Nhiều người cho rằng hôi miệng chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.
- Hơi thở và nhịp tim của khán giả nghe nhạc cổ điển có xu hướng đồng bộ
- Tập trung vào hơi thở có tác dụng gì với não của bạn
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, và việc làm sạch răng miệng chỉ giải quyết được phần nào. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu,… thường có hơi thở khó chịu. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân đáng chú ý khác dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi như:
6 lý do khiến hơi thở có mùi hôi
1. Thực phẩm có mùi nồng
Thức ăn như tỏi, hành tây có thể gây hôi miệng. Khi cắt hoặc nghiền, các loại tinh chất trong hành, tỏi kết hợp với vi khuẩn trong miệng và tạo ra mùi hôi khó chịu. Thói quen uống cà phê cũng có thể gây hôi miệng do caffeine làm giảm lượng nước bọt, khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và tạo ra mùi.
2. Vấn đề về nướu
Viêm nướu, tụt nướu hoặc chảy máu, hay sâu răng và các bệnh lý về nướu có thể gây ra hơi thở khó chịu. Nếu việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, mảng bám sẽ phân hủy thức ăn trong miệng và tạo ra mùi hôi.
3. Vấn đề về đường tiêu hóa
Các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể là nguyên nhân gây hôi miệng, do thức ăn ở lại dạ dày quá lâu, sinh ra mùi hôi.
4. Thức khuya
Việc thức khuya không chỉ làm giảm nước bọt trong miệng mà còn khiến vi khuẩn không được loại bỏ kịp thời, gây hôi miệng.
5. Chế độ ăn uống không cân bằng
Chế độ giảm cân khắc nghiệt hoặc thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến vi khuẩn dễ phát triển và gây mùi.
6. Nhịn ăn trong thời gian dài cũng có thể gây hôi miệng
Việc nhịn ăn quá lâu làm giảm sự tiết nước bọt, dẫn đến tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng.
Làm thế nào để cải thiện hôi miệng?
Tùy thuộc vào nguyên nhân, giải pháp sẽ khác nhau. Nếu hôi miệng xuất phát từ vấn đề răng miệng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Duy trì vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Cạo lưỡi: Hơn 80% vi khuẩn nằm trên bề mặt lưỡi, vì vậy cần làm sạch lưỡi thường xuyên.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng giúp giảm mùi hôi.
- Giữ nướu khỏe mạnh: Điều trị các bệnh về nướu như nha chu kịp thời để ngăn ngừa hôi miệng.
- Duy trì độ ẩm cho miệng: Nước bọt giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, do đó cần đảm bảo miệng luôn ẩm.
- Tránh hút thuốc và uống rượu: Cả hai thói quen này đều là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Uống nhiều nước: Giữ cho miệng đủ nước và giảm sự phát triển của vi khuẩn.
- Uống trà: Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm vi khuẩn trong miệng.
- Nhai kẹo cao su không đường: Kích thích tiết nước bọt và giữ ẩm cho miệng.
- Di chuyển lưỡi: Động tác đưa lưỡi lên phía sau răng cửa trên và trượt sang hai bên giúp kích thích tiết nước bọt.
Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.