Nghiệp ác của đời trước sẽ phải hoàn trả trong đời này; đây là quy luật thiện ác hữu báo bất biến trong vũ trụ.
- Nghiệp báo truyền sáu đời, phúc báo truyền tám trăm năm
- Tật đố tham lam bị ác báo, đi khất thực cũng không được một bữa no
Cổ nhân có câu “Sinh tử do mệnh, phú quý tại thiên”, hàm ý muốn nói sinh mệnh của con người là do thiên thượng an bài. Mỗi người khi chuyển sinh tới thế gian đều mang theo đức và nghiệp từ tiền kiếp. Người nhiều đức cuộc sống sẽ suôn sẻ, vinh hoa phú quý; kẻ gây nghiệp ác đến thế gian có ăn xin cũng không có người cho.
Do vậy, ai có nợ nghiệp thì phải hoàn trả; tuy nhiên, mỗi người sẽ có một cách trả nợ nghiệp khác nhau. Câu chuyện về 9 người con đến đòi nợ dưới đây là một minh chứng.
Nghiệp ác từ đời trước phải trả trong đời này
Vào triều nhà Thanh, tại gia đình họ Vương, một gia tộc giàu có nhất thị trấn Lăng Hồ, Quy An (nay là thị trấn Hồ Châu tỉnh Chiết Giang) liên tiếp xảy ra những việc ngoài ý muốn. Điều này khiến mọi người ngạc nhiên tới mức không nói được câu gì.
Từ năm 20 tuổi, gia đình họ liên tiếp sinh được chín người con trai; tuy nhiên mỗi người con đều bất hảo, ngốc nghếch, bất tài. Dù gia đình hao tâm tổn sức cố gắng dạy dỗ, giáo dục nhưng đều không đạt được thành tựu gì đáng kể. Trong lòng ông Vương rất khổ tâm, không biết làm cách nào.
Một năm nọ vào thời vua Càn Long, tại vùng này xảy ra hạn hán khốc liệt. Khi ấy hoa màu lương thực không sống được, bách tính rơi vào cảnh đói khát lầm than. Người dân mặt mũi xanh xao vàng vọt. Ông Vương thấy vậy liền mang gia sản của mình ra mua gạo cứu đói cho mọi người. Gia sản vì thế ngày một tiêu tan, sản nghiệp sa sút.
Không lâu sau, người con trai lớn của ông mắc bệnh qua đời. Tiếp đó người con thứ hai cũng không qua nổi. Trong vòng chưa đầy một năm, chín người con trai của ông Vương lần lượt bỏ ông mà đi, không ai sống sót. Hai vợ chồng ông vô cùng đau thương, chán nản, cả ngày ủ dột buồn bã.
Bức tâm thư gửi Bồ Tát tiết lộ chân tướng nghiệp ác
Gia đình họ có nơi cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát. Sau khi chín người con mất, họ viết một bức tâm thư dài than vãn nỗi lòng của họ rồi đốt trước tượng Phật. Đêm hôm đó, họ nằm mơ thấy Phật Bà hiện về. Phật nói với họ: “Chín người con trai ông đã sinh ra trước đây chính là chín con quỷ. Chúng đều là loại phá gia chi tử. Vì tổ tiên ông từng làm điều xấu, tạo nghiệp nên kiếp này chúng đến để làm bại hoại gia nghiệp họ Vương.“
Thế nhưng “Vì ông đã tích được đại đức, mang hết gia sản cứu đói cho dân nghèo nên thiên đế hạ lệnh triệu tập chín con ma quỷ đó về. Thiên đế cử sao Văn Khúc giáng sinh đầu thai vào nhà ông. Sao Văn Khúc để giúp gia đình hưng thịnh sản nghiệp. Nếu ông nỗ lực cố gắng tích đức tu thiện, hai mươi năm sau, sao Văn Khúc sẽ giáng sinh vào gia đình. Đừng nên oán trách, bất mãn chán nản nữa”.
Hai vợ chồng ông Vương cùng có một giấc mơ giống nhau. Kể từ đó hai vợ chồng càng cố gắng tu tâm, tích đức, hành thiện. Không lâu sau, mấy người thiếp của ông Vương đều có thai.
Trong vòng mấy năm, ông Vương có năm người con trai. Các con đều ham học, lại có tài văn chương. Đến thời cháu nội, có hai người là Vương Dĩ Hàm, Vương Dĩ Ngữ đều đỗ tiến sĩ, hai anh em vô cùng nổi danh trong giới hàn lâm.
Tích đức hành thiện tiêu nghiệp ác
Trước khoa thi hội năm Ất Mão thời vua Càn Long thứ sáu mươi (1795), có một đôi chim én đến làm tổ trên chiếc đèn lồng của gia đình họ. Thái phu nhân nhìn thấy vui mừng nói “Trên đèn lồng có tổ chim là dấu hiệu cháu thi đỗ”. Quả nhiên kỳ thi mùa xuân năm đó, Vương Dĩ Hàm đứng thứ hai. Em trai cùng mẹ khác cha là Vương Dĩ Ngữ đứng đầu kỳ thi hội.
Người thông báo tin vui định treo bảng vàng lên cột trụ giữa nhà. Thái phu nhân vội vàng ngăn lại mà nói: “Chỗ này để giành nơi dán thông báo đỗ trạng nguyên, đừng dán ở đây”. Quả nhiên sau kỳ thi đình và thám hoa, Vương Dĩ Hàm thi đỗ trạng nguyên.
Vương Dĩ Hàm đỗ trạng nguyên không dễ dàng
Quan chủ khảo Tả đô ngự sử khi đó là Đậu Quang Nãi. Lúc ông còn là sứ thần học thuật tại Chiết Giang vô cùng coi trọng tài năng của hai anh em họ Vương. Khi hai anh em cùng đứng đầu trong kỳ thi hội, cả hai bị những kẻ thua cuộc lan truyền vu khống, dèm pha.
Hòa Thân, đại học sĩ khi đó luôn bất bình vì sự ngay thẳng của Đậu Quang Nãi. Hòa Thân ngấm ngầm tìm cách hãm hại ông. Lúc này Hòa Thân nghe được những lời vu khống liền cảm thấy cơ hội đã đến. Hòa Thân nói: Đậu Quảng Ngãi từng nhiều lần làm quan giám khảo tại Chiết Giang, hai anh em thí sinh đến từ Chiết Giang đều do Đậu Quang Nãi bảo lãnh, nâng đỡ. Vì thế, việc người thứ nhất đỗ, rồi người thứ hai đỗ, chắc chắn có tư tâm.
Hòa Thân cáo buộc quan ngự sử Đậu Quang Nãi nhận hối lộ của hai anh em họ Vương để tiết lộ đề thi cho họ. Chứng cứ chính là trong bài thi của họ đều có một từ “Vương đạo bổn hồ nhân tình”. Nghĩa là: Thuật cai trị vốn ở tình người.
Hòa Thân tạo nghiệp ác: vu khống người khác
Kỳ thực, Đậu Quang Nãi là người có kinh nghiệm uyên thâm trong lĩnh vực chính trị. Ông có cảm nhận sâu sắc và phân tích uyên thâm về giảng thuyết “Những điều gì là tốt cho dân”. Sau khi được bổ nhiệm làm quan chủ khảo của kỳ thi hội. Ông liền ra đề tài này làm đề thi. Kết quả có hai bài thi phân tích và trình bày sâu sắc đắc nhân tâm chính là của hai anh em họ Vương. Đây cũng chính là lý do, trong hai bài thi của anh em họ đều có câu “Vương đạo bổn hồ nhân tình”
Đậu Quang Nãi xưa nay cương trực thẳng thắn. Vì thế ông đã đắc tội không ít người, vì thế có nhiều kẻ đứng sau công kích, gán ghép. Tuy nhiên ông không ngại lời thiên hạ, kiên trì chủ trương “Chỉ luận văn trương, không hỏi quê quán”.
Bị lời nói của Hòa Thân kích động, hoàng đế Càn Long trong lòng nghi ngờ, lệnh cho những đại thần như Kỳ Hiểu Lam… xem xét lại từng câu từng chữ trong bài thì của Vương Dĩ Hàm và Vương Dĩ Ngữ, hơn nữa còn giáng chức của quan ngự sử Đậu Quang Nãi. Kết quả kiểm tra bài thì của Vương Dĩ Ngữ không đạt. Anh ta bị phạt không cho tham gia kỳ thi đình, phải trở về quê.
Sinh mệnh đời người là do thiên thượng an bài
Vương Dĩ Hàm bài thi mờ nhạt qua loa đỗ trạng nguyên
Mặc dù Vương Dĩ Hàm có thể tiếp tục tham gia kỳ thi đình; tuy nhiên tâm trạng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì việc đi thi mà thầy của mình bị kết tội; em trai bị trục xuất về quê nên chán nản không hy vọng nhiều. Vương Dĩ Hàm chỉ làm bài qua loa đại khái. Anh trình bày chữ viết mờ nhạt cho xong.
Năm đó, thầy dạy trong nhà Hòa Thân cũng tham gia kỳ thi. Hòa Thân dặn dò ông ta: “Trong kỳ thi đình chỉ cần viết thật mờ nhạt. Ông có thể đậu trạng nguyên”
Khi Hòa Thân cầm lấy bài thi của Vương Dĩ Hàm, ông ta cho rằng đó chính là bài thi của người thầy dạy trong nhà mình nên cho đứng vị trí hạng nhất. Ngày xướng danh, Càn Long nhìn thấy bài thi nét chữ mờ nhạt cảm thấy vô cùng khó hiểu.
Lúc này Hòa Thân đứng bên cạnh tiến cử đề xuất: “Nét chữ của người này mờ nhạt như vậy, có thể cho thấy sự trang nghiêm, tao đoan trang. Cách viết như vậy khó gấp đôi so với những người viết đậm. Điều này chứng tỏ sự tu dưỡng và học thức chắc chắn cũng uyên thâm gấp bội phần”
Oan khuất của Đậu Quang Ngãi được hóa giải
Hoàng đế Càn Long tán thành ý kiến của ông ta và đồng ý cho bài thi này đỗ trạng nguyên. Khi mở niêm phong dán tên, chủ nhân của bài thi là Vương Dĩ Hàm. Hoàng đế nhìn Hòa Thân và nghiêm nghị lạnh lùng nói: “Cậu ta được chọn làm trạng nguyên, cũng là do Đậu Quang Nãi làm sao?”
Lúc này, Hòa Thân nhíu mày mím chặt môi, ngay cả thở cũng không dám. Vì vậy, oan tình của Đậu Quang Nãi mới được đưa ra ánh sáng. Từ đó những tin đồn xấu về anh em họ Vương vì thế mới ngừng lại.
Kẻ xấu có tính toán tạo nghiệp ác cũng không lệch khỏi an bài
Những việc đã được ông trời hoạch định, sắp đắt, kẻ tiểu nhân chắc chắn không thể làm loạn; kẻ xấu dù có tính toán trăm phương ngàn kế, cũng đều nằm trong sự an bài của ông trời. Sáu năm sau, Vương Dĩ Ngữ cũng được đặc cách ân sủng triệu tập vào Hàn lâm viện.
Như vậy xem ra, Vương Dĩ Hàm chính là sao Văn Khúc mà Quán Thế Âm Bồ Tát đề cập đến trong đầu bài viết: “Hai mươi năm sau, sao Văn khúc sẽ giáng sinh vào gia đình ông”.
Quy luật thiện ác hữu báo là bất biến; vì vậy trong cuộc đời mỗi người gieo nghiệp ác thì sẽ gặp quả ác, gieo thiện lương sẽ gặp thiện duyên.
Theo The Epochtimes