Luân hồi vốn được biết đến rộng rãi ở phương Đông, nhưng những câu chuyện có thật đầy sống động cũng dần thuyết phục được người phương Tây.
- Khám phá chu kỳ luân hồi: Đi từ Mỹ tới Đài Loan và đã gặp được một người bạn từ kiếp trước
- Luân hồi có thật: Nạn nhân đầu thai hỗ trợ cảnh sát phá án
Cậu bé James có những giấc mơ kỳ lạ
Cặp vợ chồng Bruce và Andrea Leininger ở Louisiana (Mỹ) đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Soul Survivor: The Reincarnation of A World War II Fighter Pilot” (tạm dịch: Linh hồn sống sót: Sự chuyển sinh của một phi công máy bay chiến đấu trong Thế chiến II). Cuốn sách đã thu hút được sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông Hoa Kỳ.
Cuốn sách mô tả về hành trình đi tìm kiếm và xác minh của hai vợ chồng, để cuối cùng đi đến kết luận rằng: Con trai duy nhất của họ, James Leininger, là do một phi công quân sự Hoa Kỳ đã thiệt mạng trong Thế chiến II chuyển sinh thành.
Trước đó, cả Bruce và Andrea đều không tin vào luân hồi chuyển sinh. Nhưng một loạt sự kiện xảy ra đối với cậu con trai nhỏ James đã khiến họ thay đổi quan niệm của mình.
Khi còn rất nhỏ, James đã có những đặc điểm không giống người khác; đặc biệt là rất quan tâm và yêu thích máy bay. Tuy nhiên, khi James chỉ mới hai tuổi, niềm yêu thích máy bay bắt đầu khiến cậu gặp rắc rối; James bắt đầu gặp ác mộng, thường xuyên đá và la hét vì sợ hãi.
Trong cơn mơ, cậu không ngừng hét lên kinh hoàng “Máy bay cháy rồi! Đứa nhỏ không thoát ra được!” Cậu vừa đạp vừa cào cấu, như cố gắng vùng vẫy để leo ra khỏi buồng lái.
James có hiểu biết đặc biệt về Thế chiến II
Andrea cho biết, mẹ của cô là người đầu tiên gợi ý rằng James đang hồi tưởng lại những trải nghiệm trong tiền kiếp của mình.
Andrea tỏ ra bán tin bán nghi, vì James từ nhỏ chỉ xem phim hoạt hình thiếu nhi; chưa từng tiếp xúc với bất kỳ thông tin vào liên quan đến Thế chiến II. Hơn nữa, Andrea và chồng ở nhà cũng chưa từng mở phim về Thế chiến II để xem; hai vợ chồng cũng chưa bao giờ đề cập đến Thế chiến II trước mặt James.
Khi James 3 tuổi, cậu từng đi đến bên cạnh một chiếc máy bay và thực hiện nhiều động tác khác nhau; như thể cậu là một phi công đang thực hiện một loạt các bước kiểm tra trước khi máy bay cất cánh.
Có lần Andrea mua cho James một chiếc máy bay đồ chơi và nói với cậu rằng có một thứ trông giống như một quả bom bên dưới chiếc máy bay. Trước sự ngạc nhiên của Andrea, James nhanh chóng sửa lỗi cho cô; James nói với cô rằng đó không phải là một quả bom, mà là một cái ‘can dầu phụ’. Andrea nói: “Tôi chưa bao giờ nghe nói đến ‘can dầu phụ’. Tôi đương nhiên cũng không biết ‘can dầu phụ’ là cái gì”.
Mô tả ký ức tiền kiếp đầy sống động
Về sau, những cơn ác mộng của James ngày càng thường xuyên hơn; thậm chí còn xảy ra 3 hoặc 4 lần một tuần. Mẹ của Andrea gợi ý rằng cô nên tìm kiếm sự giúp đỡ của nhà trị liệu Carol Bowman, một chuyên gia về luân hồi và là tác giả của hai cuốn sách về luân hồi.
Với sự giúp đỡ của Bowman, James bắt đầu chia sẻ những ký ức về tiền kiếp của mình với người khác. Và điều đáng ngạc nhiên là những cơn ác mộng của cậu cũng bắt đầu giảm đi đáng kể; dường như là có hiệu quả ngay lập tức. Đồng thời, James ngày càng trở nên thành thạo hơn trong việc diễn đạt và mô tả những kinh nghiệm sống trong tiền kiếp của mình cho người khác.
Bowman giải thích rằng, James hiện đang ở trong độ tuổi mà cậu có nhiều khả năng nhớ lại ký ức trong tiền kiếp của mình nhất. Bởi vì những ký ức hồn nhiên về tiền kiếp vẫn chưa bị thế giới hiện thực này làm xói mòn và xáo trộn. Khi được 5 đến 7 tuổi, những ký ức về tiền kiếp này sẽ dần mất đi.
Cha mẹ của James nói rằng, từ 2 đến 4 tuổi, James thường kể cho họ nghe về một cựu phi công chiến đấu trong Thế chiến II. Mô tả của James rất chi tiết, sống động như thật; giống như người nhập trong cảnh, khiến cha mẹ cậu cảm thấy ngạc nhiên và vẫn còn nhớ rất rõ cho đến tận bây giờ.
Thông tin qua xác minh đều đúng sự thật
Có một lần, James nói với họ rằng máy bay của cậu bị trúng đạn của quân Nhật và bị rơi. James cho biết cậu đang lái một chiếc máy bay chiến đấu Corsair, và sau đó nói một cách sống động, “Ba mẹ biết không? Những chiếc máy bay chiến đấu này thường xuyên bị nổ bánh xe”.
Trên thực tế, như các nhà sử học và phi công đều biết, chiếc máy bay chiến đấu Corsair thường xuyên bị nổ bánh xe khi hạ cánh. Điều này có thể dễ dàng tìm thấy ở trong sách hoặc ở trên mạng.
Andrea cho biết, James cũng đã nói với cha của cậu về tên của tàu sân bay mà cậu đã cất cánh và hạ cánh, Natoma; và tên của một phi công khác mà cậu đã bay cùng vào thời điểm đó, Jack Larson.
Sau khi tìm hiểu, Bruce đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng tất cả đều là sự thật! Natoma là tên của một tàu sân bay Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương vào thời điểm đó; và Jack Larson thực sự đã ở đó! Jack là một phi công của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã phục vụ ở Thái Bình Dương và hiện vẫn đang sống khỏe mạnh ở Arkansas.
“Việc này đã làm cho tôi chấn động, cũng giống như thấy Thần tiên sống vậy, thật là khó tin! Thực sự là làm cho tôi choáng váng!” Bruce nói, “Quan niệm của tôi vì vậy mà cũng đã có những biến đổi rất lớn”.
James M. Huston Jr là tiền kiếp của cậu bé James
Bruce cảm thấy cuốn hút với việc đi tìm kiếm thêm câu trả lời. Anh không ngừng tìm kiếm trên Internet, thu thập và phân loại các hồ sơ quân sự khác nhau vào thời điểm đó. Anh đi đến nhiều nơi khác nhau để phỏng vấn các cựu chiến binh và những người từng phục vụ trên tàu sân bay Natoma.
Bruce cho biết, James đã nói với anh rằng cậu bị bắn hạ trên vùng trời đảo Iwo Jima (Nhật). Bruce tìm hiểu thì nhanh chóng biết rằng, trong nhiệm vụ tập kích lên đảo Iwo Jima lần đó, chỉ có một phi công bị hy sinh, và tên của anh ta là James M. Huston Jr.
James cũng nói với Bruce rằng, động cơ máy bay của cậu bị trúng đạn trực diện. Trong những cựu chiến binh được phỏng vấn có Ralph Clarbour, lúc đó là xạ thủ ngồi phía sau của máy bay chiến đấu Corsair.
Clarbour đã nhớ lại, vào ngày 3/3/1945, trong lần tập kích lên đảo Iwo Jima, máy bay chiến đấu của James M. Huston Jr và máy bay của ông đã sát cánh cùng với nhau. Ông lúc đó đã tận mắt nhìn thấy một viên đạn từ súng phòng không bắn trúng động cơ máy bay của James M. Huston Jr.
Tất cả những điều này đã khiến Bruce tin rằng, con trai của anh chính là do James M. Huston Jr chuyển sinh thành.
Luân hồi chuyển sinh thực sự tồn tại
Sau đó hai vợ chồng đã liên lạc với Anne Barron, chị gái của James M. Huston Jr, và kể cho cô ấy nghe về những trải nghiệm kỳ lạ của cậu con trai James Leininger của họ. Lúc bấy giờ Anne cũng bị thuyết phục và không có chút nghi ngờ nào.
“Thật ngạc nhiên khi James bé nhỏ có thể nhớ lại những trải nghiệm của James quá cố một cách chi tiết và sống động đến mức không ai có thể nghi ngờ được!” Anne nói.
Đương nhiên, khi James lớn lên, những ký ức sống động về cuộc sống trước đây của cậu bé cũng dần phai nhạt theo thời gian. Tuy nhiên, đối với James mà nói, hai món quà quý giá mà Anne dành cho cậu sẽ không phai nhạt theo thời gian: Tượng bán thân của George Washington và mô hình máy bay chiến đấu Corsair. Hai món quà này là vật dụng cá nhân của James quá cố được chính phủ Hoa Kỳ gửi cho gia đình sau khi Thế chiến II kết thúc.
Cuối cùng Bruce nói: “Có vẻ như bây giờ những gì James đã trải qua không phải là một hiện tượng cá biệt; nhưng quá trình và cách nó được trình bày khá tuyệt vời và kỳ diệu!”
Những câu chuyện luân hồi có thật ngày càng phổ biến ở phương Tây, như là một bằng chứng mạnh mẽ cho sự tồn tại của luân hồi chuyển sinh.
Theo Epoch Times
Xem thêm video: