Nịnh hót quan trên, lựa ý nói hùa để mong có được vinh hoa phú quý; loại hành vi này trong mắt người xưa chính là hành động của một kẻ tiểu nhân vô sỉ.
- Cảnh tượng đáng sợ của các gian thần sau khi chết
- Thà nhạt như nước của quân tử, chứ đừng nồng như rượu của tiểu nhân
Lưu Đại Hạ tích âm đức mà thăng chức
Trong năm Tuyên Đức thời nhà Minh, triều đình từng phái thái giám Vương Tam Bảo đi thuyền sang phương Tây và các nước khác để tìm kiếm bảo vật quý hiếm. Đến năm Thiên Thuận, lại có người tâu với hoàng thượng rằng: Cần phải phái thuyền đi đến phương Tây một lần nữa. Triều đình lại lệnh cho bộ binh, đưa ra hồ sơ sổ sách chi tiêu trong lần đi phương Tây trước để tham khảo; chuẩn bị kế hoạch cử người đến đó một lần nữa.
Lúc đó, Hạng Trung đảm nhiệm chức Thượng thư bộ binh, liền lệnh cho thuộc hạ mang hồ sơ sổ sách chi tiêu ra để kiểm tra. Khi đó Lưu Đại Hạ đảm nhiệm chức Lang trung trong bộ binh, sau khi biết được tin này, ông liền đến phòng kho, đem hồ sơ giấu đi. Vì vậy mà quan viên được cử đi xem xét việc này, khi đến phòng kho tìm kiếm nửa ngày mà cũng không thấy gì. Mà vì không kiếm được hồ sơ, nên chuyện này cứ kéo dài mãi, rồi cũng không thấy có tin tức gì.
Đại thần mà không can gián vua thì cũng như kẻ nịnh thần
Hạng Trung thấy vậy mới trách cứ thuộc hạ: “Hồ sơ rõ ràng để ở trong kho, làm sao lại không tìm thấy được?” Lưu Đại Hạ mới cười mà nói rằng: “Lần trước đi phương Tây, tiền phí đến mấy trăm ngàn, quân dân tử thương vô số, không biết bao nhiêu mà kể. Dù là đi tìm bảo vật, đối với quốc gia và bách tính cũng đều không có gì tốt cả! Đây là việc xấu, là một đại thần, phải can ngăn hoàng thượng mới đúng! Hồ sơ cũ nếu như vẫn còn đó, thì cũng nên đem tiêu hủy đi để trừ hậu hoạn. Vậy vì sao còn phải đi tìm hồ sơ đó để làm gì?”
Hạng Trung nghe Lưu Đại Hạ (lúc đó là thuộc hạ của Hạng Trung) nói xong thì tỉnh ngộ, liền tạ tội với Lưu Đại Hạ: “Kiến thức của tôi thật nông cạn, không thể nghĩ đến những đạo lý sâu xa này. Hôm nay được ngài giảng cho như vậy, tôi mới hiểu rằng: Tôi thiếu chút nữa là thành kẻ nịnh hót bề trên để cầu vinh. Có thể nói: Âm đức của ngài đã cảm động Thiên thượng, ngăn cản tôi làm sai. Vị trí của tôi bây giờ nên thuộc về ngài!”
Về sau, Lưu Đại Hạ quả nhiên được thăng chức lên làm Thượng thư bộ binh.
Nhờ cái cây mà nhận ra kẻ nịnh hót
Đường Thái Tông từng chỉ vào một cái cây và nói: “Cái cây này thực sự là một cây tốt!”. Vũ Văn Sĩ Cập từ đó cứ hễ gặp ai là lại khen ngợi cái cây này.
Đường Thái Tông biết được việc này liền nghiêm túc nói với Vũ Văn Sĩ Cập rằng: “Ngụy Trưng một mực khuyên nhủ ta, phải tránh xa đám a dua nịnh thần. Ta lại không biết kẻ nịnh hót thì sẽ như thế nào; hôm nay ta mới hiểu: Thì ra ngươi chính là một kẻ nịnh bợ!”
Vũ Văn Sĩ Cập nghe vậy lập tức quỳ xuống tạ tội, xấu hổ không thôi!
Nịnh hót, đón ý nói hùa, tự hại chính mình
Đại thần Quách Sùng Thao thời Hậu Đường, vì hùa theo ý chỉ của hoàng đế Trang Tông, liền khuyên Trang Tông sắc lập Lưu Thị làm hoàng hậu. Mà động cơ của Quách Sùng Thao chính là muốn kết giao với Lưu Thị để cầu lợi lộc.
Tuy nhiên, sau đó, chính Lưu Thị là người đã nói xấu Quách Sùng Thao trước mặt hoàng thượng; khiến Quách Sùng Thao bị giết.
Thật là người tính không bằng trời tính; Quách Sùng Thao muốn lợi dụng Lưu Thị để thăng quan tiến chức, nhưng cuối cùng lại bị chính Lưu Thị hại chết.
Nịnh hót cầu vinh trong mắt của Thần thì chính là hành ác, sẽ phải bị báo ứng và trừng phạt nghiêm khắc.
Theo Epoch Times
Xem thêm Video: