Một người bỏ phố về làm nông chia sẻ: “Lợi ích lớn nhất của việc làm nông nghiệp là dựa vào ông Trời mà có miếng ăn. Chỉ cần kính Thần kính Trời thì không cần phải cúi đầu trước bất cứ ai, càng không cần phải nói những lời nịnh hót thấp kém trái với lòng mình”.
- Cuộc sống vốn đơn giản, chỉ là bạn làm cho nó phức tạp – câu chuyện có thật
- Đường dài mới biết ngựa hay, ở lâu mới biết nông sâu lòng người
Cuộc sống nông thôn yên tĩnh, tràn đầy hạnh phúc và ấm áp
Nông nghiệp là nghề truyền thống lâu đời đã có từ hàng nghìn năm qua. Do cuộc cách mạng công nghiệp, nhiều người dân nông thôn rời bỏ mảnh ruộng quê nhà để vào thành phố tìm kiếm công việc. Nhưng cuộc sống vật chất càng đầy đủ, tiện nghi thì người ta càng cảm thấy ngột ngạt, cảm thấy bản thân đã quá xa rời thiên nhiên. Nhiều người đắm chìm trước màn hình máy tính từ sáng đến tối và tập trung cho sự nghiệp, có được một mức lương hậu hĩnh, nhưng điều đó cũng không thể bù đắp cho sự mất mát ở trong tâm hồn.
Sâu thẳm trong nội tâm của con người, cuộc sống đồng quê với khói củi hòa quyện mùi hương trái cây dân dã vẫn khiến người ta khao khát được trở về. Những người từ quê lên thành phố làm việc hàng chục năm, chắc hẳn vẫn khao khát trở về quê nhà thân thương. Ước mơ trong thâm tâm của mọi người có lẽ sẽ vô cùng bình dị, chỉ cần mua được một mảnh đất dưới quê và tự trồng trọt, đào ao nuôi cá để tự nuôi sống bản thân, dư giả thì cho bà con xóm giềng.
Cảnh tượng hiện lên trong tâm trí thật rõ ràng: Ở đằng xa, đàn chim bay lượn tự do trên bầu trời xanh thẳm; còn ở dưới đất, con người trồng trọt vào mùa xuân trên những cánh đồng xanh bát ngát thẳng cánh cò bay để thu hoạch vào mùa thu; con người sẽ thức dậy làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi khi mặt trời đã lặn; họ làm ruộng trong những ngày nắng và đọc sách trong những ngày mưa, không tranh với đời, nhàn nhã không ưu phiền.
Tuy nhiên, mong muốn này có lẽ sẽ mãi không thành hiện thực. Nguyên nhân chủ yếu là việc mua đất và tìm việc rất khó. Muốn có một công việc với thu nhập ổn định thì phải rời xa quê hương và trôi dạt theo nhịp sống bộn bề tấp nập nơi đô thị. Nhưng trong những năm gần đây, tình trạng này đã âm thầm thay đổi, một số người giàu có và nổi tiếng cũng đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ xuất hiện nhiều trang trại công nghệ cao, mà các trang trại hữu cơ kiểu sân vườn cũng ngày càng gia tăng.
Trải nghiệm cuộc sống của một người nông dân thật đơn giản. Mỗi ngày, có thể ngước nhìn trời, chân dẫm bùn đất, tắm mình trong gió mát, mưa phùn và làm một số công việc đồng áng, cảm thấy cuộc sống thật thoải mái và vui vẻ; có thể tránh xa sự ồn ào náo nhiệt nơi phố thị, khỏi cần cạnh tranh hơn thua nơi công sở. Mùa xuân có trăm hoa nở, mùa hạ có trăng thanh gió mát, mùa thu có trái cây thơm ngọt, mùa đông có tuyết trắng rơi.
Tất cả những điều này cho ta thể nghiệm được, làm nông mới là nghề phù hợp nhất cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Dù bạn chỉ mặc quần áo đơn sơ, đi đôi giày vải mộc mạc, dạo chơi trên những bờ ruộng, ngắm nhìn khói bếp trắng xám bay bay uốn lượn trên mái ngói và cánh đồng lúa trải dài xanh mướt, bạn nhất định sẽ thể nghiệm và nhận ra rằng niềm vui có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống.
Nếu con người hy vọng đạt được hạnh phúc hay tự do tinh thần, trước tiên họ phải xem nhẹ những ham muốn vật chất và gần gũi hơn với thiên nhiên, như vậy thì họ mới có thể dần dần đạt được cảnh giới ung dung tự tại.
Đạo làm nông là gì?
Đạo làm nông thực sự rất đơn giản, không cần phải vắt óc suy nghĩ, cũng không cần tâng bốc xu nịnh bất cứ ai, càng không cần mưu mô tranh đấu với người khác, chỉ cần trong tâm kính Thần kính Trời là đủ.
Từng có một người Nhật Bản từ thành phố lớn trở về quê hương để làm nông. Anh từng có một vị trí được trả lương rất cao tại một công ty thương mại ở Tokyo và đã làm việc ở đó gần 20 năm.
Tuy nhiên, công việc bán hàng đòi hỏi anh ngày nào cũng phải cúi đầu khom lưng, luôn mồm vâng dạ đối với khách hàng, hơn nữa khi làm việc không tốt còn bị cấp trên trách phạt. Anh chia sẻ chân thành rằng: “Lợi ích lớn nhất của việc làm nông nghiệp là dựa vào ông Trời mà có miếng ăn. Chỉ cần kính Thần kính Trời thì không cần phải cúi đầu trước bất cứ ai, càng không cần phải nói những lời nịnh hót thấp kém trái với lòng mình”.
Quả đúng là như vậy, cây cối sinh trưởng cần có ánh sáng mặt trời và nước mưa, đồng thời cần hấp thụ tinh hoa của trời đất nhật nguyệt, những yếu tố này đều đến từ ân huệ của tạo hóa và ông Trời! Nào cần phải cầu người khác giúp đỡ? Người ta vẫn hay nói “cầu người không bằng cầu mình”, đối với những người có đức tin, trong đạo làm nông thì “cầu mình không bằng cầu Thần”.
Trong sách cổ có ghi chép rất nhiều về việc các vị vua hiền hay các danh nhân lập bàn thờ cầu mưa, người có lòng thành có thể khiến Thần linh cảm động và đến giúp đỡ. Mà lũ lụt và hạn hán hầu hết đều liên quan đến những oan khuất, giả dối, sai trái xảy ra trên thế gian, đây là lời cảnh báo của ông Trời đối với con người. Vì vậy, làm nông có thể hiểu rõ nhất đạo lý và cảnh giới “thiên nhân hợp nhất” của người xưa, gần gũi với thiên nhiên có thể cảm nhận được vạn vật trên đời đều là món quà của Tạo hóa ban tặng.
Kính Thần kính Trời, hứa hẹn một vụ mùa bội thu
Trên đời, sinh mệnh là vô thường. Sinh, lão, bệnh, tử trong vận mệnh con người đều đã có an bài, đều là do Trời định; hoạ phúc, giàu nghèo chẳng qua là nhân quả báo ứng. Vì vậy, những bài thơ bài văn thời xưa thường ca ngợi sự vĩ đại của Tạo hóa; Hay trong những khúc hát dân ca cũng thường ca ngợi Trời cao ban ơn cho một vụ mùa bội thu; Khi cày cấy, gieo hạt vào mùa xuân, mọi người cũng đều thành tâm tôn kính ông Trời.
Trong tư tưởng kính Thần kính Trời, những hạt giống dưới sự phù hộ của thiên địa Thần linh sẽ nảy mầm, lớn lên, đơm hoa, kết trái. Người biết kính Thần thì tâm sẽ luôn khiêm nhường, trân trọng an bài của tự nhiên, nhờ đó sẽ được Thần linh ban phúc, phù hộ.
Theo Vision Times