Không tham của rơi mà trả lại người bị mất là một việc dường như đơn giản, nhưng đó thực sự là thước đo đánh giá đạo đức của một người.
- Lòng tham của một người đàn ông nghèo khiến anh ta trả giá
- Truyện cổ Phật gia: Vàng bạc còn đáng sợ hơn cả rắn độc
Không tham của rơi, chủ nợ rời đi
Vào thời nhà Minh, ở huyện Ngô có một nha dịch thức dậy rất sớm đi đến huyện nha để làm việc. Tại cổng huyện nha, anh tìm thấy một túi bạc, trong túi bạc có 6 lạng và 5 đồng. Anh nhất thời nổi lòng tham nên đã lấy túi bạc cất đi. Anh cho rằng bản thân mình gặp may mắn.
Đang lúc mừng rỡ thì có một ông già tóc bạc trắng vừa khóc vừa tìm kiếm thứ gì đó. Ông nói rằng bản thân mình nhà nghèo, phải bán con gái để nộp thuế, được 6 lạng 5 đồng, nhưng không ngờ ông lại làm mất nó trên đường đi. Nếu ông không thể tìm thấy chúng thì thật khó có thể sống tiếp được.
Nha dịch nghe xong ông miêu tả thì biết thứ mình vừa nhặt được là số tiền ông lão đánh mất. Vốn dĩ anh muốn giữ lại cho riêng mình nhưng nghe tiếng khóc lóc thảm thiết của ông ấy, anh động lòng thương nên trả lại tiền cho ông. Lúc đó, rất nhiều người vây quanh, hết người này đến người khác khen ngợi nha dịch.
Huyện lệnh sau khi biết chuyện, vô cùng tán thưởng hành động hiệp nghĩa không tham của rơi của anh. Huyện lệnh bèn lệnh cho người đưa rượu, thức ăn và hoa hồng đến nhà anh. Thế là, mọi người khua chiêng gõ trống đưa đến nhà người nha dịch. Người nha dịch có có một đứa con trai 5 tuổi, không ngờ rằng con trai anh vì sợ hãi mà mắc bệnh, sau đó vài ngày thì chết. Vợ của người nha dịch khóc lớn, ngửa đầu lên trời thốt lên: “Người ta nói làm việc thiện sẽ được đền đáp, sao con tôi lại chết như vậy?”
Đêm hôm đó, người nha dịch nằm mộng, trong mơ có một vị Thần nói với anh rằng: “Ngươi còn nhớ chuyện năm đó không? Khi đó ngươi vì tiền mà giết một người nào đó, còn tưởng rằng sẽ giấu diếm được. Nhưng âm phủ đều có ghi chép lại, con trai ngươi vừa chết chính là người đó đến đòi nợ. Vì ngươi không tham của rơi mà cứu được mạng người, việc thiện đã cân bằng với việc ác. Cho nên, âm phủ đã để người đó đi đầu thai ở nơi khác rồi”.
Sau khi tỉnh dậy, người nha dịch hiểu rõ nhân quả của việc này, bèn nói với vợ, từ đó về sau nỗ lực làm việc thiện. Một năm sau, người nha dịch đã sinh thêm một đứa con trai, lớn lên cũng trở thành nha dịch.
Không tham của rơi, đời sống được cải thiện
Trong năm Vạn Lịch thời Minh Thần Tông (1573-1620 SCN), một ngày nọ, cổng thành Xương môn ở Tô Châu bốc cháy, và ngọn lửa lan rộng đến hơn 100 nhà. Một số lưu manh đã lợi dụng đám cháy để cướp bóc, thậm chí có nhà không bị cháy cũng bị kẻ gian đến cướp. Hôm đó, một người dân làng nghèo tên là Từ Ngọc vào thành để làm việc. Nhưng anh đã bỏ lỡ thời gian rời khỏi thành mà cổng thành đã đóng. Vì vậy, anh chỉ có thể ở lại trong thành một đêm. Anh ngủ qua đêm gần Cổng thành Xương Môn và chờ đợi để rời khỏi thành vào ngày hôm sau.
Khi ngọn lửa bùng lên, anh đang đứng bên đường để quan sát tình hình thì một lão phu nhân bỗng nhiên đưa cho anh một chiếc hộp, dặn dò anh giữ kỹ, rồi quay người vội vàng rời đi. Anh biết lão phu nhân nhất định nhận nhầm người, nhưng trong lúc tình hình hoảng loạn, anh không có thời gian giải thích. Anh vốn dĩ muốn đặt chiếc hộp xuống đất, nhưng cảm thấy bên trong chứa những vật có giá trị như vàng bạc châu báu. Vì vậy, anh đành phải cẩn thận ôm chiếc hộp chờ đợi người chủ đến nhận lại.
Đến nửa đêm, ngọn lửa cuối cùng cũng được dập tắt, nhưng lão phu nhân đưa chiếc hộp cho anh vẫn chưa xuất hiện. Từ Ngọc sợ rằng chủ nhân của chiếc hộp lo lắng, nên đã tìm kiếm từ nhà này sang nhà khác gần đó. Cuối cùng anh tìm thấy lão phu nhân và trả lại chiếc hộp cho chủ nhân ban đầu. Người nhà của lão phu nhân mở chiếc hộp ra, quả nhiên bên trong có đủ loại vàng bạc châu báu trị giá hơn trăm lạng bạc.
Từ Ngọc về nhà bèn kể lại cho vợ nghe, người vợ hỏi anh nghĩ sao, Từ Ngọc nói: “Nhà người ta không may gặp hỏa hoạn, những tài vật này có thể giúp đỡ họ duy trì cuộc sống. Nếu tôi lấy đi thì sẽ khiến cả gia đình họ lâm vào khốn khó, tôi thực sự không đành lòng”. Sau đó, hai vợ chồng họ đều nằm mơ thấy Thần nói rằng: “Vợ chồng các ngươi vốn dĩ bạc phước, cả đời nghèo khó. Nhưng bởi vì chồng làm việc thiện nên từ nay sẽ nhận được phúc báo có cơm ăn áo mặc”. Quả thật, tình hình tài chính của gia đình họ đã được cải thiện rất nhiều, kể từ đó, họ cũng không phải lo lắng về cái ăn và cái mặc nữa.
Các nhân vật chính của những câu chuyện được ghi lại này đã nhận được phúc báo sau khi làm việc thiện theo những cách khác nhau: Trường hợp thứ nhất, có vẻ như con trai của người nha dịch đã chết là điều không tốt, nhưng thực tế là chủ nợ đã rời đi và những tai họa trong tương lai đã được ngăn chặn.
Còn ở trường hợp 2, hai vợ chồng Từ Ngọc vốn dĩ có phúc mỏng. Nếu anh không làm việc thiện mà tự mình tham lam tài sản, thì sẽ có tai họa lớn tiêu sạch của cải bất chính, hơn nữa anh cũng sẽ bị trừng phạt, cái được chẳng bõ cho cái mất. Nhưng anh đã lựa chọn làm việc thiện, không tham của rơi, vậy nên đã nhận được phúc báo, cuộc sống chuyển biến tốt đẹp.
Theo Bannedbook