Không chỉ con người có linh tính, mà vạn vật đều có linh. Có rất nhiều câu chuyện trong lịch sử đã ghi chép lại chân thật về điều này.
- Thế giới thần kỳ: Những viên đá chờ đợi chuyển sinh và những bức tượng đất sét có thể bước đi
- Thí nghiệm chấn động thế giới của Backster, chuyên gia CIA: Thực vật có cảm tình
Vạn vật đều có linh dù kích thước to hay nhỏ và dù chúng mang hình dạng gì. Linh tính của động vật trong những khoảnh khắc đặc biệt có thể hiển lộ cho con người thấy.
Gà khôn báo thù cho chủ
Vào mùa thu của năm Đinh Dậu, thời Thuận Trị Đế, có một tăng nhân vân du bốn phương. Ông đi hóa duyên ngang qua chợ ở huyện Nam Quan, Cao Bình trước khi đi vào một cửa hàng. Bỗng nhiên có một con gà từ trong cửa hàng bay ra, hướng về phía tăng nhân và mổ vào mặt ông. Người bên ngoài nhìn thấy mặt của tăng nhân bị mổ đến da thịt bong tróc. Mọi người liền giúp ông ấy kéo con gà ra.
Không ngờ rằng con gà kia giống như có mối thù với tăng nhân, nó dồn sức mổ vào ông không chịu buông. Tăng nhân liền nhanh chóng rời khỏi cửa hàng đó, con gà vẫn đuổi theo phía sau, đi hơn 10 bước mới dừng lại. Lúc ấy, mọi người chứng kiến đều cho rằng điều đó thật kỳ lạ.
Ngày hôm sau, tăng nhân đi ngang qua cửa hàng kia, lại bị con gà mổ vào mặt đến chảy cả máu, quần áo đều bị nhuốm đỏ. Mọi người trong chợ biết chuyện lại càng thêm kinh ngạc. Lúc này, có hai sai dịch cũng tận mắt chứng kiến cảnh tượng này nên đã chặn tăng nhân để tra hỏi. Trên mặt tăng nhân không còn chỗ nào nguyên vẹn, giống như người mất hồn, kinh hãi không thốt lên được lời nào.
Vì thế, sai dịch đã đưa tăng nhân đến quan phủ để thẩm vấn. Tăng nhân kể lại đầu đuôi câu chuyện:
Cách đây nửa tháng, vị tăng nhân này đã tá túc qua đêm tại một tiệm bánh ở một ngôi làng. Lúc đó, tăng nhân thấy số tiền giấu trong túi của chủ nhà đã nổi lên lòng tham. Nhân lúc không có ai xung quanh bèn giết ông chủ và cướp tiền bỏ đi.
Sau khi người chủ qua đời, gia quyến của ông chủ mang gà ra chợ bán. Có một người ở Nam Quan đã mua con gà này. Mặc dù, vụ án giết người đã được báo quan. Nhưng tăng nhân vốn nghĩ rằng vụ án này xảy ra ở một ngôi làng hẻo lánh xa xôi và đã chìm xuống trong thời gian dài. Do đó, tăng nhân dần dần cảm thấy nhẹ nhõm trong tâm. Không ngờ lại gặp một con “gà hung tợn”, trong lòng hung thủ biết rằng con gà đến để trả thù cho chủ của mình.
Con gà đã chứng kiến vụ giết người và luôn ghi nhớ gương mặt của hung thủ. Đến ngày nhìn thấy gương mặt đó thì sẽ lao vào trả thù cho chủ nhân. Quả là nghĩa khí ngút trời. (Theo “Khoáng Viên Tạp Chí”)
Chim ngậm cáo trạng để cứu ân nhân
Có một gia đình họ Lục ở Nghi Hưng, tỉnh Chiết Giang. Họ trồng tre xung quanh nhà thành một khu rừng rậm rạp, các loại chim đều yêu thích nơi này, tạo thành một phong cảnh rừng rậm đầy chim chóc. Người chủ họ Lục vô cùng yêu quý những con chim này và không cho phép thợ săn bắn chúng. Nếu trời mưa, tuyết rơi hay khi thời tiết giá lạnh, người họ Lục sẽ lấy gạo và ngũ cốc rải ở trong rừng để nuôi những con chim này.
Vào năm Thuận Trị thứ 3, kẻ thù của họ Lục đã quy kết anh là “phản đối nhà nước”. Vì vậy, họ Lục đã bị bắt và đưa đến nha môn để thẩm vấn nghiêm ngặt. Lúc ấy, có hàng ngàn phạm nhân bị giam giữ trong gông kiềng. Đơn kiện và biện hộ liên quan của những vụ án chưa giải quyết chất như núi.
Đột nhiên, có hàng trăm con chim bay đến trước công đường xử án và tiếng ồn rung chuyển bầu trời. Khi người họ Lục bị thẩm vấn, một con chim bay đến bàn ngậm lấy bản cáo trạng vu cáo hãm hại người họ Lục và nhanh chóng bay đi. Lúc này, đàn chim cũng tản đi.
Tình huống này khiến quan thẩm vấn vụ án hết sức bất ngờ. Ông biết có chuyện khác thường, nhất định có điều khuất tất. Vì vậy ông đã triệu tập kẻ thù của người họ Lục đến. Sau khi thẩm vấn nghiêm khắc, cuối cùng mọi chuyện cũng sáng tỏ, rằng người họ Lục đã bị anh ta vu oan.
Về sau, người họ Lục đã xây dựng một ngôi “nghĩa điểu đình’ trong quận để biểu dương tài trí và nghĩa hành của loài chim. Dưới triều đại nhà Thanh, ngôi “nghĩa điểu đình” này tọa lạc trong thành Bì Lăng.
Một con chim chính nghĩa như vậy có thể nói là không thông minh được sao? (Theo “Quả Báo Văn Kiến Lục”).
Con rùa khổng lồ báo ân
Vào năm Chí Chính, Lư Văn Bích (tự là Bá Ngọc) đảm nhiệm chức quan của huyện Kinh Sơn. Một ngày nọ, đột nhiên có một con rùa khổng lồ đến trước công đường và nhìn thẳng vào ông ấy. Như thể con rùa bị hàm oan muốn trách cứ điều gì đó.
Lư Văn Bích ra lệnh cho sai dịch của nha môn đi theo con rùa khổng lồ để tìm hiểu sự việc. Họ rời thị trấn 6-7 dặm đường và đến một cái giếng bỏ hoang, con rùa khổng lồ nhảy vào đó. Người sai dịch biết rằng đáp án nằm trong cái giếng này. Vì vậy, anh ta đã nhờ dân làng giúp đỡ. Kết quả, anh ta đã tìm thấy một thi thể.
Người chết chính là người hai ngày trước đã ra ngoài làm ăn với một thương nhân khác. Người thương nhân này đã giết anh ta để lấy của cải và ném anh ta xuống một cái giếng bỏ hoang để che đậy tội ác của mình. Người nhà của người quá cố cho biết: “Khi còn sống, ông ấy không ăn thịt rùa. Hễ thấy rùa bán là ông mua và phóng sinh. Vì vậy, con rùa khổng lồ đã rửa oan cho ông”. (Theo “Cảnh Tâm Lục”)
Thiện ác hữu báo
Những câu chuyện này thể hiện một thông điệp: Vạn vật đều có linh, không chỉ có con người. Bản năng tự nhiên của loài vật không bị mất đi. Sự khôn ngoan của chúng trong việc báo ân cũng vượt quá sức tưởng tượng của con người.
Những chuyện xảy ra hôm nay có thể có là nhân gieo lúc trước. Những chuyện làm bây giờ cũng có thể gieo quả báo trong tương lai. Hết thảy mọi chuyện mà con người trên thế gian làm sẽ không biến mất tựa như con thuyền đi qua nước không để lại dấu vết. Cho dù dấu chân bị chôn vùi thì vẫn còn lưu lại thông điệp.
Kẻ giết người tất phải trả giá, không nhất định trong đời này. Nhưng bất cứ lúc nào, anh ta nhất định sẽ nhận phải nghiệp báo. Trời đất là tấm gương khổng lồ, vũ trụ là cơ sở thông tin vô tận. Cho dù hiện tại không ai nhìn thấy, Ông Trời cũng sẽ để người có hành vi sai trái nhận lấy quả báo. Các loài vật trong cùng một không gian và thời gian cũng đang ứng nghiệm chân lý này.
Những câu chuyện này không chỉ cho ta thấy đạo lý thiện ác hữu báo, mà còn chứng tỏ vạn vật trên đời đều có linh.
Theo Epoch Times