Tiếng cười thường mang đến cho người ta cảm giác tốt đẹp. Khi cười thường đi cùng cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng nếu một người cười đến mức muốn khóc, đến đau nhức cả cơ mặt, thì đó không còn là điều bình thường nữa. Và lúc ấy, có thể nói cười cũng là bệnh.
Người đàn ông cười cả ngày
Cô Ngọc Lâm có một phòng bệnh nhỏ. Trong số những người đến khám bệnh có 1 người đàn ông đặc biệt. Ông khoảng 60 tuổi, ngoại hình ở mức trung bình, dáng người khỏe mạnh, tướng mạo đoan chính. Nhưng giữa hai lông mày lộ rõ vẻ u sầu khó hiểu.
Hỏi thăm bệnh tình, cô Ngọc Lâm mới biết ông mắc bệnh cười. Ông cười đến mức mà đau nhức hết cả cơ mặt; cười đến mức muốn khóc, chảy nước mắt, nước mũi, thở không ra hơi. Trong cuộc sống hàng ngày của ông chẳng có việc gì đáng cười mà ông cũng cười.
Ông kể rằng, ông bị bệnh này từ nhỏ. Bác sĩ không chẩn đoán được bệnh gì. Ông nhớ lại lúc đó ông bị trói vào giường để tiêm thuốc, cứ 30 phút tiêm một lần, tổng cộng 21 ngày. Bố mẹ không ở bên ông, ông chỉ biết hét to, bất lực kêu cứu, rồi cười to. 21 ngày toàn thân ông bị đâm nhiều lỗ đến mức chẳng còn chỗ lành lặn, nhưng ông cứ không ngừng cười.
Không ai ngoài ông hiểu được rằng đằng sau tiếng cười ấy là nỗi buồn đau không tả xiết. Thế giới này vốn là nơi không phân biệt thật giả, dở khóc dở cười. Theo thời gian ông trở nên tê liệt.
Sau khi cô Ngọc Lâm châm cứu, ông bớt cười đi và có thể nói chuyện 1 cách yên lặng hơn.
Tuổi thơ đau buồn và đầy ám ảnh
Khi được hỏi về bố mẹ của ông ở đâu. Ông rơi nước mắt, lại cười và nói rằng; khi ông bảy tuổi, sau khi bàn bạc kỹ với nhau, cả hai người cùng chĩa súng bắn vào nhau rồi chết ở ngay trước mặt ông. Thoạt đầu ông nghĩ đó là trò đùa của họ, nên đứng bên cạnh cười ha ha. Mãi cho đến khi cha mẹ ngã trong vũng máu và không còn đáp lại tiếng khóc gào của ông được nữa, ông mới nhận ra rằng tất cả những điều này là sự thật.
Kể từ đó, tiếng cười của ông ấy đều có liên quan đến sự bất hạnh. Khi gặp phải tình huống tuyệt vọng, không thể cứu vãn trong cuộc đời, ông ấy lại ra sức cười. Đây là những gì ông ấy đã học được từ khi còn nhỏ. …
Sự ngây thơ của trẻ nhỏ giúp chữa lành vết thương
Khi đang chuẩn bị rời phòng khám, ông thấy một người mẹ trẻ đang bế đứa bé khoảng hơn hai tháng tuổi ngồi trong phòng chờ.
Người mẹ trẻ có vẻ áy náy vì đến khám bệnh mà mang theo con nhỏ nhưng không có cách nào do không tìm được người trông hộ.
Hai mắt người đàn ông bừng sáng và nói sẽ trông hộ đứa bé trên ghế sô pha và ngồi đợi không đi đâu cả.
Người mẹ vui vẻ đồng ý, và hướng đến cô Ngọc Lâm với vẻ tin tưởng rằng bệnh nhân ở phòng khám của cô đều đáng tin.
Người đàn ông đón lấy đứa bé một cách trân trọng.
Cô Ngọc Lâm đứng ở cửa phòng chờ theo dõi vì sợ tiếng của ha ha của ông sẽ đánh thức đứa bé. Từ sâu trong thâm tâm, cô hy vọng khoảnh khắc đó sẽ giúp ông tìm được sự thiện lương trong bản tính của mình. Cảm giác từng được mẹ ôm ấp có thể quay trở về tâm trí không trọn vẹn của ông. Hình ảnh trong sáng của đứa bé khong chút ô nhiễm bụi trần có thể chữa lành vết thương thời thơ ấu.
Ông quay người lại nhìn cô; và nhẹ nhàng nói: Cảm ơn bác sĩ vì đã cho tôi cơ hội này. Tôi biết rằng khoảnh khắc này quan trọng hơn bất cứ điều gì khác; vì nó có thể chữa lành vết thương của tôi…
Cô Ngọc Lâm gật đầu và nhẹ nhàng đóng cửa lại.
Lần đầu tiên trong cuộc đời ông được “không cười”
Một tiếng sau, đứa trẻ tỉnh giấc với đôi mắt to trong vòng tay ông, tò mò nhìn xung quanh. Người mẹ cũng vừa khám xong, đón lấy đứa bé và cảm ơn ông.
Nhưng lúc này, chính ông ta mới là người cảm ơn rối rít: Tuần sau tôi lại tới khám bệnh; cô cứ đến khám tiếp sau tôi nhé; tôi sẽ lại bế nó như thế cho cô, cô yên tâm, cứ yên tâm nhé.
Người mẹ trẻ nhướng mày: Hay quá! Bác sĩ ơi, quyết định như thế nhé!
Cô Ngọc Lâm chợt nhận ra rằng đã hơn một tiếng rồi ông không còn cười ra tiếng.
Một vài thông tin về bệnh cười
Bệnh cười… cả ngày
Bệnh “cười”, hay còn gọi hội chứng Angelman (Angelman syndrome). Bệnh có nguyên nhân do đột biến gen ở nhiễm sắc thể số 15; dẫn tới rối loạn chức năng thần kinh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là cười liên tục một cách mất kiểm soát.
Cách điều trị bệnh cười?
Y học hiện đại nhìn nhận rằng bệnh cười do tổn thương gen; nên đến nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu tận gốc bệnh. Các biện pháp tạm thời được dùng là tập trung vào việc nuôi dưỡng, hỗ trợ; áp dụng một số phương pháp trị liệu đặc biệt . Đồng thời có thể sử dụng một số thuốc để điều trị chứng co giật (như benzodiazepines…); tăng lượng sắc tố da (như melatonine); chữa rối loạn giấc ngủ (dyphenhydramine)…
Vậy mới thấy, trường hợp của người đàn ông ở phòng khám cô Ngọc Lâm là một điều kỳ diệu. Đánh thức thiện niệm trong mỗi người cũng là một phương pháp trị bệnh.
Theo Chanhkien
Có thể bạn quan tâm: