Cách sống là nền tảng của đối nhân xử thế; cũng là gốc rễ để hình thành phẩm chất tốt đẹp của mỗi người.
Nhiều người luôn vỗ ngực tự hào mình là một người tốt. Tuy nhiên, họ không hề biết tiêu chuẩn để trở thành một người tốt đó là gì. Kỳ thực, để trở thành một người tốt bạn cần có một trái tim thiện lương, học cách buông bỏ, nghiêm khắc với bản thân, bao dung với người khác…
Bạn hãy thử tìm hiểu 9 câu châm ngôn dưới đây bàn về cách sống, biết sớm có lẽ mọi việc sẽ khác!
1. Làm việc cần thanh tỉnh, làm người cần cách sống
Có người nói: “Đời người chỉ bận hai việc: làm việc và làm người”. Quả thật đúng như vậy. Làm việc là gốc để lập mệnh; làm người là nền tảng của đối nhân xử thế. Sự khác biệt chỉ sai kém một chữ. Tuy nhiên, phương pháp hoàn toàn khác nhau.
Điều tối kỵ khi làm việc là mù quáng, khinh suất làm ẩu. Chỉ có lý tính, hiểu rõ đúng sai, nhân quả, trong ngoài của sự việc mới có thể hoàn thành công việc hiệu quả. Khi làm việc cũng không truy cầu kết quả quá nhiều bởi quan trọng là quá trình làm việc. Nếu quá trình làm việc nghiêm túc, chăm chỉ chắc chắn kết quả sẽ tốt. Còn nếu kết quả chưa tốt chắc chắn do nỗ lực chưa nhiều; cũng có thể an bài sinh mệnh của chúng ta trong đời không có những thứ đó.
Trong cuộc sống đầy bon chen, bận rộn của xã hội hiện đại, chúng ta không tránh khỏi việc phải chịu thiệt. Có người chịu thiệt một lúc, lại có người là chịu cả cuộc đời. Người chịu một vài lần. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, có thể hoàn toàn lột xác thành một người khác. Người chịu thiệt cả đời, lại không biết làm thế nào để không bị tổn thất, từ thiệt thòi chuyển thành tràn đầy
2. Biết đủ khiến tâm an, tham lam là tai nạn
Con người có thể thuần hóa muông thú, sáng tạo và sản sinh ra vạn vật; nhưng lại quá thấp kém đến mức khó thoát khỏi bản tính của chính mình, không thể thoát ra khỏi đầm lầy của dục vọng, muốn có nhiều tiền hơn, hưởng thụ tốt hơn, được công nhận nhiều hơn….
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Tri túc thiên đích khoan, tham đắc vũ trụ ải”, nghĩa là: những người bằng lòng cảm thấy rằng thế giới rộng lớn và mọi thứ đều thành công. Những người tham lam cho rằng vũ trụ chật hẹp và mọi thứ đều tồi tệ.
Thay vì vọng tưởng nhìn về nơi xa xôi, không bằng thử nhìn trước mắt. Một sức khỏe tốt, một gia đình hạnh phúc… Đây chẳng phải là một loại hạnh phúc hay sao.
Khi bản thân luôn biết đủ, hài lòng với những gì đang có, bạn sẽ thấy cuộc sống khá an yên, bình thản. Đừng vì sự tham lam của bản thân mà để mất đi những gì đang có.
Điều tối kỵ khi làm người là quá so đo tính toán. Làm người ai cũng không thể tránh khỏi có lúc gặp phải thị phi ân oán. Quá để ý và so đo tính toán, chỉ có thể tự tăng thêm phiền phức.
3. Cách sống hay nhất là khoan dung với người khác, nghiêm khắc với chính mình
Trong “Dưỡng chính di quy” có câu: “Đãi nhân yếu phong, tự phụng yếu ước, trách kỷ yếu hậu, trách nhân yếu bạc”. Đại ý là, đối xử với người khác cần lễ phép, lễ độ, đối xử với bản thân cần tiết kiệm. Yêu cầu bản thân nghiêm túc, nghiêm khắc. Yêu cầu người khác cần nhẹ nhàng và khoan dung.
Vào cuối triều đại nhà Minh và đầu triều đại nhà Thanh, có một vị quan nổi tiếng ở Bắc Kinh tên Đổng Hậu Hành. Ngày nọ, người nhà viết thư hy vọng ông có thể dùng quyền lực của mình giải quyết tranh chấp đất với hàng xóm để được thêm một vài mét đất. Đọc xong thư ông viết thư trả lời nói:
“Mang đơn đi kiện chỉ vì một bức tường, vậy chẳng khiến người ta chê cười hay sao. Nếu là hàng xóm thân thiết tình nghĩa, sao không thể nhường nhau vài thước đất”.
Gia đình đọc xong cảm thấy vô cùng hổ thẹn, chủ động lùi vào vài thước. Người hàng xóm thấy vậy cũng làm theo.
Kết quả là hai gia đình đã lùi lại lại vài thước rộng, ngôi nhà được xây lên có một ngõ xóm rộng rãi, được gọi là “Ngõ nhân nghĩa”.
4. Tới cảnh túng quẫn và lạc đường, hãy ngồi suy nghĩ ngắm mây bay
Trong suốt cuộc đời, đôi khi ta khó tránh khỏi gặp những cảnh khó khăn khốn cùng. Tuy nhiên thái độ của mỗi người khi đối diện với khó khăn khổ nạn là khác nhau. Có người dứt khoát từ bỏ, có người sống chết đi tới cùng. Đây đều không phải là cách làm thông minh.
Nam diễn viên Lê Minh từng nói: “Thản nhiên đối mặt với những sự việc không thể thay đổi trong cuộc sống, cố gắng nỗ lực thực hiện những việc bạn có thể thay đổi”. Câu nói tràn đầy sự lạc quan ấy cho thấy cuộc sống chúng là cần làm tốt hai việc là “đối mặt” và “thay đổi”.
Kiếp nhân sinh này dù có ra sao, mặt trời vẫn luôn mọc ở phía đông và lặn ở phía tây, chỉ cần khi gặp bất cứ sự việc gì cũng không dùi sừng bò. Tâm thái an nhiên, thoải mái, thì mọi việc đều có thể vượt qua.
5. Cách sống khó dễ đều tự tâm sinh
Có câu nói rằng: “Tâm đơn giản, thế giới cũng đơn giản”. Lời nói tuy đơn giản và dễ hiểu nhưng lại có rất ít người làm được. Chúng ta luôn nghĩ rằng thế giới không đủ thân thiện với mình nhưng chúng ta không biết rằng chính mình mới là người tự khóa tâm mình.
Có câu chuyện rằng: Có hai người nọ bị rơi xuống nước, một người có thị lực tốt, một người bị cận thị.
Khi cả hai đã kiệt sức vì vùng vẫy dưới nước, người có thị lực tốt lờ mờ nhìn thấy một hòn đảo phía trước nên cả hai phải gắng sức bơi về phía trước.
Càng bơi đến gần, người thị lực tốt càng nhìn thấy rõ hơn cái gọi là hòn đảo thực ra chỉ là một cành củi khô, vì vậy bỏ cuộc. Người cận thị vẫn tin rằng đó phải là một hòn đảo, vì vậy tiếp tục tiến về phía trước.
Đợi khi bơi đến đích, người cận thị mới phát hiện đó chỉ là một cành củi khô, tuy nhiên lúc này anh đã cách bờ không xa. Kết cục mọi người có thể tưởng tượng, người có thị lực tốt thì bị mất mạng, người có thị lực kém lại sống sót.
Cuộc sống là vô thường nhưng may mắn thường đến từ sự đơn giản.
6. Mọi việc đều có mức độ, quá giới hạn là tai họa
Đây là một loại triết lý, một cách sống. Nó đại diện cho sự rộng lượng và lãnh đạm, là hành lang dài trước ngưỡng cửa hạnh phúc. Thật vậy, hạnh phúc phụ thuộc vào cách chúng ta đối đãi đúng mực với mọi thứ. Thiếu đi một phần là khuyết, nhiều hơn một phần lại là quá.
Chuyện rằng, xa xưa có một chàng thanh niên muốn trở thành người tài năng toàn diện về mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất và sắc đẹp.
Trong mọi lĩnh vực cậu đều rất nỗ lực cố gắng, nhưng không tiến bộ. Cậu đau khổ tìm tới thỉnh giáo một vị đại sư.
Vị đại sư nói: “Hãy cùng ta leo núi, lên tới đỉnh cậu sẽ biết mình phải làm gì”.
Trên núi có rất nhiều hòn đá nhỏ trong suốt như pha lê, trông thật quyến rũ. Bất cứ khi nào nhìn thấy viên đá mình thích, chàng thanh niên sẽ nhặt nó bỏ vào túi, và chẳng mấy chốc anh ta không thể đi tiếp được nữa.
Vị đại sư khẽ cười nói: “Con mang nhiều đá như thế làm sao có thể lên đến đỉnh núi?”
Chàng trai chợt tỉnh ngộ, cậu cảm ơn vị đại sư và rời đi. Sau này, chỉ chú tâm vào học tập và tiến bộ rất nhanh …
Mọi việc trong cuộc sống đúng mức là tốt nhất, nếu thiếu thì sẽ không thành công, nếu quá sẽ là tai họa.
7. Biết cảm ơn thêm một lần, cuộc sống sẽ thêm một chút hạnh phúc
Khi nói đến lòng biết ơn, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta là cha mẹ, bạn bè và xã hội. Chúng ta nên biết ơn những người hoặc những điều tốt với chúng ta. Tuy nhiên, điều thực sự khiến chúng ta hạnh phúc là học cách biết ơn những người ác ý và bất công với mình.
Có một câu chuyện rằng:
Cả hai người sống sót sau vụ tai nạn ô tô đều bị mất một chân, và một người trong số họ nói với mọi người: “Dù được cứu sống nhưng tôi đã bị mất một chân. Tương lai tôi sẽ phải sống thế nào đây?”
Thái độ của người kia là: “Mặc dù tôi mất một chân, nhưng tôi vẫn giữ được mạng sống, tôi sẽ vẫn có thể sống như bình thường”
Sau đó, cuộc sống của họ cách biệt một trời một vực. Người đầu tiên cả ngày buồn bực không vui, không chịu nổi liền lựa chọn rời khỏi thế gian. Người còn lại sống ngày càng tốt hơn.
Trong kiếp nhân sinh này, dù thế nào đi chăng nữa, hãy luôn giữ một trái tim biết cảm ơn. Nhờ đó, nó sẽ khiến chúng ta trưởng thành, hạnh phúc sẽ đến đúng như hạn định.
8. Ít cảm xúc hơn một chút, nỗ lực nhiều hơn một chút
Trong xã hội hiện đại, oán trời trách người khác dường như đã trở thành mốt thời thượng. Những vất vả của cuộc sống, những mệt mỏi trong công việc, mọi người trong gia đình không cảm thông. Tất cả những cảm xúc tiêu cực len lỏi vào mọi ngóc ngách của nhân tâm.
Than phiền không chỉ vô nghĩa mà còn khiến người ta thêm phiền não, thậm chí tâm trạng trở nên tiêu cực, chán nản, sa đọa dễ làm bừa.
Thời gian trong cuộc đời chúng ta là có giới hạn. Vì vậy, hãy ít đổ lỗi, ít phàn nàn sẽ ít hối hận. Cuộc sống cũng vì thế mà trở nên tốt đẹp hơn.
Thay vì lãng phí thời gian cho những cảm xúc vô nghĩa, cách sống tốt nhất là bạn coi những lời phàn nàn của bạn như một động lực để tiến về phía trước.
9. Lời nói cần mềm mỏng, làm người cần kiên cường, có khí phách
Bồi Căn từng nói: “Lời nói chu đáo tốt hơn việc hùng biện tốt, sắp xếp từ ngữ trong lời nói hợp lý, tốt hơn nịnh bợ, tâng bốc lấy lòng”.
Quan hệ tốt xấu giữa người với người, nhìn thì dường như có thể đánh giá qua việc họ có biết bộc lộ cảm xúc hay không, tuy nhiên trên thực tế là việc họ có biết giao tiếp hay không mà quyết định.
Những năm đầu khi Tăng Quốc Phiên mới ra làm quan, giọng điệu ngông cuồng, ngạo mạn nên có nhiều kẻ thù chính trị. Cũng chính từ đó ẩn chứa nhiều hiểm nguy cho con đường quan lộ của ông. Cuối cùng ông vì thế mà chịu thiệt. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, ông nhận ra tác dụng khi nói những lời mềm mỏng, khiêm tốn. Sau đó, ông sử dụng nó như một bài học gia đình để nói với con cháu mình. Đó là nên học cách uốn lưỡi bảy lần chọn lựa từ ngữ để nói cho thích hợp.
Tuy nhiên, mềm mỏng không có nghĩa là thỏa hiệp ở mọi nơi. Nói một cách nhẹ nhàng là trí tuệ cảm xúc. Làm người cần kiên cường cứng rắn. Sự kết hợp giữa cương và nhu có thể giúp ta đứng vững và đi được xa hơn. Cũng chỉ như vậy ta mới nhận được sự tôn trọng của người khác.
Mỗi người có một quan niệm riêng trong đối nhân xử thế; tuy nhiên cách sống tốt nhất để chúng ta hạnh phúc là mang trong mình một một trái tim thiện lương.
Theo VisionTimes