Đức Phật từ bi, độ nhân không kể giàu nghèo, chỉ cần có tâm hướng thiện, chân tâm học Pháp tu luyện, thì Đức Phật sẽ tìm mọi cách để cứu độ.
- 500 người mù đi tìm Đức Phật và điều kỳ diệu đã xảy ra
- Đức Phật dự ngôn về thời mạt Pháp: Sư giả mặc áo cà sa, phá hủy giới cấm
Bà La Môn tự cho mình là chủng người đệ nhất
Có một câu chuyện cổ trong Phật giáo kể rằng, trong các đệ tử của Đức Phật Thích Ca có một người tên là Bà Tất Tra; anh vốn là người thuộc Bà La Môn giáo, luôn được coi là giai cấp đặc biệt. Có một ngày, Đức Phật mới hỏi anh rằng: “Con từng là người của Bà La Môn, bây giờ tín tâm kiên định với chính pháp của ta. Từ khi đi theo ta xuất gia học đạo đến nay, người của Bà La Môn có khiển trách con không?”
Bà Tất Tra đáp: “Thưa có! Đức Phật! Họ khiển trách rất ghê gớm! Họ nói Bà La Môn là chủng người tôn quý nhất, là từ trong miệng Phạm Thiên mà sinh ra; những chủng người khác đều là hạ đẳng. Họ trách con đã từ bỏ chủng người thanh tịnh mà gia nhập vào giáo đoàn của Đức Phật”.
Đức Phật khai thị
Đức Phật đã sớm biết chuyện này, Ngài nhẹ nhàng giải thích:
“Bà Tất Tra! Xã hội bây giờ phân chia chủng tộc giai cấp, có Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Phệ Xá, Thủ Đà La v.v. Nói về nghề nghiệp thì có chính trị, tôn giáo, thương nghiệp, lao công, điều này thì cũng dễ hiểu. Nhưng nếu lấy điều này để hình thành giai cấp, giải thích sự ưu việt của giống người, thì tuyệt đối là sai lầm.
Bất kể là chủng người nào, đều có thiện có ác. Ví dụ như trong chủng người Sát Đế Lợi, cũng có sát sinh, trộm cắp, tà dâm, lừa dối, hung ác, tham lam, tật đố, oán hận, tà kiến… những việc này tạo ác nghiệp rất nhiều. Trong Bà La Môn, Phệ Xá, Thủ Đà La cũng không thiếu người hành ác.
Hành vi bất thiện, sẽ có quả báo cho hành vi bất thiện. Tuy nói là chủng người Bà La Môn, cũng không thể tránh khỏi luật nhân quả. Nếu như Bà La Môn không có người hành ác, thì nói đó là chủng người đệ nhất cũng được; nhưng sự thật thì không phải như vậy. Người hành thiện sẽ có thiện quả, cái này không giới hạn cho Bà La Môn; chủng tộc nào thì cũng đều giống như nhau”.
Tu thành chánh quả mới là thanh tịnh thực sự
Đức Phật nói thêm: “Con nhìn xem, Bà La Môn ngày nay mà so với thời cổ đại là không có giống nhau. Họ lấy vợ sinh con, cũng giống như người bình thường. Họ nói là chủng người Phạm, là trong miệng của Phạm Thiên sinh ra, cái này là nói xằng bậy”.
“Bà Tất Tra! Con phải biết, bất kể là chủng người nào, cạo đi râu tóc, mặc pháp phục, tinh tấn tu đạo, thì đều có thể thành tựu thánh quả; thành tựu thánh quả thì gọi là A la hán; A la hán mới thực là trong sạch, đó mới là đệ nhất!”
Các tôn giáo khác tìm cách hãm hại Đức Phật
Sau khi Đức Phật nói Pháp này không lâu, những người của Bà La Môn và các tôn giáo khác ở thành Xá Vệ thấy tăng đoàn của Đức Phật tăng lên nhanh chóng; họ vì vậy mà ghen ghét tật đố không thể chịu được. Họ muốn tìm cách để vu oan hãm hại Đức Phật.
Họ dùng tiền mua một thiếu nữ tên là Chiến Già; nói cô ta đi theo tín đồ vào thành Xá Vệ, đến Chích Viên Tinh Xá để nghe Đức Phật thuyết Pháp. Có một lần sau khi nghe giảng Pháp và trở về trong thành, Chiến Già mặc một bộ quần áo rất xinh đẹp, tay cầm hoa tươi; sau đó đi đến Chích Viên Tinh Xá.
Cô ta len lén dừng chân ở bên ngoài tu viện. Sáng sớm ngày hôm sau, dân chúng thành Xá Vệ đi đến Chích Viên Tinh Xá để lễ bái Đức Phật. Lúc này Chiến Già liền từ hướng của Chích Viên Tinh Xá mà đi ngược lại đối diện với họ. Mọi người hỏi thăm cô ta, cô ta nói rằng, hôm qua cô ta ở trong chánh điện của Chích Viên Tinh Xá.
Âm mưu bị bại lộ
Sau khi Chiến Già nói như vậy thì khoảng 7, 8 tháng sau, cô ta mang một cái chậu gỗ để ở trong bụng giống như là có bầu. Một ngày nọ, khi Đức Phật đang thuyết Pháp, cô ta ăn mặc son phấn cùng với cái thai giả và cũng lẫn vào trong đó để nghe. Sau đó cô ta đột nhiên đứng dậy và trách móc Đức Phật: “Ông thuyết pháp thì thật là giỏi, nhưng bây giờ tôi muốn hỏi ông, ông và tôi đã phát sinh quan hệ vợ chồng; vì sao đến bây giờ mà ông không lo đi chuẩn bị phòng sinh đi? Ông bỏ lơ không quan tâm tôi, thật là không có tình nghĩa!”
Chiến Già nói xong thì những người ở đó đều bị sốc. Tuy nhiên Đức Phật vẫn uy nghiêm bất động. Lúc đó, cái chậu mà Chiến Già bỏ trong bụng đột nhiên bị rơi xuống đất; mưu kế ác độc vậy là đã bị vạch trần. Cô ta lúc này mới xấu hổ ôm đầu mà chạy ra ngoài. Đức Phật vẫn coi như là không có chuyện gì và tiếp tục giảng Pháp.
Chấp mê bất ngộ
Sau khi âm mưu bị bại lộ, đám người kia vẫn chấp mê bất ngộ; họ vẫn muốn dùng nữ nhân để hãm hại Đức Phật. Trong đám người đó có một thiếu nữ tên là Tôn Đà Lợi. Thủ lĩnh của nhóm người này dặn dò Tôn Đà Lợi sớm tối ân cần ra vào Chích Viên Tinh Xá.
Mấy ngày sau họ dùng tiền mướn mấy kẻ hung ác. Trong một đêm nọ, ngay lúc Tôn Đà Lợi đang đi đến Chích Viên Tinh Xá thì bị mấy người này nhảy ra sát hại. Tử thi bị ném vào đống rác ở cạnh Chích Viên Tinh Xá.
Ngày hôm sau, mấy người trong nhóm tôn giáo này mới hướng chính phủ mà báo cáo, thỉnh cầu điều tra. Và kết quả là khi đến gần Chích Viên Tinh Xá thì phát hiện ra tử thi. Đám người tôn giáo này mới tuyên bố rằng Tôn Đà Lợi và người trong Chích Viên Tinh Xá có hành vi không trong sáng; rằng Tôn Đà Lợi đã bị hại, nhất định là vì có quan hệ bất chính.
Đức Phật sau khi biết được việc này thì cho một tỳ kheo ra nói với dân chúng: “Sát nhân là hành vi hung ác, sát nhân là tội không thể tha thứ; vừa mới giết chết người, giờ lại vu oan cho người khác; đây là phạm vào tội sát nhân và vọng ngữ. Tạo ác nghiệp lớn như vậy, sớm muộn rồi cũng sẽ bị ác báo bất hạnh”.
Lập tức nhận quả báo
Vua Ba Tư Nặc của thành Xá Vệ là người rất tin vào Phật Pháp; ông không dám hoài nghi sự bất tịnh của tăng đoàn. Ông ra lệnh cho đại thần phải nhanh chóng tìm ra sự thật.
Không lâu sau, những kẻ hành ác kia sau khi nhận được tiền công sát nhân, chúng vào quán rượu chè chén, chơi oẳn tù tì uống rượu. Bởi vì chia tiền thưởng không đều, nên phát sinh cãi vã tranh chấp, vì vậy mà cả nhóm đều bị bắt.
Cuối cùng khi bị tra khảo thì chúng đã khai ra nhóm người tôn giáo kia. Vua Ba Tư Nặc đã hạ lệnh bắt nhóm người tôn giáo kia và tuyên phạt nghiêm khắc tội xúi giục người khác sát nhân. Sau đó nói rõ ra sự thật cho mọi người dân đều biết. Vì vậy mà mấy tôn giáo kia ngày càng bị người dân bài xích; ngược lại đối với Đức Phật thì lại càng ngày càng tôn kính.
Trời trừng phạt không kể tình thân
Thực tế, Phật Pháp hồng truyền là không ai có thể phá hoại được. Bất luận ai mà can nhiễu, thì chính là mắc vào đại tội của vũ trụ, chúng Thần đều sẽ không ân xá. Thời Đức Phật Thích ca truyền pháp, cha vợ của ngài cũng không nghe lời khuyến thiện mà làm nhiều việc phá hoại; cuối cùng thì cũng bị trời trừng phạt. Vậy mới nói, Phật Pháp từ bi nhưng cũng rất nghiêm túc. Trời trừng phạt là không nói tình thân.
Khi Đức Phật đến giáo hóa ở thành Câu Lợi. Thành chủ thành Câu Lợi là vua Thiện Giác, vốn là cha vợ của Đức Phật; bởi vì ông biết Đức Phật đã từng bỏ con gái ông để xuất gia học đạo, vì vậy mà trong tâm có phần căm giận.
Khi Đức Phật trên đường đi khất thực, ông đã ngăn cản trên đường với thái độ ngang ngược. Hơn nữa ông còn nói với Đức Phật: “Ngươi còn mặt mũi nào mà dám đến thành của ta khất thực? Ta sẽ hạ lệnh cho dân trong thành không cúng dường cho ngươi. Ngươi không muốn quốc gia, không muốn phụ vương, không muốn vợ con; cứ như điên cuồng muốn vào núi tu đạo. Lương thực trong thành ta tuy nhiều, nhưng ta sẽ không cấp cho một người không muốn quốc gia, không muốn phụ vương, không muốn vợ con. Ta muốn ngươi phải lập tức rời khỏi nơi đây!”
Đức Phật khuyến thiện
Đức Phật nghe vậy thì hiền hòa giải thích: “Xin ngài đừng trách tôi, theo lời ngài nói thì ngài đã hiểu lầm tôi rồi. Tôi xuất gia cũng không phải là không muốn quốc gia, không muốn cha mẹ, vợ con; mà là tôi coi thế giới giống như là quốc gia của tôi; coi tất cả chúng sinh giống như là cha mẹ, anh em, vợ con của tôi. Như vậy mới không phụ lòng sở nguyện của tôi […] Ngài là thành chủ thành Câu Lợi, ngài nên yêu mến người dân toàn thành phố; còn tôi là Phật Thích Ca ở nhân gian, tôi nên yêu mến tất cả chúng sinh”.
“Ngài có lòng thương con, tôi rất cảm thông cho dụng tâm của ngài. Nhưng ngài ở trước mặt Phật, những suy nghĩ này cũng nên sớm bỏ đi. Xin ngài hãy suy nghĩ cẩn thận một chút, ngài sẽ hiểu rằng thành phố cũng không phải là của ngài; lương thực cũng không phải là ngài một mình sở hữu, cái ngài sở hữu chính là hành nghiệp thiện ác. Dân trong thành, lương thực, ngài có thể bỏ đi trong một ngày; nhưng hành nghiệp thiện ác thì sẽ mãi theo ngài”.
Ngăn cản Đức Phật độ nhân, chịu báo ứng mất mạng
Vua Thiện Giác nghe Đức Phật nói xong mà vẫn không tỉnh ngộ, ông vẫn vô lễ với Đức Phật. Đức Phật không ghi hận trong lòng, nhưng ai tạo nghiệp thì người đó phải chịu. Chưa tới 7 ngày sau, vua Thiện Giác liền mắc bệnh mà qua đời.
Đức Phật truyền pháp không kể giai tầng cao thấp, không phân biệt chủng tộc, chỉ cần một lòng hướng Phật thì đều có thể tu hành.
Ngược lại, những ai cố tình phá hoại Phật Pháp, ngăn cản Đức Phật độ nhân thì sẽ phải chịu báo ứng, bất luận người đó có là ai.
Theo Chánh Kiến
Xem thêm Video: