Hiếu kính cha mẹ để báo đáp công ơn dưỡng dục chính là đang gieo hạt giống thiện lành hành vi cho các con sau này.
Hiếu kính cha mẹ – đừng để khi làm đã muộn
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Cha mất vậy là đã chuẩn bị tới thất thứ ba nhưng dường như với ông, cha dường như vẫn đang ở đâu đây.
Ông là con cả trong một gia đình năm anh em. Vốn tính hiền lành, hiếu thảo và luôn quan tâm lo lắng cho mọi người. Vì thế ông được tất cả dân làng yêu mến kính trọng. Tuy nhiên, cũng bởi sự hiền lành mà đôi khi người ta nói thành “nhu nhược”.
Ông nhớ lại câu chuyện dì kể lại về cha trong lòng càng thấy thương cha vô hạn. Cha sinh ra trong một gia đình Nho có truyền thống hiếu học ở vùng quê nghèo. Khi xuống thị trấn học, cha gặp và yêu mẹ. Mẹ vốn là cô gái thị trấn bán nước xinh xắn.
Tình yêu của hai người viên mãn với kết thúc tốt đẹp và ông là kết quả. Tuy nhiên, cũng bởi hoàn cảnh nên khi ông ra đời, cha đi biền biệt công tác ngoài tỉnh. Mẹ lặn lội rau cháo nuôi con, chăm cha mẹ chồng.
Bởi cha bận công tác, anh em ông lần lượt ra đời mà thiếu vắng sự chỉ bảo của cha. Dù rằng rất thương yêu và mong cha về nhưng anh em ông lại không ai gần gũi và đôi khi sợ cha như sợ cọp. Cũng bởi vậy, không ai hiểu được những vất vả gian nan cha đã trải qua.
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
Cũng bởi học nhiều, giao tiếp rộng và tính cách nghiêm nghị, hà khắc của cha, các em ông đứa nào cũng kiếm lý do này nọ không chăm sóc, gần gũi. Từ ngày mẹ ra đi. Cha như càng trầm mặc, ít nói. Lúc ăn rồi bảo cha bảo chưa ăn, thần kinh đôi khi không tự chủ sinh hoạt cá nhân.
Thương cha, vợ chồng ông đưa cha đi thăm khám và đón về chăm sóc. Ký ức những ngày cuối đời của cha như khúc phim quay chậm cứ hiện về. Gần 70 tuổi đầu, hai vợ chồng ông vẫn ngày ngày chăm lo cơm nước, hầu cha dọn dẹp giường dọn chiếu. Cha như đứa trẻ thơ ngây ngô, vui vẻ mỗi lần ông mua bánh, mua đồ ăn ngon. Lại có lúc hiền từ gọi mấy đứa chắt dúi cho cái kẹo cụ cất trong túi từ lúc nào.
Nhìn thấy cha già bệnh tật, lẫn lộn có lúc vệ sinh khắp nhà. Ông đã khó chịu, cáu gắt nhưng giờ lại thấy nhớ cha và ân hận biết nhường nào. Mang tiếng đông con nhưng chẳng đứa nào em ông gần gũi cha. Chúng ghen ghét rằng cha chỉ yêu thương lo lắng cho gia đình ông nên mặc kệ ông và con ông chăm lo. Điều đó ông không trách chúng bởi đó là chữ hiếu trong tâm mỗi người.
Quy luật nhân sinh tuần hoàn: nước mắt chảy xuôi
Nhưng giờ đây, khi cha nằm xuống, ông lại ân hận. Giá như khi đó ông gần gũi cha nhiều hơn, nhẹ nhàng hơn để cha không thấy buồn, thấy tủi. Khi còn sống, chẳng chăm lo hầu hạ. Thử hỏi tới lúc cha qua đời, khóc thương, mâm cao cỗ đầy liệu có tác dụng?
Cha thương vợ chồng ông nhưng chẳng thể làm gì, chỉ cả đời âm thầm chịu đựng mọi chuyện. Nhớ lại những ngày khi cha gần mất, dù có lúc nhớ lúc quên, lẫn lộn ngày đêm. Thế nhưng lúc nào cha cũng dặn vợ chồng ông “Con làm gì cứ làm đi. Cha sẽ không để cho các con phải vất vả vì cha nữa đâu. Các con vất vả quá, đó là số phận cha chẳng thể làm gì được”.
Đời đúng là nước mắt chảy xuôi, cũng là quy luật nhân sinh tuần hoàn. Sinh con ra rồi nuôi con khôn lớn. Tới khi già gần về với trời đất vẫn lo sợ con cái vất vả, vẫn chăm lo cho con mọi thứ ở mức có thể. Đó chính là tâm trạng cũng là nỗi lòng của những người làm cha, làm mẹ từ thời xưa.
Nhân tâm hướng xuống thì đau, nước chảy xuống thấp thì xiết
Quy luật: nước không thể chảy tới từ nơi cao
Bà lão hàng xóm một mình trồng rau ngoài ruộng. Tuổi tác đã cao lại bị còng khiến bà phải cố gắng hết sức để làm việc. Thật ra, một mình bà không thể ăn hết số rau này. Tuy nhiên, vì luôn bận lòng tới cậu con trai đã ngoài 50 tuổi của mình. Bà hy vọng có thể trồng nhiều hơn các loại rau cho con ăn nên bà lại cố gắng.
Cô con dâu khuyên bà không cần vất vả quá như vậy. Bà chỉ mỉm cười mà nói với nó: “Con đã bao giờ nhìn thấy nước chảy tới từ nơi cao chưa?“
Cách suy nghĩ này dường nhưng không phải cá biệt một mình bà lão. Chuyện rằng, ở một ngọn núi nọ, bên cạnh phần đường dành cho người leo núi có một tấm bia đá trên có khắc dòng chữ: “Nhớ lại năm đó tôi nuôi con trai, hôm nay con trai tôi lại nuôi cháu trai; con trai tôi bỏ đói tôi do nó đói, đừng dạy cháu trai bỏ đói con trai tôi”.
Câu nói khiến tôi nghĩ tới bộ phim “Bài ca núi Narayama”. Tuy bối cảnh, thời không và nội hàm khác nhau, tuy nhiên đều nói về tấm lòng thương con vô tận của những người mẹ khi về già dành cho con cái.
Đằng sau bộ phim Bài Ca Về Núi Narayama
Là một trong năm bộ phim đoạt được giải Cành Cọ Vàng trong các lần liên hoan phim Cannes, Bài Ca Về Núi Narayama chính là tác phẩm tiêu biểu của năm 1983 tại xứ sở hoa Anh Đào.
Bối cảnh được lấy tại một ngôi làng nhỏ nằm trong một thung lũng. Tại đây tất cả mọi người khi đến tuổi 70 đều phải rời làng và lên một đỉnh núi nào đó để chết và nếu như ai từ chối, người đó sẽ làm ô nhục gia đình của họ. Lúc này, có một bà lão đang ở tuổi 69 tên là Orin.
Mùa đông năm nay đến lượt bà lên núi. Nhưng trước khi có thể “nhắm mắt” trên đỉnh núi, bà phải chắc chắn rằng con trai cả của bà là Tatsuhei đã tìm được một người vợ nên đã dùng thời gian một năm để sắp xếp mọi việc cho con.
Trong tác phẩm, khi đến lượt nam diễn viên vì sức ép của dân làng phải cõng mẹ già lên núi. Dù lên tới nơi cần phải bỏ mẹ mình xuống. Trong lòng anh vẫn không đành lòng. Người mẹ sắp phải đối mặt với cái chết vẫn nhất mực lo lắng cho con. Bà giục con nhanh chóng xuống núi vì trời lạnh, sắp có tuyết rơi. Người mẹ lo lắng cho con nên ngay cả trước khi chết vẫn không ngừng day dứt suy nghĩ..
Hiếu kính cha mẹ bởi sự hi sinh thầm lặng vô điều kiện cho con cái
Hiện nay có bao nhiêu bậc cha mẹ buồn phiền vì con cái. Và mấy chục năm sau, con cái họ cũng lại giống như họ, cả đời lo lắng muộn phiền vì con. Cha mẹ vĩnh viễn luôn quan tâm lo lắng cho con cái một cách vô tận. Điều đó trở thành sự hy sinh tuần hoàn đời này nối tiếp đời kia. Sự hy sinh thầm lặng của cha mẹ cũng giống như dòng nước chảy băng băng luôn không ngừng tuôn trào.
Hiếu thuận vốn được dùng để chỉ sự hiếu thuận của người con với cha mẹ, tuy nhiên hiện nay lại được giải thích thêm một nghĩa khác. Đó là để chỉ sự hiếu thuận với con cái. Đây giống như quy luật tuần hoàn sai lầm, cũng là sự bi thương của số mệnh con người.
Bài ca núi Narayama vốn là câu chuyện của hiện đại. Tuy nhiên nếu nghiêm túc nhìn nhận sự việc được nêu lên trong tác phẩm có lẽ ai trong chúng ta cũng sẽ nhìn thấy một chút gì trách nhiệm của mình trong đó.
Hiếu kính cha mẹ gieo hạt giống thiện lành cho con cái
“Nhân tâm hướng xuống thì đau, nước chảy xuống thấp thì xiết” câu nói đã trở thành cái gọi là nhân chi thường tình ở của con người khiến con người càng sống càng không còn cảm giác an toàn. Sống càng lâu càng nhìn thấy một loại lạnh lùng hà khắc giữa người với người trong cách cư xử. Con cái dần coi sự dưỡng dục cực khổ của cha mẹ là điều đương nhiên. Từ đó mất đi sự cảm ơn và tấm lòng báo đáp phụng dưỡng cha mẹ.
Trong kinh điển cơ đốc giáo có đề cập: “Hỡi các con, các ngươi phải vâng lời cha mẹ trong Chúa. Đây là điều đương nhiên. Phải hiếu thảo với cha mẹ, để được phước và sống lâu. Đây là điều điều răn đầu tiên cần hứa thực hiện”.
Ai khi đã làm cha làm mẹ rồi cũng sẽ như ông bà cụ trong những câu chuyện trên. Cả đời lo lắng chăm sóc cho con. Tuy nhiên, người ta ai rồi cũng tới lúc đầu bạc. Làm thế nào để tình yêu thương chăm sóc con cái được tiến hành cùng lúc với việc quan tâm tới cha mẹ?
Hãy làm sao để những người thân xung quanh ta luôn cảm nhận được sự ấm áp và cảm ơn. Người già và trẻ nhỏ cùng có quyền được hưởng sự quan tâm, chăm sóc và hạnh phúc như nhau.
Đó là điều mỗi người chúng ta đều cần suy ngẫm. Xin hãy hiếu kính cha mẹ để không thấy day dứt, hối hận khi cha mẹ không còn trên cõi đời.
Theo Vision Times