Thế gian vạn người không ai giống ai, vì sao có người hạnh phúc, có người thì “nước mắt một đời”? Xin chia sẻ cùng bạn đọc một trải nghiệm:
Câu chuyện tiểu thư xấu xí
Xưa “Lâm gia Trang” ăn ở phúc đức sinh được 3 người con gái. Hai người con đầu, “mát lòng mát dạ” “mười phân vẹn mười”, riêng người con gái út thì tương phản.
Cô út, ở nhà gọi là Vân Lạc, dáng người xấu xí ít người quan tâm ngoại trừ cha mẹ. Còn hai chị gái xinh đẹp, mỹ miều nên người người ái mộ. Từ nhỏ Vân Lạc đã biết thân biết phận tự làm các việc một mình; không cần người hầu hạ.
Bất ngờ có người đến cầu thân
Thời gian như thoi đưa, chớp mắt các cô gái nhà họ Lâm đã đến tuổi cập kê. 2 người chị thì người người cậy hỏi. Ông bà chủ nhà họ Lâm phải đắn đo suy nghĩ kỹ càng, mới có thể chọn ra những người ưng ý để giao phó 2 cô con gái của mình cho họ. Riêng Vân Lạc thì dường như càng buồn hơn, không ai đến cầu thân. Nàng dường như cũng biết được điều ấy, nên cũng chẳng để tâm mấy.
Một hôm, khi đang trồng hoa trong khuôn viên sau nhà, Vân Lạc vô tình nghe gia nhân nói chuyện, rằng có người đến muốn cầu thân với nàng; và đang vấn an cha mẹ nàng ở tiền sảnh. Nghe có vẻ lạ, bởi vì cả địa phương không ai là không biết nàng nhan sắc xấu xí; tại sao lại có người muốn đến cầu thân?
Lòng người sao quá hiểm ác
Nàng bèn gọi một nữ gia nhân đến, hoán đổi y phục giả làm hầu nữ quét dọn; sau đó đi đến tiền sảnh xem chuyện thế nào. Khi đến nơi, đứng phía sau tấm rèm, nàng vừa lau bàn ghế vừa nghe xem chuyện này có phải sự thật chăng?
Chợt nghe tiếng vọng: “Cái tên vô dụng này, không biết có cầu thân được cô con gái út nhà này không”. Lại có tiếng tiếp lời: “Hắn đam mê cờ bạc, phải thế chấp cả tính mạng để vay chút tiền, liều mình tới đây cầu thân. Còn thuê chúng ta để ra oai. Nghe nói cô con út nhà này xấu lắm, không ai cưới hỏi, mà nhà họ rất giàu có, một khi gả con đi thì họ sẽ không bao giờ để cho con mình chịu khổ; hắn có thể thoả xức tiêu xài…”.
Nước mắt một đời tủi nhục
Nghe đến đây, Vân Lạc thật không sao chịu nỗi, lòng người quá hiểm ác. Từ nhỏ đến lớn, nàng phải sống trong kỳ thị giờ lại trở thành mục tiêu của một âm ưu thâm độc…
Bao nhiêu tủi nhục dồn nén trong ngần ấy năm có vẻ như đã quá nhiều, nàng lấy khăn che mặt, quay ra cửa sau, vừa chạy vừa khóc,…. cứ thế mà chạy, lát sau nàng đã vào rừng lúc nào không hay.
Nước mắt một đời nào phải bất hạnh, quay đầu thoát ly biển khổ (Ngẫm Audio).
Giải thoát số phận?
Vân Lạc khóc nấc lên muốn gieo mình quyên sinh để chấm dứt bi kịch cuộc đời… Bỗng nghe tiếng quát: “Cô nương à, sinh mệnh là quý giá, cô không nên làm như thế”.
Vân Lạc quay lại nhìn thấy một lão bà bà “tiên phong đạo cốt” liền vỡ òa trong nước mắt… Hồi lâu bình tĩnh lại Vân Lạc kể hết mọi chuyện…
Bà lão đưa Vân Lạc tới sát mép nước, cạnh đó có một con kiến nhỏ, bà lấy tay huơ nhẹ khiến con kiến rơi xuống nước. Nó vùng vẫy, dùng hết sức để bơi vào bờ. Bà lão nói:
“Con kiến nhỏ còn không muốn chết, có được thân người, tại sao không biết quý tiếc? Trong trời đất bao la này, con người là trân quý nhất; nếu không biết trân trọng, một khi mất đi thân người rồi khó mà tìm lại được cơ hội con có biết không?”
Nước mắt một đời nào phải bất hạnh
Vân Lạc lấy tay gạt nước mắt: “Nhưng con sinh ra đã xấu xí; ngoài phụ mẫu ra không ai muốn đến gần con hết; sống không chút thú vị, con có mặt trên đời này có ý nghĩa gì chứ?”
Bà lão mỉm cười nói: “Con người sống trên đời là tạo nghiệp; những đau khổ bất công mà con gánh chịu lại là điều tốt đó:
- Hình dạng xấu xí, nên chẳng chấp vào nhan sắc; không lụa là son phấn, chỉ biết tu tâm dưỡng tính.
- Không ai muốn tiếp chuyện, nên có nhiều thời gian để tĩnh tâm; bớt tạo khẩu nghiệp.
- Gia nhân, tì nữ lánh xa, mọi việc đều phải tự thân mà làm, mặc dù khổ một chút; nhưng rèn luyện nghị lực, tự biết chăm sóc bản thân chẳng phải luỵ người”.
Quay đầu tỉnh ngộ
Con người sống trên đời không phải chỉ để hưởng thụ, càng thoải mái càng lún sâu vào danh lợi; càng xem trọng bạc tiền càng không có lối ra trong lục đạo luân hồi.
Thân người khó được, con còn có song thân cần phụng dưỡng; hãy làm trọn chữ “Hiếu”, tu dưỡng bản thân, hành thiện tích đức, nắng đủ hoa khai…”
Vân Lạc sực tỉnh, đâu có gì là ngẫu nhiên; đều là hảo sự đã được an bài, để cô không phải nhuốm bụi trần… Muốn nói lời cảm tạ nhưng xung quanh tĩnh lặng, không một bóng người…
Biển khổ mãi thoát ly
Vân lạc quay trở về phụng dưỡng cha mẹ và tu tâm tích đức. Sau khi ông bà chủ của “Lâm gia trang” viên tịch, không ai thấy Vân Lạc nữa. Có mấy tiều phu nói gặp tiên trên núi trông nhang nhác giống Vân Lạc.
Nước mắt một đời đâu phải là bất hạnh; nhân thân nan đắc, sinh mệnh trường tồn, luân hồi đắc Đạo!