Nếu đại ôn dịch thực sự có năng lực và trí tuệ như con người thì nó có thể lựa chọn phương thức lan truyền, đối tượng bị lây nhiễm.
- Ôn dịch có mắt, những người sau đây sẽ không bị mắc bệnh
- Kính ngưỡng Thần Phật, cái gốc để thoát khỏi dịch bệnh
Đại ôn dịch không mất đi mà chỉ chuyển hóa
Khí thế hung hăng của biến thể Omicron mới gần đây và tốc độ tấn công nhanh chóng. Nó đã khiến không ít quốc gia lần thứ hai rơi vào trạng thái khẩn cấp. Nhân tâm nhân loại càng thêm hoảng loạn. Mọi người đang từng bước khôi phục cuộc sống sinh hoạt bình thường đột nhiên lại bị phải dừng lại.
Từ khi nhân loại tồn tại đến nay, ôn dịch vẫn luôn đồng hành song song cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại. Theo thống kê, số người bị mất tính mạng do dịch bệnh lớn hơn gấp nhiều lần so với chiến tranh và nạn đói mất mùa.
Tuy nhiên, có một số hiện tượng mang tính kỳ lạ. Ví dụ nó đến không có ảnh hưởng hay biến mất vô tung vô tích. Mỗi lần xuất hiện đều mang tới cho nhân loại những đòn chí mạng nhưng lại không gây bất cứ tổn hại gì tới một số người. Mọi người có lẽ không nén nổi mà tự hỏi: tại sao ôn dịch lại xuất hiện? Lẽ nào khi đối diện với ôn dịch, nhân loại vĩnh viễn chỉ có thể phòng thủ?
Trước khi thảo luận vấn đề này, chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử nhìn lại những đợt ôn dịch nguy hiểm.
Đợt hủy diệt tại Athens
Khi đất nước ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, chư hầu tranh bá. Tại đất nước Hy Lạp cổ đại xa xôi cũng xuất hiện mấy trăm thành bang tự trị. Trong đó có hai quốc gia hùng mạnh nhất là Athens và Sparta. Thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, vì tranh đoạt quyền lực thao túng Hy Lạp cổ, hai quốc gia này đã xảy ra chiến tranh. Lịch sử gọi là “Chiến tranh Peloponnesian”.
Năm chiến tranh thứ hai, cũng chính vào năm 430 trước công nguyên, trong thành cổ Athens đột nhiên xuất hiện đợt ôn dịch chết người. Bệnh nhân đầu tiên xuất hiện tại Piraeus ở phía Tây nam thành Athens không xa. Sau đó dịch bệnh nhanh chóng lan tràn. Chỉ trong vòng vài tuần đã gây tổn hại nghiêm trọng về tính mạng.
Theo ghi chép của nhà sử học gia Thucydides trong History of the Peloponnesian War, khi bệnh nhân nhiễm bệnh giai đoạn đầu sẽ bắt đầu bị sốt, ngứa mũi, ho khan nhiều. Sau đó trong thân thể bắt đầu xuất huyết, toàn thân dần bị đỏ, tím bầm rồi thối nát và bốc mùi.
Đại ôn dịch khiến 1/3 dân số A then tử vong
Bệnh nhân còn cảm thấy toàn thân nóng bừng, xuất hiện triệu chứng khát nước nghiêm trọng. Có người vì mong muốn dễ chịu hơn, liền cởi bỏ tất cả quần áo và ngâm mình trong nước lạnh. Cuối cùng, bệnh nhân còn mắc chứng mất ngủ, chịu đựng đau khổ trong từng dây từng phút. Mỗi ngày đều có rất nhiều người Athen bị mắc bệnh. Chim muông ăn thi thể, lát sau cũng bị ngã xuống đất và chết. Cũng vì vậy, ngay cả chim muông cũng cách xa thi thể.
Trong trận đại ôn dịch đó, khoảng chừng 1/3 người dân Athen bị mất mạng. Tuy nhiên, điều khiến mọi người vô cùng khó hiểu đó là không phải tất cả mọi người đều bị ôn dịch tấn công. Ví dụ, như triết học gia Socrate cũng trải qua đợt dịch bệnh này. Ông không chỉ thành công trong việc phòng ngừa sự tấn công của dịch bệnh.
Còn với tâm khiêm nhường cho rằng “Ta biết rằng ta hoàn toàn không biết gì cả”. Trong chiến tranh Peloponnesus, những người dân nước này bị nhốt trong thành của người dân Athens. Họ cũng không bị nhiễm bệnh. Điều càng kỳ lạ hơn, từ sau năm 426 trước công nguyên, giống như nhận được chỉ lệnh vô hình, dịch bệnh hoàn toàn biến mất khỏi thành Athens.
Đại ôn dịch phá hủy đế quốc La Mã cổ đại
Đợt dịch bệnh tương tự, cũng xảy ra với đế quốc La Mã hùng mạnh. Đế quốc với dã tâm xưng bá toàn cầu. Sau bốn lần trải qua đại dịch, từ cường thịnh dần đi tới suy bại, cuối cùng bị sụp đổ.
Các nhà khoa học hiện đại suy luận, bệnh dịch hạch tấn công La Mã cổ đại là từ nhiều nguồn khác nhau. Nó bao gồm bệnh dịch hạch, sốt phát ban, bệnh đậu mùa và các bệnh truyền nhiễm khác. Theo ghi chép trong tư liệu lịch sử, đợt dịch bệnh đầu tiên, số lượng người tử vong mỗi ngày của thành La Mã là hơn mười nghìn người.
Đại ôn dịch kết thúc thời kì hoàn kim của đế quốc La Mã
Trong cuốn “Biên niên sử” nhà sử học La Mã cổ đại Tacitus có viết: “Trong thành Rome… thi thể người chất cao tới nóc nhà. Trên đường đâu đâu cũng có người thu dọn mang người đi mai táng”. Đợt dịch bệnh lớn thứ hai diễn ra 16 năm. Tổng số người tử vọng lên tới năm triệu người, chiếm 1/3 dân số của đế quốc La Mã. Kết thúc thời đại hoàng kim của đất nước này.
Đợt dịch thứ ba hung hăng ngang ngược gần 20 năm. Vào thời kỳ đỉnh dịch, mỗi ngày có 5000 người tử vong. Tổng cộng số người chết vì dịch bệnh là 25 triệu người. Trước đợt dịch quy mô lớn chưa từng có lần thứ tư xảy ra bất cứ mùa nào trong năm. Tình hình dịch bệnh lặp lại nhiều lần. Cuối cùng khi nó biến mất, đã khiến 40% người dân của kinh đô Constantinople.
Đại ôn dịch chọn người
Đợt đại dịch thứ tư cũng tràn đầy bí ẩn. Mỗi lần đế quốc La Mã hãm hại tín đồ Cơ Đốc giáo một cách tàn khốc, dịch bệnh sẽ xuất hiện. Nó khiến thời đại hoàng kim trở thành địa ngục. Cách thức lây nhiễm của dịch bệnh cũng khiến người ta khó nhận biết và không thể phòng ngừa. Ví dụ, có lúc trong một thành phố, chỉ có một hai người trong một gia đình bị nhiễm bệnh. Những người khác trong đó đều bình an vô sự.
Những người không bị lây nhiễm cho rằng đã an toàn khỏi dịch bệnh, thì năm sau sẽ bị tử vong vì nhiễm bệnh. Điều càng khó lý giải hơn đó là những người không bị nhiễm bệnh có thể thoát khỏi khu vực dịch bệnh. Họ di chuyển tới thành phố khác không có dịch.
Tuy nhiên, khi thành phố đó bị nhiễm dịch, họ vẫn bị lây nhiễm. Đối diện với dịch bệnh, dù là người khỏe mạnh hay phụ nữ yếu đuối, giàu hay nghèo đều như nhau. Duy chỉ có những tín đồ Cơ Đốc giáo đang kiên trì cứu chữa bện. Trong khi bị bức hại, dịch bệnh bỏ qua họ.
Dịch cái chết đen suýt chút nữa khiến Châu Âu bị diệt vong
Cái chết đen xảy ra tại Châu Âu cũng là đợt ôn dịch đáng sợ trong lịch sử. Nó khiến 1/3 dân số Châu Âu tử vong. Từ năm 1350 đến 1400, tuổi thọ bình quân của người dân tại đây giảm 10 năm.
Bệnh dịch xuất hiện lần đầu tiên tại cảng Messina ở Sicily, ở Italia. Khi một người nhiễm bệnh tử vong, tất cả những người tới thăm viếng đều khó thoát khỏi kiếp nạn.
Florence của Italia đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong khả năng của mình. Họ cấm thuyền viên các tàu có dịch bệnh xuất bến và phải được cách ly trên tàu trong 40 ngày. Công bố rộng rãi “quy định vệ sinh. Kết quả, Florence vẫn không thoát khỏi thảm họa này, 80% người dân của thành phố này bị mất mạng.
Sau đó, Cái chết đen lan rộng khắp châu Âu bằng đường bộ và đường thủy. Dịch bệnh đi đến đâu thì tất cả các thành phố ở đó đều bị tê liệt. Một số làng mạc biến mất vĩnh viễn. Cuộc chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp không đánh được nên tạm thời dừng lại. Năm 1353, cái chết Đen đột ngột biến mất.
Cái chết đen cũng có điều vô cùng kỳ lạ. Có một số vùng bị phá hủy, trong khi những vùng khác hoàn toàn miễn nhiễm. Có người chết vì tiếp xúc ngắn với người nhiễm bệnh. Trong khi số khác ôm hài cốt của người thân đã khuất cầu xin được chết nhưng không bị lây nhiễm.
Đại ôn dịch có trí tuệ và năng lực của con người?
Đại ôn dịch xuất hiện là thuận theo thiên ý?
Dịch bệnh xảy ra tại phương Đông dường như cũng vậy. Ví dụ bệnh dịch hạch xảy ra vào cuối triều nhà Minh, dẫn đến hơn một nửa dân số cả nước tử vong. Tuy nhiên điều khiến người ta kinh ngạc. Đó là những binh lính của đại quân Lý Tự Thành tấn công Bắc Kinh hầu như không bị nhiễm bệnh. Quân Thanh cũng không ai bị lây nhiễm.
Khi triều Minh chính thức thoái xuất khỏi vũ đài lịch sử, bệnh dịch hạch cũng đột nhiên biến mất. Lẽ nào dịch bệnh có trí tuệ và khả năng như con người? Nó xuất hiện là có mục đích, và tuân theo Thiên ý trong u minh?
Nếu dịch bệnh thuận theo ý chỉ của Thần, thì nó thực sự có năng lực và trí huệ như con người. Nó có thể lựa chọn phương thức lan truyền, đối tượng bị lây nhiễm. Tất cả đều có thể lý giải được
Khi nhân tâm xuống dốc, đạo đức bại hoại đại ôn dịch sẽ đến
Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, ôn dịch là do Thần ôn dịch ngũ phương dẫn dắt quỷ dịch đi phát tán dịch bệnh. Theo cuốn sách cổ “Trảm ôn đoạn dịch phẩm”, khi nhân tâm con người bại hoại. Thậm chí dùng tà thuật, làm trái đạo đức và nhân tâm, nghịch thiên hành sự. Từ đó, sẽ khiến “phong hàn thử thấp” từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, ôn dịch thừa lúc đó thâm nhập
Đối chiếu lại những đợt dịch bệnh lớn nêu trên với quan điểm của dân gian Trung hoa, chúng ta có thể thấy sự trùng khớp. Trước khi xảy ra trận dịch bệnh tại Athens, người giàu có tại thành phố này ăn chơi xa đọa. Họ sống vô cùng xa xỉ, tham luyến sắc dục, loạn luân. Đồng tính luyến ái được coi là mốt thời thượng, bạo hành giết chóc vô cùng thịnh hành.
Khi dịch cái chết đen xuất hiện, tại Châu Âu cũng như vậy. Bốn lần đại dịch xảy ra tại La Mã cổ đại, cũng bị người sau coi là sự trừng phạt của thượng đế. Tất cả là khi đạo đức con người bại loại đem Jesus đóng đinh trên thập tự giá.
Vượt qua đại dịch là kỳ tích hay Thần tích?
Tín Thần là cách vượt qua đại ôn dịch
Trước tiên là kỳ tích trọng đợt dịch Cái chết đen thời trung cổ. Sự việc xảy ra tại Oberammergau, Bavaria của Đức. Do sự tàn sát bừa bãi của dịch bệnh, người dân trong thôn làng này mỗi hộ đều có người chết khiến cả làng rất sợ hãi. Sau đó, cha xứ hướng dẫn họ quỳ xuống thành tín cầu xin thượng đế ban phúc.
Họ cầu nguyện, nếu Thượng đế có thể giúp họ thoát nạn và bình an qua đại dịch. Mỗi năm họ sẽ diễn xuất tiết mục “Passionsspiel” cuộc khổ nạn của chúa Jesus cho đến ngày tận thế của thế giới. Theo lời kể của người dân địa phương truyền lại, từ khi dân làng phát lời thề, dịch cái chết đen không cướp đoạt tính mạng của dân làng nữa. Đến nay, người dân tại thôn làng này vẫn đang thực hiện lời hứa của mình.
Trên thực tế, những chính giáo trong lịch sử nhân loại như Phật giáo và Đạo giáo của phương Đông, Thiên Chúa giáo và Kito giáo của Phương Tây, tuy giáo lý khác nhau nhưng đều ẩn chứa nội hàm. Họ chính là mong muốn dạy con người trời tin vào Thần Phật, trọng đức hành thiện.
Thành kính Thần phải xuất phát từ nội tâm
Kỳ thực trong những đợt dịch bệnh lớn, rất nhiều người đều từng thỉnh cầu Thần bảo hộ trong tín ngưỡng của họ. Có người có tác dụng nhiều, có người tác dụng ít. Vậy sự khác biệt ở đâu? Chính là hai chữ “Thành kính”. Đây không phải chỉ là sự biểu hiện bề ngoài, ví dụ chỉ dập đầu bao nhiêu lần, quỳ bao nhiêu thời gian, quyên góp bao nhiêu tiền, hay nói bao nhiêu lời tốt đẹp là đủ.
Sự “Thành Kính” này cần xuất phát từ nội tâm. Sự thành tín Thần thực sự chính là cần làm theo yêu cầu của Thần Phật. Con người cần có phẩm hạnh tốt đẹp, coi nhẹ vật chất, coi trọng đạo đức, tâm giữ thiện lương. Nếu vừa cầu xin Thần Phật bảo hộ, vừa làm những điều xấu thì sao có thể có tác dụng?
Con người cần nâng cao đạo đức mới có thể có được những điều tốt đẹp. Từ đó tránh khỏi kiếp nạn và có tương lai tốt hơn.
Nếu nắm chắc hai điểm này, khi đối diện với dịch bệnh chính là có thể nắm được tiên cơ, đổi bị động thành chủ động, tự bảo hộ chính mình.
Theo The Epochtimes