn khả năng đặc biệt này.
Danh y Biển Thước
Theo Sử Ký ghi chép lại, Biển Thước gặp được một danh y có khả năng siêu thường tên là Trường Tang Quân. Người này thấy Biển Thước đức độ phi phàm hơn người nên đã truyền lại toàn bộ tinh hoa của mình. Ông đưa cho Biển Thước một cuốn sách và một bọc thuốc. Ông nói Biển Thước hãy cầm lấy gói thuốc này, uống cùng với nước mưa hứng từ trên trời xuống. Ba mươi ngày sau khi Biển Thước uống, sẽ biết được rất nhiều sự việc. Biển Thước uống thuốc theo lời chỉ dẫn. Ba mươi ngày sau, ông có khả năng nhìn xuyên qua tường và thân thể người.
Tương truyền, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua việc dùng công năng thấu thị để quan sát; Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái chết giả; ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Từ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh“. Khả năng của danh y Biển Thước ngày nay vẫn là một bí ẩn.
Danh y Hoa Đà
Hoa Đà được biết đến là thầy thuốc phẫu thuật đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa; sống vào cuối thời Hán, đầu thời Tam Quốc. Theo sử sách, Hoa Đà được mệnh danh là Thần y của Trung Hoa. Ông là người đã sáng tạo ra loại thuốc gây mê và giảm đau Ma Phí Tán được dùng trong các ca phẫu thuật.
Hoa Đà được cho là có công năng đặc dị thấu thị nhân thể; có thể nhìn thấu bên trong thân thể người để tìm ra các khối u và căn nguyên gốc rễ của bệnh tật. Ông vốn là đồng hương của Tào Tháo. Khi Tào Tháo mắc bệnh đau đầu, cho người tìm Hoa Đà đến chữa.
Hoa Đà dùng công năng thấu thị nhìn thấy khối u trong não Tào Tháo; ông khuyên Tào Tháo mổ não để làm thủ thuật bỏ khối u. Nhưng Tào Tháo lại nghĩ rằng Hoa Đà có thể muốn giết mình. Tào Tháo đã giam Hoa Đà trong ngục tới chết. Sau đó, Tào Tháo đã thực sự phát bệnh mà chết.
Những trường hợp nhìn xuyên thấu trên thế giới
Một trang web của Nga cũng đưa tin một nữ học sinh trung học đến từ Siberia có khả năng nhìn thấy mọi thứ cho dù bị bịt mắt. Cô gái 13 tuổi DashaAbsalyamova đeo cặp kính che mắt cùng với các bạn trong lớp chơi trốn tìm. Dasha dễ dàng bắt được các bạn cùng lớp và nói chính xác màu sắc của chiếc cốc nhựa đặt trước mặt.
Tại California cũng có trường hợp thiếu nữ tên là Heise sở hữu công năng thấu thị thần kỳ. Cô có thể nhìn thấy các màu sắc khác nhau của hào quang xung quanh cơ thể mỗi người. Từ đó có thể xác định được trong cơ thể người kia có bệnh hay không; thậm chí còn có khả năng nhìn xuyên qua các bộ phận nội tạng trong cơ thể con người.
Tại Nhật Bản, Chizuko Mifune (sinh năm 1908) cũng được nhiều người biết đến với khả năng thiên lý nhãn; Chizuko có thể nhìn thấy nhiều điều mà người khác không thể nhìn thấy. Ví dụ về trường hợp một người phụ nữ bị mất chiếc nhẫn kim cương ở bãi biển. Bà đã nhờ hàng chục người giúp đỡ tìm kiếm nhưng không thấy; nhưng Chizuko đã nói chính xác vị trí của chiếc nhẫn nằm ở dưới một phiến đá.
Con mắt thứ ba – Thể tùng quả
Hiện nay, khoa học cũng đã nhận thức được rằng trong sọ não con người có một con mắt. Các khoa học gia thông qua việc giải phẫu não; và nghiên cứu về phôi thai phát hiện tại tuyến tùng quả trong đại não có tồn tại con mắt. Ở phía trước của thể tùng quả có một trường từ tính sinh học; nó có thể thu thập tia xạ, có thể khởi tác dụng như một máy quét hình ảnh.
Một bài báo trên website tạp chí “Nature” của Mỹ vào tháng 3 năm 2008; đã đề cập đến một loài cá mù sống trong hang chuyên sử dụng tuyến tùng bên trong não bộ “nhìn” thế giới bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng tuyến tùng không chỉ là kết cấu các tổ chức cảm quang; mà còn là một hệ thống truyền tín hiệu cảm quang hoàn chỉnh, có đầy đủ các sắc tố võng mạc. Mắt người bình thường giống như một ống kính máy ảnh, khởi tác dụng điều chỉnh tiêu điểm và tập trung ánh sáng. Còn thể tùng quả lại như là CCD hoặc phim của máy ảnh, khởi tác dụng thực sự biến cảm quang thành hình ảnh. Tuyến tùng tương đối phát triển ở trẻ em, thường thường sau 7 tuổi thì nó bắt đầu bị vôi hóa, trở nên nhỏ lại, và không ngừng bị thoái hóa.
Công năng thấu thị có thật sự tồn tại
Công năng thấu thị là một điều bí ẩn mà các nhà khoa học thấy rằng thật khó giải thích về nó; nhưng đối với người tu luyện thì điều này rất đơn giản. Họ cho rằng ở bộ phận phía trước thể tùng quả (pineal body) của cơ thể người đã được trang bị kết cấu hoàn chỉnh của một con mắt người; y học hiện đại gọi nó là một con mắt thoái hóa.
Trên trán người, ở giữa hai lông mày hơi chếch lên trên một chút; có một đường thông kết nối với con mắt này, con mắt ở phía trước thể tùng quả. Nếu một người có thể nhìn trực tiếp bằng con mắt này thông qua đường thông thay vì nhìn bằng con mắt thịt; thì người ấy có thể có lực xuyên thấu. Thậm chí nhìn được những sự vật mà mắt thường nhìn không thấy. Đây là điều mà giới tu luyện gọi là “thiên mục”, hay con mắt thứ ba.
Tổng hợp
Nguồn: chanhkien.org