Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không? Đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người khi tìm hiểu về môn tu luyện này. Rốt cuộc vấn đề này thực hư như thế nào?
1. Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không?
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện thượng thừa của Phật gia được sáng lập bởi ngài Lý Hồng Chí. Thực hành môn tu luyện này có 2 phần chính cơ bản. Một là luyện 5 bài công pháp cải biến sức khỏe. Hai là đọc các cuốn kinh sách giúp cho việc tu tâm tính. Nguyên lý chính tu tâm là chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn, thực tu ngay trong cuộc sống hàng ngày. Đến nay, Pháp Luân Công được phổ truyền trên 140 quốc gia và có hàng trăm triệu người theo tập.
Tại Việt Nam, môn pháp này được một số du học sinh luyện tập từ những năm 2000. Nhờ những giáo lý dạy con người làm điều tốt, hướng thiện, phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng người Việt. Hơn nữa, nhờ hiệu quả chuyển biến sức khỏe một cách diệu kỳ nên môn pháp này nhanh chóng lan rộng tại Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển theo hình thức người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay, khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có nhiều người tập luyện…
Nhiều người thắc mắc Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không? Luật pháp Việt Nam không quy định cấm người dân tập luyện. Vì vậy, việc người dân tập luyện là hoàn toàn hợp pháp. Nếu không hợp pháp liệu có thể phát triển suốt 20 năm nay?
2. Luật pháp bảo hộ quyền hợp pháp cho người tập Pháp Luân Công
2.1. Quy định của Công ước và Hiến Pháp về bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng
Điều 18 của Công Ứớc Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia từ ngày 24/9/1982 (‘Công Ước’) quy định như sau:
“Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.”
“Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.”
Điều 18 của Công Ước Quốc Tế
Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 2 của Công Ước, Việt Nam, với tư cách là thành viên Công Ước có nghĩa vụ ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền của cá nhân được công nhận trong Công Ước.
Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và bảo hộ công dân tránh khỏi việc bị xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại Điều 24.
2.2. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng và rèn luyện sức khỏe
Trong văn bản chính thức bằng tiếng Anh của Công Ước, ‘tín ngưỡng’ được dịch từ ‘conscience’. Theo từ điển Cambridge, ‘conscience’ được định nghĩa là việc cá nhân tự đánh giá hành vi của mình có phù hợp với đạo đức không.
Nội dung cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công), yêu cầu người tập phải làm người tốt, luôn nâng cao đạo đức, quán chiếu theo Chân – Thiện – Nhẫn để trở thành người có đạo đức cao thượng.
Do đó, Pháp Luân Công đơn thuần là môn thuộc về tín ngưỡng. Người thực hành theo tín ngưỡng được bảo hộ theo quy định tại Điều 18 của Công Ước quốc tế và điều 24 Hiến Pháp Việt Nam năm 2013.
Theo Điều 20 Hiến Pháp năm 2013: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe”. Tại Điều 38 ghi nhận rằng “mọi công dân có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, và không ai có quyền đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác”. Như vậy, công dân được quyền tập Pháp Luân Công để rèn luyện sức khỏe của mình.
3. Học viên Pháp Luân Công chia sẻ về môn tập và cuộc đàn áp có sai không?
3.1. Chia sẻ thuộc về quyền tự do ngôn luận được Luật pháp quy định
Theo ấn phẩm đăng tải trên Bộ tư pháp, quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm; tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản; hoặc dưới bản điện tử; hoặc dưới hình thức khác…
Điều 25 Hiến Pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.“
Có một số thông tin cho rằng, học viên Pháp Luân Công đi tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ người tập. Trong một số bộ phận của cơ quan chức năng khi xử lý các vấn đề tôn giáo thường hay quy kết các học viên đi tuyên truyền trái phép. Có đúng học viên vi phạm pháp luật?
Học viên không vi phạm pháp luật mà đang làm đúng pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Vì sao? Những nội dung họ chia sẻ là những điều tốt đẹp họ nhận được từ việc tập luyện. Bản thân họ có được sức khỏe, tâm tính tốt đẹp từ ngày tập luyện. Xuất phát muốn đem điều tốt đẹp ấy lan tỏa cho nhiều người biết nên họ đã chia sẻ. Người nghe hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc… Sách, tờ giới thiệu của họ không có bất kỳ vi phạm quy định nào của Nhà nước. Do vậy, việc chia sẻ này hoàn toàn hợp pháp.
3.2. Nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc có vi phạm pháp luật Việt Nam?
Việc những học viên nói sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, được khép vào làm chính trị, có mưu đồ. Vậy tại sao lại cuộc bức hại phi nghĩa đó lại không được nói ra? Trừ phi họ không muốn cho người khác biết sự thật.
Pháp Luân Công được phổ truyền ở Trung Quốc từ năm 1992. Chỉ sau 2 năm, số lượng người tập lên tới hơn trăm triệu người, bởi những lợi ích tốt đẹp cả tâm lẫn thân. Tính đến nay, Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.500 giải thưởng, và giấy công nhận trên toàn thế giới vì những lợi ích về tinh thần, đạo đức và sức khỏe.
Tuy nhiên, vào ngày 20/7/1999, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, truyền thông Trung Quốc chính thức công bố cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Hàng triệu học viên bị bắt giam phi pháp, bị tra tấn tàn ác, mổ cướp nội tạng. Cùng với đó, gia đình của họ cũng lâm vào hoàn cảnh khốn cùng. Gia đình ly tán: con mất cha, mẹ mất con, khánh kiệt tài chính…
Vậy tại sao những học viên lại thường chia sẻ về vấn đề này? Điều ấy có vi phạm luật pháp Việt Nam hay không? Đây là cuộc bức hại phi nghĩa. Im lặng trước cái ác là tiếp tay cho cái ác. Việc giới thiệu và nói lên sự thật là thể hiện tiếng nói lương tri của người lương thiện. Đó cũng là một trong những quyền cơ bản của con người – quyền tự do ngôn luận.
Xem thêm: Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công – Sự thật đang dần sáng tỏ
4. Học viên Pháp Luân Công chấp hành đúng luật pháp quy định tại Việt Nam
Các học viên luôn chiểu theo các giá trị cốt lõi Chân – Thiện – Nhẫn thực hành tu luyện. Tại nơi làm việc, ở nhà, trong các mối quan hệ đều phải cư xử là một người tốt và tốt hơn nữa. Mọi người vẫn có công việc duy trì cuộc sống, đóng góp cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm công dân.
Họ chia sẻ những lợi ích tốt đẹp đều trong khuôn khổ cho phép. Họ không tham gia chính trị, không tụ tập bàn luận chính trị hay âm mưu gì; không có hành động, thông tin nào chống đối hay đả phá chính quyền. Nội dung trong các tờ giới thiệu đều thuộc phạm trù luật pháp cho phép.
Việc tập luyện của các học viên cũng được thực hiện theo quy định phù hợp tại địa phương. Nơi công cộng được phép tập luyện, nhưng khi có dịch bệnh họ đều thực hiện đúng yêu cầu của Chỉ thị Nhà nước.
Trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp – một trong những cuốn sách của Pháp Luân Công có yêu cầu người học phải tuân thủ luật pháp quốc gia. Bất cứ ai làm trái quy định pháp luật thì đều phải tự chịu trách nhiệm cá nhân.
Xem thêm: Có nên tập Pháp Luân Công?
5. Tính hợp pháp có hay không trong một số văn bản đóng dấu “Mật”?
Có một số văn bản được đóng dấu “Mật” lưu hành trong một số cơ quan chuyên trách. Nó nghiễm nhiên được coi như điều luật rằng Pháp Luân Công thuộc diện theo dõi tại địa phương. Trong các tài liệu này có những thông tin không đúng sự thật về Pháp Luân Công. Dẫn đến nhiều cán bộ chuyên trách có cái nhìn phiến diện về môn pháp này. Vậy những văn bản này có hợp pháp khi áp dụng không?
Thứ nhất, các văn bản “Mật” đều vi phạm Hiến pháp. Các văn bản đó vi phạm Hiến Pháp cũng như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Vì vậy, công dân không phải tuân thủ các quy định tại các văn bản đóng dấu “Mật”. Tại sao? Điều 20 – Điều 30 của Hiến Pháp năm 2013 quy định về quyền tập luyện và rèn luyện sức khỏe, cũng như quyền được bảo hộ sức khỏe của công dân Việt Nam.
Thứ hai, nội dung văn bản trái với Hiến Pháp. Một văn bản được coi là chứa quy phạm pháp luật khi văn bản đó được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và hình thức ban hành. Ngoài ra, một yêu cầu rất quan trọng là nội dung văn bản đó không thể trái với các quy định của Hiến Pháp.
Trong hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam, không có loại hình văn bản nào có đóng dấu “Mật” ràng buộc công dân phải tuân thủ. Vấn đề hiệu lực của một văn bản pháp quy được quy định cụ thể tại Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
6. Luật sư, tiến sĩ luật nói rõ về việc Pháp Luân Công có bị cấm tại Việt Nam hay không?
Luật sư Nguyễn Xuân Chiến
Trả lời câu hỏi “Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không?”. Luật sư Nguyễn Xuân Chiến đã trả lời như sau:
“Pháp Luân Công liên quan đến vấn đề sức khỏe và đức tin. Do vậy, cũng như tuyệt đại đa số các quốc gia khác, công dân có quyền được “bảo hộ về sức khỏe”, quyền “tự do tín ngưỡng”. Điều này được thể hiện tại điều 23, 24 Hiến Pháp năm 2013.
Pháp Luân Công là một môn khí công rèn luyện sức khỏe và tinh thần nên người dân hoàn toàn có quyền tự do tập luyện, cũng như tự do nói về lợi ích và sự tốt đẹp của môn tập này.”
Có những ý kiến băn khoăn về tài liệu được học viên Pháp Luân Công giới thiệu, tặng cho mọi người không biết có hợp pháp không? Điều này cũng được luật sư Chiến trả lời rõ ràng: “Theo khoản 4 điều 4 Luật xuất bản năm 2012 quy định về xuất bản phẩm, thì tài liệu giới thiệu Pháp Luân Công được các học viên in và sử dụng vào mục đích thiện nguyện không phải là xuất bản phẩm. Vì vậy, nên các tài liệu và sách không cần hoá đơn, chứng từ theo quy định đối với phát hành xuất bản phẩm. Do đó hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam.“
Tiến sĩ luật Nguyễn Duy Hưng
Pháp Luân Công không có tổ chức do không có trụ sở, không có người đứng đầu, không thu tiền phí. Ai muốn tập thì tập, không tập thì họ tự thôi; không bị ai ép buộc cả. Mọi người tập Pháp Luân Công đều có quyền, có thể tự tìm hiểu và tập theo tài liệu có sẵn trên Internet.
Về việc có những nơi công an không cho người dân tập với lý do Nhà nước quy định hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng cần phải xin phép.
Trả lời vấn đề này, Tiến sĩ Hưng giải đáp như sau: “Theo nghị định số 38 ngày 18/03/3005 của Chính phủ và hướng dẫn tại thông tư số 09 ngày 05/09/2005 của Bộ Công An, hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại những nơi cộng cộng; nhằm mục đích đưa ra những yêu cầu hoặc những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức; hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Vậy việc người dân tập luyện Pháp Luân Công tại các nơi công cộng chỉ đơn thuần là rèn luyện sức khỏe thì không có gì sai so với quy định của pháp luật và cần xin phép.“
Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống
“Tôi thấy Pháp Luân Công không liên quan gì tới chính trị. Tôi thấy đây là Pháp môn tu luyện tâm tính con người; rèn luyện sức khỏe con người theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn; làm cho con người sống tốt đẹp hơn, xã hội yên bình hơn. Bản thân tôi thấy tu luyện Pháp Luân Công chỉ có trăm điều lợi, không có một điều hại.”
Đại tá công an Nguyễn Thị Châu
“Trong Hiến pháp cũng quy định người dân được tự do tín ngưỡng. Trong sách Đại viên mãn pháp của Pháp Luân Công ghi rõ là học viên phải chấp hành pháp luật quốc gia, không làm chính trị. Nếu ai tham gia chính trị phải tự chịu trách nhiệm; và cũng không phải là đệ tử Pháp Luân Công nữa. Do đó, tu luyện Pháp Luân Công không tham gia vào chính trị.“
Đại tá Trần Văn Vệ
Đại tá Vệ trả lời câu hỏi “Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không?” như sau:
“Ở Việt Nam từ trung ương trở xuống không có văn bản nào cấm tập Pháp Luân Công. Tôi cũng đã hỏi, một số anh công an cũng ra các bãi tập. Tôi cũng hỏi về việc ấy, người ta bảo là không thấy, không thấy có việc ấy. Thế như vậy là việc luyện tập Pháp Luân Công ở Việt Nam là không cấm. Từ Trung ương trở xuống, hiện nay chính thức là không có ai cấm cả.”
Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thu Vệ
“Tôi thấy môn Pháp Luân Công rất tốt. Tôi không thấy có một vấn đề chính trị nào ở trong này cả. Tu tâm giúp con người ta thành người tốt và người tốt hơn lên, không có một chút gì là chính trị. Vì Pháp Luân Công không có người đứng đầu, không có văn phòng làm việc, không có danh sách; ai đến tập thì tập, ai không đến tập thì thôi. Không có ai gò ép ai cả, thế cho nên là cứ bảo chính trị; trong khi đọc toàn bộ quyển Chuyển Pháp Luân không có một chỗ nào nói về chính trị. Thế cho nên cái này là không đúng.”
Nghệ sĩ nhân dân Trung Đức
“Pháp Luân Công là một môn tuyệt vời, giúp mọi người nâng cao sức khỏe; tại sao lại nói là chính trị? Chú chỉ thấy rằng tập rất có lợi cho bản thân mình. Khi tôi tập được 2 tháng thì tôi và nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền có vào Sài Gòn hát. Khán giả có yêu cầu tôi hát một bài tiếng Pháp. Tôi bắt đầu hát thì nhạc dạo xong tôi cũng không thuộc. Tự nhiên tôi quên lời. Tôi liền nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Thế là tự nhiên tôi nhớ lời và hát luôn. Ngày xưa hát còn phải lấy hơi. Thế mà mới tập mà dư hơi, hơi rất đầy đặn, hơi khỏe khắn, hơi rất tốt. Tôi khuyên mọi người hãy nghe lời tôi nói, vì tôi đã tập thấy hiệu quả rất tốt.“
7. Các nước trên thế giới đều chào đón sự tốt đẹp của Pháp Luân Công
Pháp Luân Công đã được truyền rộng tại 5 châu lục; và có hơn 100 triệu người được hưởng lợi nhờ môn tu luyện này.
Mexico – cảnh sát học Pháp Luân Công để “kiên nhẫn và điềm tĩnh hơn suốt cả ngày”
Hơn 600 cảnh sát tại Mexico đã tham dự khóa học Pháp Luân Đại Pháp từ 18-22/7/2016. Thực hành Pháp Luân Công giúp cảnh sát kiên nhẫn, điềm tĩnh hơn. Nguyên lý Chân Thiện Nhẫn giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng và ngăn chặn tội phạm.
Ấn Độ, Indonesia, Mỹ, Đan Mạch đưa Pháp Luân Công vào trường học
Hiện nay hơn 80 trường học đều tập luyện Pháp Luân Công hàng ngày tại Ấn Độ. Trong khi đó, tại Indonesia, Trường Trung học Batam đưa các bài công pháp vào giờ thể dục buổi sáng.
Tại Mỹ, đại học South Carolina Aiken Nằm ở bang South Carolina,Hoa Kỳ đưa Pháp Luân Công trở thành môn học. Mục đích là giáo dục đạo đức, và nâng cao sức khỏe cho sinh viên.
Trường Hammerum Friskole ở thành phố Herning, Đan Mạch đã giới thiệu Pháp Luân Công cho học sinh. Nó là một phần của chương trình giới thiệu văn hóa và truyền thống Trung Quốc.
Sydney đưa Pháp Luân Công vào chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên của công ty
Tại Sydney, Úc, có hơn 20 điểm luyện tập ở khắp các công viên; bao gồm cả những địa điểm gần thắng cảnh thu hút khách du lịch. Một công ty ở Sydney đã đưa Pháp Luân Đại Pháp vào chương trình chăm sóc sức khỏe. Họ đã mời học viên Pháp Luân Công đến hướng dẫn cho nhân viên tại công ty vào buổi trưa. Mục đích giúp cải thiện phúc lợi cho các nhân viên của.
Bộ Y tế Peru mời các học viên hướng dẫn tập cho người dân thủ đô
Cũng như nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới, Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Tu luyện Pháp Luân Công không chỉ nâng cao sức khỏe mà tâm tính cũng được đề cao lên. Vậy nên, nếu có ai hỏi bạn “Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không?” thì câu trả lời là “KHÔNG”; và hãy chia sẻ link bài viết cho những ai còn thắc mắc về vấn đề này.