Chính quyền Trung Quốc đang kiếm tiền phi pháp từ hệ thống mổ cướp nội tạng người. Chúng ta sẽ ra sao khi sống cạnh hàng xóm là một kẻ giết người hàng loạt?
Những hành vi hung đồ của Trung Quốc đã được phơi bày rộng rãi trên các phương tiện truyền thông; từ tham vọng độc chiếm Biển Đông, đến các hành vi thương mại kiểu săn mồi, hay các dự án ngoại giao bẫy nợ trên khắp thế giới…
Nhiều người cũng biết chính quyền Trung Quốc đang giết hại công dân của chính họ để kiếm tiền; thông qua hệ thống thu hoạch và cấy ghép nội tạng phi pháp. Các bác sỹ Trung Quốc đang mổ lấy nội tạng từ những người vô tội; và thu về hàng tỷ USD cho bộ máy chính quyền.
Mỹ, Liên minh châu Âu và nhiều nhân sỹ trên thế giới từ lâu đã lên án ngành cấy ghép nội tạng phi pháp của Trung Quốc. Dù vậy, một số người trong chúng ta có thể cảm thấy xa lạ; “Chuyện ở Trung Quốc thì liên quan gì đến chúng ta?”.
Nếu tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể thấy vấn đề này đặt ra mối đe dọa đối với không chỉ các nước láng giềng như Việt Nam; mà còn đối với “toàn thể nền văn minh nhân lại của chúng ta” – như cảnh báo của Giáo sư Mỹ Lucia Dunn.
1. Mổ cướp nội tạng người ở Trung Quốc: Hoạt động phi pháp do nhà nước bảo trợ
“Ở Trung Quốc, chuyện mổ cướp nội tạng không chỉ có thật, nó còn được Nhà nước bảo trợ. Nó được vận hành bởi chính quyền Trung Quốc”, nhà báo điều tra Ethan Gutmann cho biết.
Ông đã điều tra và công bố thông tin về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc qua cuốn “The Slaughter” (tạm dịch: Đại Thảm Sát).
Tội ác diệt chủng tương tự như Đức Quốc Xã
Cùng chung nhận định với nhà báo Gutmann là ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; và luật sư nhân quyền David Matas.
“Chính quyền Trung Quốc đang làm một điều kinh khủng có thể so sánh với những gì mà Đức Quốc Xã đã làm”, cựu Quốc vụ khanh Kilgour bình luận trong phim tài liệu Human Harvest (tạm dịch: Thu hoạch Nhân thể).
Ông Kilgour và luật sư Matas điều tra về nạn thu hoạch nội tạng người ở Trung Quốc từ năm 2006 đến nay. Kết quả điều tra được công bố trong cuốn “Bloody Harvest” (tạm dịch: Thu hoạch Đẫm máu).
Bắt đầu từ các bệnh viện quân đội
Hoạt động thu hoạch tạng này bắt nguồn từ đâu? Trong Hội nghị bàn tròn năm 2017, nhà báo Gutmann cho biết: “Nó bắt đầu từ các bệnh viện quân đội. Sau đó cảnh sát vũ trang cũng tham gia; và thực tế là gần như có sự cạnh tranh giữa các bệnh viện cảnh sát và bệnh viện quân đội”.
Nhà báo Gutmann bình luận: “Không thể có chuyện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không giám sát và bảo trợ cho hoạt động này“.
Nguồn lợi khổng lồ cho chính quyền Trung Quốc
Nhiều bệnh viện của Trung Quốc đã công khai quảng cáo cho “du lịch ghép tạng ở Trung Quốc”. Trong đó, quảng cáo thời gian chờ hiến tạng cực nhanh; đồng thời công bố cụ thể chi phí cấy ghép các nội tạng quan trọng như tim, gan, phổi, thận,…
Ví dụ: Giá ghép thận là 62.000 USD (khoảng 1,4 tỷ đồng Việt Nam). Giá ghép gan là 98.000-130.000 USD. Giá ghép phổi là 150.000-170.000 USD. Giá ghép tim là 130.000-160.000 USD, … Sau khi thông tin về nạn mổ cướp tạng bị phơi bày; các bệnh viện này đã xóa những bài đăng đó; nhưng các nhà điều tra đã kịp lưu trữ nó trong đường link này.
Tạp chí Forbes cho biết nhiều báo cáo ước tính số ca cấy ghép ở Trung Quốc vào khoảng 60.000 đến 100.000 ca mỗi năm. Như vậy, chỉ với vài phép tính đơn giản, có thể thấy chính quyền Trung Quốc thu về hàng tỷ USD mỗi năm từ việc ngành công nghiệp cấy ghép tạng.
“Họ kiếm được 9 đến 10 tỷ đô la mỗi năm từ hoạt động cấy ghép nội tạng trên quy mô công nghiệp đang diễn ra ở khắp Trung Quốc”, ông Kilgour cho biết trong phim tài liệu Diệt chủng Y khoa (Medical Genocide).
2. Thời gian chờ hiến tạng cực nhanh: Vài ngày, vài tuần
Năm 2018, đài truyền hình Chosun TV của Hàn Quốc đã công bố phóng sự điều tra về hoạt động du lịch ghép tạng của Trung Quốc. Phóng sự mang tên Kill to Live (tạm dịch: Giết người để sống).
Trong video điều tra, phóng viên đóng vai người nhà của bệnh nhân Hàn Quốc muốn đến Trung Quốc cấy ghép thận. Nữ y tá người Trung Quốc nói với phóng viên rằng thời gian chờ đợi để tìm được nội tạng phù hợp là vài ngày hoặc tuần.
“Nếu muốn nhanh hơn thì quyên góp tiền cho trung tâm (cấy ghép)”, bà y tá Trung Quốc gợi ý.
Ở các nước phát triển có tỷ lệ hiến tạng cao, thời gian chờ ghép nội tạng thường là vài năm. Ở Hàn Quốc, thời gian chờ ghép thận trung bình là 3 năm, theo Chosun TV.
Ngược lại, tỷ lệ hiến tạng ở Trung Quốc thuộc hàng thấp nhất thế giới. Điều này khá dễ hiểu; vì quan niệm Á Đông rất coi trọng “hậu sự”; cho rằng người chết cũng cần giữ toàn thây để chuyển sinh vào kiếp sau. Theo Financial Times vào tháng 3/2017, một quan chức Trung Quốc cho biết: Cứ một triệu người Trung Quốc mới có 2,98 người hiến tạng.
Vậy Trung Quốc lấy nội tạng ở đâu để cấy ghép?
3. Nguồn nội tạng đến từ những người vô tội: Học viên Pháp Luân Công
Tòa án Xét xử Trung Quốc tại Luân Đôn, Anh Quốc, năm 2019 ra phán quyết kết luận: Nạn nhân chủ yếu của tội ác này là các học viên Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, hay còn gọi Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn. Môn này được yêu mến tại hơn 100 quốc gia; nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999 đến nay.
“Các bác sỹ giết hại các học viên Pháp Luân Công vô tội; chỉ vì họ sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và luyện tập các bài thiền định tốt cho sức khỏe”, Chủ tọa Geoffrey Nice QC đọc Phán quyết của Tòa án Xét xử Trung Quốc.
Các báo cáo cho thấy số ca cấy ghép tạng ở Trung Quốc tăng siêu tốc từ sau năm 1999. Đó là năm mà ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.
4. Mổ cướp nội tạng người ở Trung Quốc liên quan gì đến Việt Nam?
Nhiều người có lẽ đã nghe nói đến nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Nhưng một số người có thể cho rằng việc này thật xa xôi; “chuyện ở Trung Quốc thì liên quan gì đến chúng ta?”.
Kỳ thực, nếu nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc không bị ngăn chặn, bạn thử nghĩ xem:
Con cái chúng ta sẽ ra sao khi sống cạnh người hàng xóm giết người hàng loạt?
Cái ác không có biên giới. Ai có thể tự tin rằng những người thân yêu của chúng ta sẽ an toàn khi cái ác được bảo hộ?
Giáo sư Lucia Dunn, Đại học Ohio State (Hoa Kỳ) bình luận: “Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc; đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng; là một mối đe dọa đối với toàn bộ nền văn minh của chúng ta”.
“Nó làm thay đổi nền tảng căn bản của ý nghĩa con người là gì. Khi người ta có thể coi một người đang sống như một món hàng để thu hoạch nội tạng; thì chúng ta cần xem xét cuộc sống sẽ như thế nào với con cháu của chúng ta…Vì vậy, chúng ta cần lên tiếng phản đối điều đó”.
Là người Việt Nam, có ai muốn làm giàu cho túi tham của Trung Quốc?
Báo cáo đề cập ở trên đã cho thấy chính quyền Trung Quốc thu được hàng tỷ USD mỗi năm từ cấy ghép nội tạng.
Như vậy, họ có thể thu được hàng chục tỷ USD trong những năm qua để thực thi các tham vọng xâm chiếm Biển Đông; gia tăng sức mạnh quân sự; vung tiền cho các dự án bẫy nợ trên khắp thế giới; và nhiều tham vọng bành trướng khác…
5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tội ác mổ cướp nội tạng người ở Trung Quốc?
Là người Việt Nam, có lẽ không ai muốn những người thân yêu của mình gặp nguy hiểm; khi sống gần một quốc gia láng giềng nguy hiểm. Có lẽ cũng không ai muốn đồng tiền của mình lại vô ý làm giàu cho tham vọng của ĐCSTQ.
Nếu bạn có chung cảm nhận như vậy; bạn có thể làm điều gì đó để ngăn chặn tội ác này:
Chia sẻ thông tin để nhiều người biết đến Sự thật
Rất ít người nghe nói đến nạn mổ cướp nội tạng do chính phủ Trung Quốc bảo trợ; “những người nghe nói đến thì lại không tin”, theo Nghị sỹ Thụy Điển Niclas Malmberg.
“Vậy chúng ta cần làm gì? Chúng ta phải công bố sự thật về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc; để có nhiều người hơn nữa biết đến tội ác này”, ông Malmberg nói.
Giáo sư Paul Macneill, Trung tâm Đạo đức Y tế của Đại học Sydney, Australia, cũng đồng tình với ý kiến này. Ông Macneill nói: “Tôi tin là các bạn cũng như tôi; muốn người khác biết rằng điều này đang diễn ra; vì điều quan trọng là chúng ta cần tạo áp lực với Trung Quốc; để chấm dứt hoạt động tàn bạo này”.
Đừng để bạn và người thân dính líu tới hệ thống cấy ghép tạng phi pháp của Trung Quốc
Trung Quốc từ nhiều năm qua đã chào mời các chương trình “du lịch ghép tạng”; nghĩa là tới Trung Quốc để du lịch, tranh thủ cấy ghép nội tạng. Qua đó, những người tham gia đều có thể vô tình dính líu tới tội ác mổ cướp nội tạng.
Phán quyết của Toàn án Xét xử Trung Quốc đã cảnh báo: Không nên tham gia vào hệ thống cấy ghép nội tạng người phi pháp ở Trung Quốc.
“Bất kỳ ai tương tác một cách sâu rộng với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – bao gồm:
- Các bác sĩ và tổ chức y tế;
- Các ngành công nghiệp và doanh nghiệp; đặc biệt là các hãng hàng không; công ty du lịch; công ty dịch vụ tài chính; công ty tư vấn luật; các hãng dược phẩm; bảo hiểm; cùng các du khách đơn lẻ;
- Các tổ chức giáo dục và nghệ thuật;
giờ cần phải nhận ra một thực tế rằng: Trong phạm vi được đề cập đến của Phán quyết này; họ đang tương tác với một chính quyền tội phạm.”
Khi những người gây ra tội ác bị đưa ra trừng trị; chắc hẳn không ai muốn mình hay người thân có liên quan đến vụ án lịch sử của Trung Quốc.
“Chúng ta phải hành động; chúng ta phải làm mọi cách để chấm dứt hành vi tàn bạo này của chính quyền Trung Quốc; vì nếu không làm thế, chúng ta cũng đang đồng lõa với họ”, Thượng nghị sỹ Úc Janet Rice bình luận.