Trong lịch sử Trung Hoa, các sự tích về tiên nhân không ngừng xuất hiện, quán xuyến tất cả các khía cạnh của văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả tên địa danh. Nguồn gốc danh xưng núi “Cửu Tiên” là 9 anh em nhà họ Hà thời đại nhà Hán đã từng tu Đạo thành Tiên ở đây.
- Câu chuyện luân hồi của nhà hiền triết nổi tiếng Vương Dương Minh
- Lời khuyên của “Ông tiên ngủ”: hãy tôn kính Thần Phật
- Bác sỹ người Đài Loan: Cuối cùng tôi đã tìm thấy Thầy của mình rồi!
Tằng Củng thời Bắc Tống là một trong 8 nhà văn lớn thời Đường Tống (Đường Tống bát đại gia), ông đã từng làm quan tại Phúc Châu. Khi ông vẫn còn nhậm chức, đã từng viết ra danh tác Đạo Tiên đình ký, trong đó có một câu “Thành chi trung tam sơn, Tây viết Mân sơn, Đông viết Cửu Tiên sơn, Bắc viết Việt Vương sơn, tam sơn giả đỉnh chỉ lập”. Ý câu ấy là nói trong thành Phúc Châu có 3 ngọn núi, phía Tây là núi Mân, phía Đông là núi Cửu Tiên, phía Bắc gọi là núi Việt Vương, ba ngọn núi như thế chân vạc.
Núi Cửu Tiên là một trong ba ngọn núi, chiều cao hơn 50 mét so với mực nước biển. Nó có hình dáng con ba ba khổng lồ. Trên núi là các mỏm đá kỳ lạ mọc trập trùng, rừng cây mọc cao lên tận trời, cảnh sắc tươi đẹp mỹ lệ, trở thành thắng địa du lịch tuyệt vời.
Tương truyền 9 anh em nhà họ Hà thời đại nhà Hán đã từng luyện đan ở đây, do vậy có cái tên là “núi Cửu Tiên”. Hán Đại Hà Thị Cửu Tiên, trong Tam giáo nguyên lưu sưu thần đại toàn, Liệt sơn toàn truyện và Phúc Kiến thông chí-liệt Tiên truyện đều có ghi lại:
Nhà họ Hà có 9 người con khiếm khuyết về thân thể
Kể rằng: giữa những năm Nguyên Thú thời Hán Vũ Đế triều Hán (từ năm 122 đến năm 117 TCN), ở Lâm Châu Huyền thuộc Giang Tây có một danh sĩ họ Hà, hiệu là “Nhậm Hiệp”. Vì từng giúp Hoài Nam vương Lưu An mưu sự nên có công được nhậm chức Thái Thú Phúc Châu.
Nhà họ Hà có 9 người con, vì ông nhậm chức mà các con cùng theo đến Phúc Kiến. Truyền thuyết kể rằng 9 anh em nhà Hà Thị này có phẩm chất siêu phàm, nhưng về mặt sinh lý thì có khiếm khuyết.
Trong số họ chỉ có người anh cả là hơi mở được một mắt, còn lại các người em hai con mắt đều nhắm chặt. Chín anh em họ nương tựa vào nhau tình thâm sâu sắc. Đi đâu cũng xếp hàng theo thứ tự bám áo của anh cả mà đi. Khi nhà Hà Thái Thú có khách, chín anh em sẽ không gọi mà tới, họ xếp hàng như trường xà trận và bước ra ngoài phòng khách để cùng cha tiếp đón khách.
Hà Thái Thú là người trong quan trường, rất coi trọng thể diện. Khi nhìn thấy cảnh này, ông cảm thấy khiếm khuyết của chín người con thật là khó coi. Mỗi lần gặp khách, ông thường cảm thấy xấu hổ không biết nên phải làm sao, thấy thật là thất lễ với khách quá. Vì vậy ông đã cử người nhà nhốt chín người họ vào phòng và canh giữ cẩn mật, không để họ đi ra ngoài gặp mọi người.
9 anh em xin lên núi học Đạo
Có một ngày Hà Thái Thú đang ở trong sảnh nghĩ sự việc, đột nhiên có một người nhà đến gặp ông. Hà Thái Thú thấy đó là một trong những người được cử trông coi chín anh em, liền vội hỏi: “Tại sao không giám sát các công tử ở trong phòng mà lại chạy đến đây làm gì?”
Người nhà kia trả lời: “Bẩm lão gia, chín vị công tử nói họ cảm thấy cả ngày bị nhốt trong phòng buồn chán quá, nếu ra khỏi nội thất rồi chạy loạn trong nhà thì lại làm phiền lão gia. Vì vậy họ có ý muốn xin lão gia cho họ được lên núi theo học Đạo Thần Tiên.”
Sau khi nghe các con nói như vậy, Hà Thái Thú trong tâm không tránh khỏi chua xót không cam tâm. Dù gì thì cũng là cốt nhục của mình, làm sao ông lại không có chút tình thân, bắt giam nhốt chúng vào trong phòng như vậy liệu có quá đáng quá không?
Vì vậy đích thân ông bước vào nói với các con. Tại phòng của chín vị công tử, Hà Thái Thú ngồi xuống và nói chuyện với các con: “Nhà ta bất hạnh, sinh ra chín người con các con. Ý muốn hiện tại của các con là gì?”
Các vị công tử bèn anh một câu em một câu nói với cha về ý định quy ẩn nơi rừng núi của mình.
Thái Thú nói: “Các con thân thể tàn tật, vào đó làm sao mà sống được?” Ngẫm nghĩ một lúc, Thái Thú lại thở dài hỏi: “Các con thật sự muốn vào núi chịu khổ để tu Đạo sao?”
Chín vị công tử đồng thanh nói: “Chín anh em chúng con nhất tâm muốn vào núi rừng tìm Đạo tu luyện, sống chết cùng nhau, đồng cam cộng khổ, đồng tâm tu Đạo, quyết không rời nhau!”
Hà Thái Thú nhìn vẻ kiên quyết của các con, bèn chiều theo lời cầu xin của bọn trẻ. Trong tâm ông nghĩ: Lúc đó cử thêm mấy người nhà, đi theo phục vụ chăm sóc là được.
Mấy ngày sau, theo lời thỉnh cầu của chín người con, họ được đưa đến nơi gần núi Vu Sơn để dựng lều cỏ tu Đạo; đồng thời có mấy người nhà theo họ để chăm sóc, trông nom.
Sau khi đến núi, chín người anh em tự tạo ra một cái bếp, bắc lò luyện kim đan. Người ta nói rằng chín anh em trải qua ba năm nỗ lực, cuối cùng cũng đã luyện thành đan. Nhưng tu Đạo không chỉ cần luyện bên ngoài, mà quan trọng hơn là tu nội.
Tìm nơi Linh Sơn thắng địa để tu hành
Nghe nói chín người anh em tuy bề ngoài là luyện đan, nhưng mà công phu nội đan khi tu nội vẫn còn khiếm khuyết. Vì vậy họ đã quay trở về nhà để cáo biệt cha mẹ, lại đi tìm nơi Linh Sơn thắng địa để tu hành. Chín người anh em và những người nhà đi cùng một ngày nọ đã đến đất Mân thuộc Phúc Thanh.
Họ phát hiện ra trong núi Thạch Trúc hè không nóng bức, đông không quá lạnh; lại còn cảm nhận được trong núi có Tiên khí mờ mờ bay ra. Đột nhiên cảm thấy có duyên với núi này, thế là họ đã dừng lại tu luyện ở trong núi này; sống ẩn dật trong núi để tu trì Đạo Pháp, nội tu nội luyện.
Rồi một ngày, chúng huynh đệ cảm thấy Thần công của mình đã thành. Liền bấm ngón tay tính toán thì thấy ngày giờ tu Đạo đã mãn. Đã đến lúc kiểm tra đan đã luyện thành xem sao, liền gọi những người nhà đi cùng đến trước mặt.
Những người nhà đi cùng liền nhìn thấy cả chín vị công tử bình thường hai mắt nhắm chặt, nay đều mở to cả hai mắt, đột nhiên mở ra đã thấy tinh khí lóe sáng. Quá vui mừng, định chạy về nhà bẩm báo với Hà Thái Thú, thì vị huynh trưởng liền ngăn lại và nói:
“Chín anh em ta tâm như gương sáng, tại sao ngày trước lại bị mù? Hồng trần mênh mông, quá mức dung tục, trong Đạo Đức Kinh có nói “ngũ sắc linh nhân mục vong” (năm loại sắc làm mù mắt người). Vậy nên anh em ta đều không muốn mở mắt nhìn.
Mắt là cửa sổ của tâm, khi mở cửa sổ, không tránh khỏi bị khí dơ bẩn xâm nhập, ô nhiễm đến tâm cảnh tinh tu của bọn ta. Do đó khi công đạo chưa thành thì anh em ta không muốn mở mắt. Hôm nay Công Đạo của anh em ta thành rồi, vài ngày nữa sẽ tìm nơi thử nghiệm đạo hạnh, các ngươi không ngại thì hãy cùng nhau mà xem.”
9 anh em thành Tiên cưỡi cá phi thăng
Hôm sau, chín anh em nhà Hà Thị bay chưa đến một ngày đã tới bên hồ Hưng Hóa (nay là chín hồ cá chép huyện Tiên Du), mỗi người tự nhả ra một viên linh đan, lúc đó lập tức trên mặt hồ xuất hiện chín con cá chép lớn bay ra khỏi mặt nước.
Rồi chín anh em Hà Thị ném chín viên linh đan vào miệng chín con cá chép kia. Ngay tức khắc chín con cá chép biến thành cá Tiên, rồi chúng mọc ra sừng rồng bay thẳng lên trời, chín anh em phi thân ngồi lên, mỗi người cưỡi cá của mình mà phi thăng. Kể từ đó Hà Thị huynh đệ tu Đạo thành công đã được người đời sau tôn xưng là “Hà Thị Cửu Tiên Quân”.
Chín anh em Hà Thị ngoại luyện đan dược ở Vu Sơn Phúc Châu, sau đó ẩn cư luyện nội đan ở trong núi Thạch Trúc thuộc Phúc Thanh; sau đó lại đến hồ cá chép mà chứng Đạo phi thăng. Người đời sau bèn đến những nơi các vị Tiên đó từng đến để lập đền thờ, thậm chí đổi tên địa danh thành tên các vị Tiên để kỷ niệm thần tích tu thành đắc đạo phi thăng của họ.
Núi Vu Sơn Phúc Châu từ đó được cải tên thành “Cửu Tiên Sơn”, trên núi còn có “Cửu Tiên Quan”, ở núi Thạch Trúc Phúc Thanh thì có “Cửu Tiên Cung”. Hương hỏa rất thịnh vượng, nhiều người đến đây cầu mong Cửu Tiên điểm hóa, trong lịch sử có lưu lại không ít những câu chuyện linh nghiệm.
Tể tướng đời Minh, Diệp Hướng Cao từng nói: “Thạch Trúc Hà Thị sở thê, nham hác kỳ sắc, sở linh như hưởng” (Những nơi mà anh em Hà Thị từng ở, khe đá trông rất lạ lùng, cầu nguyện rất linh nghiệm), và Hồ Hưng Hóa được đổi thành hồ “Cửu Lý”, bên cạnh hồ cũng có “Cửu Tiên Từ” (thờ cửu Tiên), cung phụng nhiều hơn nữa. Huyện có hồ cá chép đó cũng được đổi tên thành “Tiên Du Huyện”.
Có thể thấy rằng trong lịch sử Trung Hoa, các sự tích về tiên nhân không ngừng xuất hiện, quán xuyến tất cả các khía cạnh của văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả tên địa danh. Như vậy thấy rằng tổ tiên dân tộc Trung Hoa là dân tộc luôn tín ngưỡng Thần, tôn thờ Thần và suy sùng tu luyện. Đó mới chính là nội hàm chân chính của văn hóa dân tộc Trung Hoa.
Chủ nghĩa vô Thần thực chất là phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật. Đây là sự bất kính cực lớn đối với Thần, cũng là triệt để phủ định và phá hoại văn hóa dân tộc.
Theo Chánh Kiến
Video xem thêm: Bí ẩn lịch sử Trái Đất