Câu chuyện phong bì trong trường học được phụ huynh, học sinh sử dụng như một thói quen, một phản xạ hiển nhiên. Nếu như trước kia, trong mắt học trò người thầy luôn gắn liền với viên phấn, bục giảng. Nghề giáo luôn giữ giữ một vị trí cao quý trong xã hội mọi thời đại. Thì những năm gần đây phong bì xuất hiện trong trường học rất nhiều. Khi tiền là động lực của thầy cô giáo thì lúc đó học tập không còn là động lực của học trò!
- 5 quy tắc sống hữu ích để trường thọ
- Tiền tài bất nghĩa không thể lấy, phú quý một người đã được định trước
- Lòng tôn kính người thầy qua hình ảnh cây cầu kiều
Câu chuyện phong bì cho thầy cô nhân ngày 20/10
Câu chuyện phong bì ngày 20/10 mới đây của cháu học sinh lớp 2 hàng xóm nhà tôi khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Câu chuyện ấy cũng liên quan tới tôi, một giảng viên đào tạo các cô giáo lớp 2 ấy!
Tối 20/10, mẹ của cháu học sinh lớp 2 lo lắng chạy sang nhà tôi nói rằng: Chị ơi, bé nhà em đang khóc bắt đền mẹ không đi phong bì cô giáo.
“Cháu bảo cô giáo phê bình 5 bạn trong lớp không có phong bì chúc mừng cô 20/10”. Cô hàng xóm than thở rằng, phong bì biếu thầy cô trong trường học giống như hối lộ vậy. Lúc con em học mầm và lớp 1, con bé quá nên cũng biếu giáo viên phong bì vào các dịp lễ… hi vọng cô quan tâm con hơn.
Bởi lương công chức ít ỏi nên em chỉ có phong bì vài trăm không đáng kể. Kết quả giáo viên cũng chỉ quan tâm con có mức độ thôi. Năm nay con lên lớp 2, em quyết định không biếu giáo viên phong bì nữa thì xảy ra chuyện…
Câu chuyện phong bì trong trường học trước kì thi
Tôi làm giảng viên của một trường chuyên nghiệp, đào tạo giáo viên các ngành, đã chứng kiến nhiều chuyện biếu xén phong bì của người học. Có sinh viên tự nguyện biếu phong bì cho giảng viên. Có sinh viên bắt buộc phải đi phong bì vì giảng viên gợi ý. Tuy nhiên, mục đích mưu cầu thì giống nhau.
Có lần, tôi hẹn với một em sinh viên chữa luận văn tốt nghiệp vào 15 giờ. Nhưng chờ mãi, tới 18h30 em mới có mặt. Em xin lỗi tôi vì đến muộn. Như để giải thích, em kể với tôi vì sao có sự chậm trễ này.
Em kể, chúng em đến nhà giảng viên N để biếu phong bì. Kì này cô ấy dạy 4 học phần của cả 2 khóa nên chúng em phải xếp hàng. Sắp thi hết môn rồi mà.
Em đã xin với các em lớp dưới là nhường cho chị vào trước mà các em ấy không cho. Mặc dù mỗi đứa vào nhà cô chỉ 5 phút thôi nhưng đông quá nên mãi mới tới lượt em.
Khi phong bì ngụy trang thành “lòng biết ơn” thầy cô
Có người cho rằng đi phong bì thầy cô là biểu hiện của truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Có người lại coi là “văn hóa phong bì”, người khác lại gọi là hành động “đi thầy” …Lâu dần câu chuyện phong bì nó thành hiện tượng tự nhiên trong xã hội.
Khi việc đi phong bì trong trường học thầy cô trở thành thói quen của phụ huynh, học sinh cũng đồng nghĩa với việc thầy cô góp sức cho căn bệnh vốn tiềm ẩn ở một người trẻ tuổi. Đó là bệnh lười học, bệnh ham vui.
Một nơi đào tạo những giáo viên tương lai lại có những ‘tấm gương” như thế. Hỏi kiến thức được mua bằng tiền như thế liệu có thể tin tưởng không? Nhân cách của những giáo viên tương lai trong hoàn cảnh ấy sau này sẽ đối đãi học sinh của mình ra sao?
“Hạt ngọc trong cát” khi cô giáo từ chối phong bì trong trường học
Tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe em sinh viên kể câu chuyện trên. Tôi thắc mắc ” sao em học giỏi thế mà cũng đi phong bì cho giảng viên vậy?”, “các em làm thế là không đúng đâu, sẽ làm hại giảng viên đấy!”
Em nói rằng: “Các bạn trong lớp đều đi không thiếu một ai thì sao em dám không đi cô ơi. Có phải ai cũng công bằng như cô đâu”. Các bạn truyền nhau rằng cô không những không nhận phong bì . Cô cũng không muốn sinh viên đến nhà riêng. Cô không đồng tình việc sinh viên đi phong bì trong trường học.
Có mấy em khóa mới tặng cô phong bì hôm 20/11. Cô trả lại sau buổi thi học kì. Cô còn dạy miễn phí cho 3 bạn sinh viên học lại mà không nhận thù lao khiến mỗi bạn đỡ phải đóng hàng triệu đồng. Các bạn ấy biết ơn cô lắm.
Chúng em đều kính trọng và biết ơn cô. Tôi nói với em, “Tôi là người tu luyện, luôn hành xử chiểu theo nguyên lí Chân – Thiện –Nhẫn.”
Phong bì trong trường học và nhân cách người thầy
Câu chuyện phong bì trong trường học giống như việc mua bán, trao đổi qua lại. Bỏ tiền mua điểm để tránh bị thi lại, để có bằng khá, giỏi sau khi ra trường … Và thế là tạo thành trào lưu biếu tặng phong bì trong một số bộ phận giảng viên – sinh viên.
Thật đáng buồn khi thầy cô bán có thể bán số điểm – thước đo học lực của sinh viên thì sự công bằng trong giáo dục sẽ không còn. Niềm tin có thể thành công bằng con đường học tập của những người trẻ tuổi cũng mất đi.
Thừa hưởng một lối giáo dục khi mọi thứ đều mua bằng phong bì thì sẽ tạo ra những thế hệ công dân làm những ngành nghề khác nhau luôn dùng phong bì để hành xử trong mọi tình huống. Đây chính là câu trả lời tại sao hiện nay phong bì trở nên quen thuộc đến thế!