Tôi sống ở Đức, một trong những quốc gia đầu tiên có vắc-xin phòng ngừa Covid-19; người dân tiêm không phải mất tiền. Bạn bè ở Việt Nam thường hỏi tôi tiêm vắc-xin Covid-19 chưa? Họ nói “Việt Nam mà có thì bao nhiêu tiền cũng tiêm”. Tôi nói đùa “Còn tôi thì có cho tiền tôi cũng không tiêm”.
Nhưng thật sự là tôi không tiêm. Hiện tại tiêm vắc-xin Covid-19 ở Đức vẫn chưa phải là bắt buộc; nếu điều đó là bắt buộc thì tôi mới tiêm. Bạn tôi hỏi “Tại sao?” Việc này cũng không thể nói trong một câu được, tôi sẽ kể từ từ dưới đây:
Niềm tin về y học hiện đại trong tôi đã sớm bị lung lay
Trong đời tôi từng gặp 2 người: Một người ung thư thời kỳ cuối, thân thể hao mòn, tinh thần kiệt quệ, nhưng vẫn sống thêm được 2-3 năm; và một người ung thư thời kỳ đầu, thân thể vẫn khỏe mạnh, khi phát bệnh tinh thần vẫn lạc quan, nhưng chỉ vừa điều trị 1 tháng thì đã không qua khỏi. Cùng một bác sĩ, cùng một căn bệnh, cùng một liệu trình chữa trị, cùng một loại thuốc; vì sao có người qua khỏi, có người lại phải ra đi? Cho dù khoa học có phân tích thế nào thì vẫn còn có chỗ chưa thông suốt.
Tôi cũng từng bị một căn bệnh khó nói; tôi đã giấu gia đình suốt nhiều năm. Vì thế khi bệnh trở nặng, tôi chỉ kịp báo với người thân xong là lập tức nhập viện và phẫu thuật ngay trong ngày. Dù chọn phương pháp tiên tiến nhất của Mỹ và mổ ở bệnh viện Quốc tế nhưng chỉ 2 tháng sau ca mổ, bệnh tôi lại tái phát. Tôi gọi điện hỏi bác sĩ, ông chỉ bảo “đến hẹn lại lên, bệnh này một khi mắc phải thì sẽ phải sống với nó cả đời”.
Tôi tuyệt vọng nhận ra y học hiện đại không thể giúp con người chữa bệnh tận gốc. Cùng lắm chỉ là giải trừ chút đau đớn nhất thời; để rồi “đến hẹn lại lên”. Nếu các bác sĩ có thể chữa tận gốc bệnh thì trên đời đã không có người ra đi trên giường bệnh; mà ai cũng sẽ sống vui khỏe cho đến khi hết thọ mệnh, xong ngủ một giấc rồi ra đi.
Tôi không thiết tha với tiêm vắc-xin Covid-19, tôi tin vào nhân quả
Nhưng tôi không bỏ cuộc, niềm yêu cuộc sống thôi thúc tôi tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh cổ truyền; những phương pháp dân gian của người xưa.
Thực ra từ trước tới nay tôi vẫn luôn tin vào nhân quả; và tin rằng thống khổ của đời người là do nghiệp lực của bản thân gây ra. Nhưng tôi thường tự hỏi, phàm một việc gì đó nếu mình tin là xấu thì nhất định là mình sẽ không làm. Mình luôn sống và làm người tốt, vậy cớ sao vẫn cứ gặp bệnh tật và những chuyện không vui?
Sau thắc mắc ấy, tôi bắt đầu nghi ngờ khả năng nhận định tốt – xấu của bản thân. Nếu chẳng may, một chuyện thực chất là xấu mà tôi cứ ngỡ là chuyện tốt rồi vô tư làm thì còn gì tai hại hơn nữa?
Làm sao xác định được chúng ta là người tốt hay chưa? Hạt mầm chúng ta gieo liệu có là lương thiện? Cây mọc lên có thể cho ra quả phúc lành? Câu hỏi này quả thật không mấy ai trên đời có thể trả lời rõ. Tôi muốn đi tìm thước đo tiêu chuẩn nhận định tốt xấu của con người.
‘Con người phải sống thế nào để thực sự là người tốt?’
Tôi tha thiết muốn hỏi tạo hoá, “Con phải sống thế nào để thật sự là người tốt?” Thiên không lặng im… tưởng chừng không hồi đáp. Nhưng rồi cuộc đời đã tặng tôi cơ duyên đọc Sách Chuyển Pháp Luân. Một cánh cửa lớn bỗng mở ra, tốt – xấu, đúng – sai thật rõ ràng.
Thước đo ấy chính là Chân – Thiện – Nhẫn, nguyên tắc chung của mỗi con người nếu muốn làm người tốt. Quyển sách ấy đã cho tôi cơ hội được biết về những điều mình còn chưa làm đúng; được học làm người tốt, hoàn thiện bản thân, tẩy tịnh tâm hồn; để có thể gieo đúng mầm lương thiện, chờ hái quả ngọt lành.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- 5 bài tập Pháp Luân Công: Vì sao đơn giản mà tác dụng thần kỳ?
Tiêm vắc-xin Covid-19 cũng không phải là cách phòng bệnh tốt nhất
Tôi tin rằng, cách phòng bệnh tốt nhất không phải là tiêm vắc-xin; cách chữa bệnh tốt nhất cũng không phải thuốc đặc trị; mà chính là nhân phẩm, đức độ của mỗi con người. Ông bà ta thường dạy “thiện ác hữu báo”, thà tin mà tìm hiểu, gieo nhân lành, gặt quả thiện; còn hơn là không tin, để rồi đi sai đường, gặp báo ứng.
Từ ngày hiểu được nhân quả và định mệnh, tôi mới thôi không còn những hoài nghi trong cuộc sống. Nếu chúng ta biết được nguyên nhân gây ra mọi bệnh tật khổ đau thì chúng ta mới có cách để tránh được mọi bệnh tật khổ đau.
Bản thân đã từng gây nghiệp gì để phải bao năm trầm luân trong bệnh tật, đọc sách Chuyển Pháp Luân giờ tôi đã hiểu rõ. Những điều tôi tưởng là đúng thì nay lại thấy rõ là sai. Hiện tại sau 2 năm tu tập, mỗi ngày thực hành Chân – Thiện – Nhẫn, tôi không còn bệnh tật, không còn cần đến thuốc; cuộc sống gia đình vui vẻ thuận hòa. Những chuyển biến tốt đẹp trong cuộc sống là điều tôi có thể nhìn và cảm nhận rõ. Vì thế tôi chọn tu dưỡng, chứ không chọn vắc-xin. Tôi sẽ chỉ tiêm vắc-xin Covid-19 nếu điều đó là bắt buộc.