Site icon Nguyện Ước

Du học sinh đọc bài viết của Đại Sư Lý: Tín ngưỡng giúp bảo trì đạo đức

Tôn giáo và tín ngưỡng giúp con người bảo trì đạo đức

Trương Tuấn kiệt là du học sinh người Trung Quốc tại Los Angeles (ảnh: Epochtimes)

Một du học sinh Mỹ sau khi đọc bài viết “Vì sao xã hội nhân loại là mê” của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp- Đại Sư Lý Hồng Chí, cho rằng tôn giáo và các loại tín ngưỡng giúp con người bảo trì đạo đức.

Trương Tuấn Kiệt – một du học sinh chuyên ngành Lịch sử học đến từ California lý giải về bài viết rằng: “Con người dù trong đau khổ cũng cần giữ sự thiện lương”. “Đây là sự quan tâm tối thượng của các tôn giáo đối với con người, cũng chính là cấp cho con người một con đường. Chỉ có tín ngưỡng vào Thần mới có thể duy trì đạo đức.”

Từ góc độ chuyên môn của mình, Trương Tuấn Kiệt cho rằng “mê” ở đây ám chỉ những hạn chế trong hiểu biết của con người; mà những hạn chế về nhận thức của con người cùng với cái “ác” trong nhân tính, dễ khiến con người đưa ra những lựa chọn sai lầm, tất cả đều bắt nguồn từ việc “đánh mất tín ngưỡng với Thần”.

“Nếu không tín Thần, nội tâm con người liền mất đi chuẩn mực đạo đức. Rất nhiều người cho rằng, nên trở thành một người mạnh mẽ hơn là cố gắng để làm một người tốt, vậy nên họ sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu của mình.” 

Bảo trì đạo đức chính là để giữ gìn sự thiện lương

Trương Tuấn Kiệt cho rằng, nhìn lại lịch sử, xưa nay con người vốn luôn có niềm tin vào Thần, nhưng chủ nghĩa vô thần đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại: “Lối sống sa đọa của xã hội hiện đại có liên quan đến sự thay đổi tín ngưỡng vào Thần sang tín ngưỡng chính mình”.

Anh cho rằng, mặc dù xã hội phồn hoa, rất nhiều người có tiền, nhưng kim tiền chỉ mua được sự bảo đảm về vật chất, không mua được sự yên bình trong tâm hồn: 

“Một nguyên nhân quan trọng là con người không còn tin vào Thần, con người dần mất đi sự an ủi tinh thần, ai cũng muốn trở thành kẻ mạnh nhất chứ không còn muốn trở thành người tốt, một người thiện lương.”

Bảo trì đạo đức chính là để giữ gìn sự thiện lương (ảnh minh họa: Pinterest)

Trương Tuấn Kiệt đọc các bài viết khác của Đại Sư Lý và biết được rằng, con người chịu khổ là để tiêu trừ tội nghiệp. Anh lý giải, đau khổ không phải là lý do để con người làm ác, mà là để hướng thiện. 

“Tôi nhận thấy mục đích của tôn giáo, tín ngưỡng là để cho con người biết rằng tại sao nên làm việc tốt, và làm người tốt? Thực ra chính là cấp cho con người hy vọng, hy vọng không phải ở đời này, mà là ở phía bên kia, cũng chính là mối bận tâm lớn nhất của con người – thế giới sau khi chết.

Bằng cách này, con người sẽ ngăn chặn được tính ích kỷ, đố kỵ, tà ác trong nhân tính thông qua việc hướng về thế giới tốt đẹp bên kia”.

Anh hiểu rằng, những lời dạy của Đại Sư Lý và Pháp Luân Công là “sự quan tâm tối thượng dành cho con người”, “dẫn con người hướng thiện và cách để đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống”.

Giới hạn của con người: “Không thấy thì không tin”

Trương bày tỏ, điều khiến anh ấn tượng nhất trong bài viết của Đại Sư Lý là từ “mê”.

“Trong bài viết, Đại sư Lý có nói rằng, bởi vì con người chúng ta sinh sống trên mặt một tầng vật chất, nên cách nhìn thế giới sinh tồn của con người là không giống với cách mà Thần nhìn. Con người không có trí tuệ và năng lực của Thần; bởi vì con người không nhìn thấy được hoàn cảnh sinh tồn thực sự của chính mình, cho nên Đại sư Lý cho rằng đó là một xã hội mê”.

Anh nói: “Vậy thì cái mê này theo góc nhìn của tôi, ‘mê’ ở đây chính là sự giới hạn của con người, bởi người không phải Thần. Thần là vạn năng, toàn năng, còn con người thì bị giới hạn.”

Trương lấy một số nhân vật chính trị trong lịch sử làm ví dụ, bất luận là năng lực của họ thế nào, địa vị cao ra sao, thì mỗi người họ đều thừa nhận có những hạn chế của bản thân. Con người chính là có hạn chế, những gì nằm ngoài tầm hiểu biết và không thể lý giải thì đều không tin. 

“Tại sao nhiều người không tin khi họ không thể nhìn thấy nó? Đó là vì nó vượt quá tầm hiểu biết của họ. Vậy nên nếu nhìn thấy thì họ sẽ tin, không nhìn thấy thì họ không tin.”

Thấy mới tin, không thấy không tin là một quan niệm sai lầm (ảnh minh họa: tinhhoa)

“Quan niệm này không đúng, tại sao vậy? Bởi vì mặc dù có một số thứ dẫu bạn không thể nhìn thấy hoặc chạm vào, nhưng nó vẫn luôn tồn tại một cách khách quan, chẳng hạn như ‘công lý’.

 Khi bạn nhìn thấy những điều xấu xa trong xã hội mà cảm thấy tức giận thì đó là ‘quan điểm về công lý’ đang khởi tác dụng . Kỳ thực, ‘công lý’ tồn tại một cách khách quan”.

“Thế giới tinh thần và nhu cầu tinh thần của con người là vô cùng trọng yếu, và vô cùng có giá trị. Không thể nói rằng bạn nhìn không thấy Thần, không thấy kiếp sau, vậy thì Thần và kiếp sau liền nhất định không tồn tại, quan điểm này không đúng, đây là lý giải của tôi.”

Trương tin rằng vấn đề lớn nhất đối với con người hiện đại là chủ nghĩa vô thần trong giáo dục, nó khiến con người rời xa các loại tín ngưỡng Thần, không còn bảo trì đạo đức và hướng đến sự thiện lương.

Theo Epochtimes