Qua quan sát và nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra khỉ biết rửa thức ăn bị bẩn trước khi ăn. Đặc biệt hơn nữa, hành vi này không chỉ lan tỏa trong cộng đồng bầy khỉ nhờ việc bắt chước và dạy dỗ cho nhau mà đến một ngưỡng nhất định thì nhận thức đó được tự động lan tỏa qua truyền cảm tư duy.
- Liệu pháp gen: giấc mơ tươi đẹp hay hiểm họa khó lường?
- Giải mã bí ẩn tại Ấn Độ: Cột sắt hơn 1500 năm tuổi không gỉ
- Tại sao đa số chúng ta đều không thể nhớ được tiền kiếp?
Năm 1952, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu hành vi của loài khỉ trên đảo Koshima. Môi trường sinh sống của chúng gồm có địa hình đồi núi, cát, đá cuội, cây cối và sông suối nhỏ.
Một trong số các nhà khoa học ném khoai lang sống vào những con khỉ này, những miếng khoai rơi xuống cát. Bất ngờ, một con khỉ cái 18 tháng tuổi nhặt một miếng khoai lang và mang ra suối để rửa, ngay trước mắt những nhà khoa học.
Những con khỉ còn lại cũng quan sát chăm chú. Con khỉ kia bắt đầu dạy mẹ của nó và những con khác trong gia đình rửa khoai lang. Trong vòng 6 năm, tất cả khỉ con đã học được cách rửa khoai, và rồi một ngày nọ, tất cả các con khỉ trong bầy đều rửa thức ăn trước khi ăn.
Hiệu ứng con khỉ thứ 100
Thí nghiệm cho thấy từ một cá thể có thể lan truyền hành vi cho nhiều cá thể làm theo một cách thụ động. Tuy nhiên sau 6 năm, khi con khỉ thứ 100 biết cách rửa khoai thì một sự phát triển kinh ngạc chưa từng thấy đã xảy ra. Các con khỉ thuộc giống nòi này trên những hòn đảo khác ở quần đảo Nhật Bản cũng bắt đầu rửa sạch củ quả mặc dù không ai quan sát thấy có con khỉ nào đi sang các hòn đảo khác để dạy nhau.
Hiện tượng này còn được gọi là “hiệu ứng con khỉ thứ 100“: khi có một số lượng đối tượng nhất định đạt được một nhận thức nào đó, thì nhận thức mới này sẽ tự động được lan truyền qua tâm trí trong cộng đồng.
Vì sao việc rửa khoai đã trở thành một kỹ năng trong ý thức của bầy khỉ ngay cả khi không có sự dạy dỗ, học hỏi lẫn nhau? Một nguyên nhân được đưa ra đó là nhờ truyền cảm tư duy, qua việc kết nối với nhận thức vũ trụ. Nếu không phải như vậy thì khó có thể giải thích được về khả năng điều chỉnh hành vi của động vật từ một hòn đảo này tới một hòn đảo khác mà không hề có sự chuyển giao.
Quan sát thêm gần đây
Vào năm 2018, nhiếp ảnh gia Maggnus đã chụp lại những hình ảnh thú vị của một chú khỉ đột rửa hành tây trước khi ăn tại vườn thú Krefeld ở Đức. Khi nhận được những củ hành tây, con khỉ đột không vội ăn ngay. Nó nhìn ngắm một lúc rồi quyết định đi tới một vũng nước nông trong vườn thú. Tiếp đó, con khỉ đột lần lượt dùng tay và chân để giữ và rửa từng củ hành, cố gắng để gột sạch bùn đất bám trên thân củ hành trước khi thưởng thức bữa ăn của mình.