Pháp Luân Công được giới thiệu ở Đài Loan vào tháng 4/1995 và được người dân nơi đây chào đón nồng nhiệt. Số lượng học viên Pháp Luân Đại Pháp tại quốc đảo này đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các cuốn sách được dịch ra 40 ngôn ngữ và truyền rộng khắp thế giới.
Pháp Luân Công ở Đài Loan
Tháng 10/1997, Sư phụ Lý Hồng Chí đã tới Đài Loan để tổ chức hai khóa giảng Pháp tại Đài Bắc và Đài Trung. Ngay sau đó, Pháp Luân Đại Pháp được người dân Đài Loan đón nhận và phát triển nhanh chóng. Các học viên Đài Loan thuộc mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội; từ giáo sư, bác sỹ, doanh nhân, luật sư, nhân viên chính phủ, cảnh sát, nông dân, giáo viên, học sinh…
Hiện nay, tại quốc đảo này ước tính có khoảng hơn 1 triệu người theo tập. Tại đây có khoảng 1.000 điểm luyện công tại 300 thị trấn, thị xã, thành phố. Ngoài ra, một số điểm luyện công nằm trên các vùng hải đảo như Mã Tổ, Bành Môn, Kim Môn.
Truyền thống xếp chữ tạo hình ở Đài Loan không bắt nguồn ở quốc đảo này. Nó bắt nguồn từ Trung Quốc trước năm 1999. Thời điểm đó, hàng ngàn học viên đã xếp hình tạo thành các hình ảnh; hoặc chữ tiếng Trung liên quan đến Đại Pháp.
Năm 2000, Đài Loan cũng bắt đầu tổ chức các hoạt động xếp chữ tạo hình quy mô lớn; với chữ “Pháp Luân Đại Pháp” và “Chân – Thiện – Nhẫn” (kiểu chữ Lệ Thư).
Hoạt động xếp chữ này thường được tổ chức hàng năm tại Đài Loan. Đó cũng là một phương thức sinh động để các học viên bày bỏ lòng cảm ân đối với Sư phụ Lý; và giới thiệu vẻ đẹp cũng như chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp đến với nhiều người hơn.
Lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho người dân Đài Loan
Phát biểu của nguyên thủ quốc gia Đài Loan
Đài Loan là quốc gia có số người tu luyện Pháp Luân Công đông nhất sau Trung Quốc. Các học viên thân thể khỏe mạnh, đạo đức đề cao; nên đến đâu cũng được các ban ngành chính phủ cũng như các giới xã hội tán thưởng hoan nghênh.
Cựu Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu từng phát biểu rằng nguyên tắc đạo đức trong bài giảng Pháp Luân Công đã “giúp hàng triệu người khỏe mạnh và nâng cao đạo đức”.
Nghiên cứu của Giáo sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan
Phó Giáo sư Hồ Ngọc Huệ, Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Đài Loan đã thực hiện một nghiên cứu khoa học về các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan. Ông đã thu thập 1.118 phiếu khảo sát ở 1/5 các thị trấn, quận, huyện và thành phố.
Kết quả cho thấy 72% các học viên Pháp Luân Công chỉ sử dụng một thẻ bảo hiểm y tế mỗi năm; giảm gần 50% so với thời điểm trước đó. Đồng thời báo cáo chỉ ra hiệu quả rõ rệt trong việc loại bỏ những thói quen không lành mạnh; cụ thể 81% bỏ hút thuốc, 77% bỏ rượu, 85% bỏ cờ bạc và 85% hoàn toàn bỏ nhai trầu.
Ngoài ra, báo cáo nghiên cứu còn cho thấy Pháp Luân Công đã giúp cân bằng và làm hài hòa cảm xúc của con người. Mức độ hài lòng đối với tình trạng sức khỏe tăng từ 24% lên 78%. Chỉ số hài lòng đối với khả năng giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày tăng từ 36% lên 81%. Chỉ số về lo lắng và phiền muộn ở nhóm người này giảm từ 33% xuống 3%.
Pháp Luân Công ở Đài Loan được học ở trường
Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Báo chí Đài Loan và là Chủ tịch Hiệp hội Pháp luân Đại Pháp Đài Loan – bà Trương Cẩm Hoa là người đầu tiên của Đài học Đài Loan đã tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1999.
Kể từ thời điểm đó Pháp Luân Công được phổ truyền ở các trường học của Đài Loan. Các em học sinh, sinh viên có thể học Pháp và luyện công tập thể trong khuôn viên nhà trường. Sau đó cùng nhau giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện.
Nhiều trường học ở Đài Loan cử các giáo viên tham gia khóa học Pháp Luân Công trong dịp nghỉ hè. Thậm chí các học viên còn được mời đến dạy cho các tù nhân.
Ngày 23-24/7/2005, lần đầu tiên 17 hiệu trưởng của huyện Vân Lâm đề xuất “Trại nghiên cứu giáo viên Pháp Luân Công”. Sự kiện này thu hút khoảng 200 giảng viên, công chức và công chúng tham gia. Từ đó hoạt động này được diễn ra 2 lần/năm tại nhiều quận và thành phố; để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho đội ngũ giáo viên của các trường trung học và tiểu học.
Tại các trường trung học và đại học ở Đài Loan, các học viên đã tổ chức một loạt các hoạt động để giới thiệu Pháp Luân Công.
Ngày 13/6/2015, Đại học Trung Sơn các học viên đã tổ chức “Triển lãm mỹ thuật quốc tế Chân Thiện Nhẫn”; “Triển lãm ảnh sự thật Pháp Luân Công”.
Hiện có khoảng 50 hiệp hội Pháp Luân Công tại các trường cao đẳng và đại học được thành lập.
Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Pháp Luân Công được Đại sư Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng ngày 13/5/1992. Với nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần nên môn khí công này được hoan nghênh trên khắp đất nước Trung Quốc.
Pháp Luân Công trước 1999
Toàn quốc phát triển phong trào tập luyện
Tính đến đầu năm 1999, ước tính có khoảng 70-100 triệu người thuộc mọi giai tầng và độ tuổi khác nhau trong xã hội theo tập.
Khi đó, hàng ngày trong các công viên có hàng chục triệu người Trung Quốc đã tập luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.
Từ năm 1992 đến cuối năm 1994, Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng trực tiếp 54 khóa học Pháp Luân Công. Mỗi khoá giảng có khoảng 3.500 – 4.500 học viên tham gia.
Trên khắp Trung Quốc, giới truyền thông đã giới thiệu và khuyến khích người dân tập Pháp Luân Công. Các chuyên gia y học ngạc nhiên về hiệu quả thần kỳ của môn tu luyện này đối với sức khỏe của con người (tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,1%).
Ngày 21/9/1993, tờ Nhật báo Công an Nhân dân đăng bài ca ngợi Đại sư Lý Hồng Chí; đóng góp vào việc “nâng cao phẩm chất truyền thống của người dân Trung Hoa trong việc; chống lại cái ác, bảo vệ an ninh và trật tự, thúc đẩy sự chính trực trong xã hội”.
Truyền thông quốc tế
Năm 1999, trả lời phỏng vấn tờ US News & World Report một quan chức của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc nói rằng; Pháp Luân Công có thể “tiết kiệm cho mỗi người 1.000 nhân dân tệ chi phí y tế hàng năm; và nếu 100 triệu người tập mỗi ngày thì chi phí y tế mỗi năm tiết kiệm được 100 tỷ nhân dân tệ”.
Pháp Luân Công Tại Trung Quốc sau 1999 đến nay
Mặc cho những lợi ích môn khí công này mang lại cho người dân và đất nước. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn lo sợ khi số lượng các học viên đông hơn 65 triệu Đảng viên.
Ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên tới gần Trung Nam Hải để thỉnh nguyện ôn hòa; nhằm đòi công lý cho cho 45 học viên bị bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân. Nhưng truyền thông nhà nước lại cáo buộc buổi “thỉnh nguyện” là bao vây Trung Nam Hải. Họ coi đó là cái cớ để phát động một cuộc đàn áp tàn bạo.
Tháng 6/1999, ông Giang Trạch Dân thành lập phòng 610 nhằm đàn áp Pháp Luân Công.
Vào ngày 20/7/1999, chính quyền Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp các học viên trên toàn quốc. Cảnh sát bắt bớ hàng loạt những người tập tại các điểm luyện công.
Ngày 22/7/1999, ĐCSTQ phát động chiến dịch truyền thông nhằm tấn công toàn lực vào Pháp Luân Công.
Ngày 23/1/2001, ĐCSTQ dàn dựng vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn nhằm khiến dư luận quay lưng với Pháp Luân Công.
Từ năm 1999 đến nay, cuộc bức hại vẫn diễn ra khốc liệt. Hàng trăm nghìn học viên bị giam giữ trong các nhà tù và trại cải tạo lao động. Họ bị tiêm thuốc phá hủy hệ thần kinh; có nhiều người bị giết hại để cướp mổ nội tạng sống. Rất nhiều học viên bị đưa đến trung tâm tẩy não. Khoảng 4.225 học viên xác nhận tử vong do bị bức hại. Vô số gia đình tan vỡ, ly tán do người thân bị buộc quay lưng với học viên.
Pháp Luân Công ở các nước khác trên thế giới
Tháng 3/1995, theo lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu khóa giảng Pháp Luân Công đầu tiên trên thế giới tại Paris (Pháp).
Từ năm 1995-1999, Đại sư Lý đã đi giảng bài tại Thụy Điển, Hoa Kỳ; Canada, Úc, New Zealand, Đức, Thụy Sĩ và Singapore.
Đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có hơn 100 triệu người theo tập và được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công. Các cuốn sách của môn Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra 40 ngôn ngữ và phổ biến khắp thế giới. Pháp Luân Công đã giành được hơn 3.500 giải thưởng và bằng khen từ chính phủ các nước.
Từ năm 2000 các học viên Pháp Luân Công đã chọn ngày 13/5 là ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới” nhằm thể hiện lòng biết ơn của mình với Đại sư Lý Hồng Chí. Các hoạt động kỷ niệm gồm diễu hành, dàn hợp ca, biểu diễn các bài công pháp ngoài trời…Vào ngày này, giới chức tại Mỹ, Canada, Úc và các nước khác; lên tiếng ủng hộ và gửi thư chúc mừng các học viên.
Hơn 80 trường gồm đại học, trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo ở hơn 20 quốc gia trên 5 châu Lục; như Mỹ, Úc, Anh, Ấn Độ,…đã đưa Pháp Luân Đại Pháp vào trong trường học.
Trước những nỗ lực của các học viên; người dân thế giới đang dần hiểu rõ sự thật về cuộc bức hại. Hàng triệu người đã ký tên nhằm phản đối cuộc đàn áp. Làn sóng kêu gọi truy tố Giang Trạch Dân lan rộng khắp thế giới.