Những bi kịch, đau khổ liên tiếp giáng xuống cuộc đời người đàn bà bất hạnh ấy khiến cô điên dại… Nếu Phật không từ bi dang tay, có lẽ cô đã nằm dưới nấm mồ xanh.
Đứa con hiếu thảo đột tử
Cô Lanh sinh được hai người con trai. Người con trai thứ hai thông minh, giỏi giang, hiếu thuận. Khi làm cho nhà máy thạch rau câu Long Hải, anh được vinh danh là Bàn tay Vàng, đem lại nhiều giải thưởng cho nhà máy; công danh, tiền đồ rất xán lạn.
Anh là một người con có hiếu có đạo; luôn quan tâm, chăm sóc, lo lắng hết lòng cho bố mẹ. Thương mẹ cả cuộc đời chịu nhiều cay đắng, vất vả nên giờ có điều kiện anh chăm sóc cha mẹ nhiều hơn. Ngày nào anh cũng gọi điện hỏi han, quan tâm; có món ăn ngon anh cũng mua về cho mẹ, không để mẹ túng thiếu. Khi mẹ ốm đau, anh không cho ai chăm sóc, một mình tận tụy nâng giấc: nào đánh răng, xoa bóp, kể chuyện cười cho mẹ dễ ngủ…
Phần đối nhân xử thế anh cũng chu toàn. Ai nhờ gì, giúp gì anh đều giúp hết lòng, không màng chuyện báo đáp. Ai ai cũng yêu quý anh. Niềm vui có đứa con hiếu thảo ấy đã làm yên lòng, ấm áp người mẹ vốn cả một đời cơ cực.
Hạnh phúc chẳng tày gang, nỗi đau bất ngờ ập đến, như cơn sóng dữ cuốn đi tất cả. Người mẹ trắng tay không còn gì khi đứa con yêu dấu mới hôm nay còn bên mình mà ngày mai đã âm dương cách biệt. Một ngày, anh bị đột tử, thọ dương 31 tuổi.
Người mẹ hóa điên
Cô Lanh vội vàng lên tỉnh, thấy những máy móc bác sĩ cấp cứu, cơ thể con trai rung lên… Bác sĩ đi ra lắc đầu: “đồng tử đã giãn, chết trước khi vào đây…” Người mẹ khụy xuống. Nước mắt ướt đầm khuôn mặt, đầu óc cô trống rỗng. Cô mất ý thức, chết ngất từng cơn. Rồi cô tìm cách leo lên cao để nhảy xuống theo con… Mọi người vội cõng cô về nhà…
Trong đám tang con, cô như người mất hồn. Ai nói gì, làm gì, bất kể tiền bạc phúng viếng nhiều ít, ai muốn lấy gì… cô cũng không quan tâm, cô chỉ cần con trai yêu của cô sống lại…
Những ngày sau đó, cô sống nửa tỉnh nửa mê. Bất kỳ lúc nào nghĩ đến con, cô lại òa lên khóc. Có lúc đang gội đầu cô òa khóc to khiến hàng xóm tưởng vợ chồng cô đánh nhau. Đêm đến, cô chỉ thích ra đồng nằm ôm mộ con. Lúc nào trong đầu cũng nghĩ cực đoan ‘làm gì cho nhanh chóng đi theo con’. Khi thần kinh không còn chỉ đạo, trong tủ lạnh có đồ gì cô vứt hết ra sân, rồi múa may ca hát. Cháu gọi ông: “ông ơi, về xem bà múa hay lắm, bẹp cả nón”. Cô suy nghĩ nhiều quá mà hóa điên dại…
Cái nghèo bủa vây
Nhà cô nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có cái chăn mà đắp, phải ngủ ở ổ rơm. Mẹ cô là vợ lẽ, bố cô không có điều kiện chăm lo cho vợ con nên cảnh nghèo nó đeo bám đến tận khi cô đi lấy chồng. Về nhà chồng, cái nghèo còn nghèo hơn, nỗi khổ vì thế mà chẳng buông tha cho cô.
9 tháng mang bầu, thỉnh thoảng cô được bữa cơm, còn toàn ăn bánh sắn. Đứa bé sinh ra suy dinh dưỡng đến đáng thương. Ngày ở cữ, nhà có ruộng ao cần, mẹ chồng nàng dâu thay nhau bốc chấm muối. Rồi cô bị hậu sản, sốt rét. Phương thuốc dân gian uống 13 bãi nước đái của đứa bé nhà hàng xóm cũng không khỏi. Người mẹ không có sữa cho con bú, đứa bé quắt lại. Chồng cô đi làm về nhìn khổ quá, mua được nửa cân thịt lợn sề, cô ăn vào hậu sản còn nặng hơn… Cái khổ không thể kể hết. Mọi người quen biết nhìn cô thương cảm: “cảnh đời nghiệt ngã quá!”
Đói cái chân phải bò, vứt con lại ở nhà, cô buôn bán gánh hàng rong lên tỉnh. Chân trần không dép cứ rong ruổi hết ngày này qua ngày khác, bất kể đêm ngày, nắng mưa gió rét. Có lúc đói quá, cô còn ăn cả nắm cơm thiu rơi vào bãi phân. Có tí tiền lãi cô dành dụm từng đồng, có bát cơm nóng cô nhường chồng con. Thân cô yếu đau bệnh tật chẳng có thuốc chữa, cứ kệ đau đớn, bởi thoát khỏi cái nghèo, cái đói mới là quan trọng nhất.
Người chồng bệnh tật cũng ra đi
Buôn bán được ít vốn, cô tậu đất nhưng không may bị vỡ nợ, cô phải vay lãi ngày. Năm 1997 – 1998, cô bị xuất huyết dạ dày, nằm bẹp không đi chợ được. Hai vợ chồng quyết định đi ở cho nhà người ta để trông trại gà. Chăn gà vất vả sớm hôm, môi trường độc hại ô nhiễm. Rồi chồng cô mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn, căn bệnh càng ngày càng nặng. Không ở được cho nhà người ta, hai vợ chồng về nhà khoét ao làm vườn.
Bệnh của chồng cô suốt phải cấp cứu. Lúc nào cũng có hai bình oxy to nhỏ; to để thở ở nhà, nhỏ dùng trên đường đi cấp cứu. Có bao nhiêu tiền đổ vào thuốc thang cho chồng hết. Số tiền đi viện càng ngày càng lớn, từ 6 triệu đến hơn trăm triệu, cuối cùng cũng không chữa được cho chồng.
Khi đứa con trai hiếu thảo có thể làm ra tiền nhưng cô vẫn phải tập trung cho con ổn định nhà cửa trên thành phố. Con chưa báo hiếu được trọn vẹn thì đột ngột ra đi. Chồng bệnh, vợ bệnh, tiền bạc không có, tiền vay nợ luôn treo trên cổ, thêm một cú sốc tinh thần quá lớn khi con trai mất. Cô hóa điên, chồng cô cũng suy nghĩ quá nhiều. Thân bệnh, tâm khổ càng nặng thêm cho người đàn bà bất hạnh ấy. Cuối cùng không chịu được, chồng cô ra đi, để lại thêm nỗi đau đớn nữa cho người ở lại…
Người sống với nỗi khổ ở lại
Muốn điên để quên hết sự đời, cười vui trong chính nỗi khổ của mình nhưng người đàn bà bất hạnh không thể điên mãi khi còn đủ thứ treo lên cổ. Con trai mất, niềm vui an ủi là đứa cháu trai nhưng cách hành xử của người con dâu đã khiến cô không thể gặp cháu. Cô chỉ còn hy vọng sau này lớn lên, đứa cháu ấy hiểu chuyện mà tìm về cội nguồn tình thân.
Con cái là chỗ dựa cho cô nhưng chẳng con nào cô có thể trông chờ mà chính cô lại là cột chống cho những người thân còn lại trong gia đình. Bế tắc, đau khổ, mệt mỏi. Tối nằm, hai lỗ tai chứa đầy nước mắt, cô chỉ biết thương thân trách phận mình hẩm hiu, bất hạnh… Âu cũng còn sót lại niềm vui quây quần với mấy đứa cháu. Được cái cô cháu gái, nuôi nó từ mấy tháng tuổi, lớn lên nó hiểu chuyện, biết thương bà và chăm sóc của bà.
Người đàn bà bất hạnh tu và bỏ tu
Cô Chiên – người hàng xóm tốt bụng, thương hoàn cảnh của cô nên đến an ủi. Cô ấy nói: “Con chị cũng mất rồi, chẳng thể sống lại, chị sống cần phải thanh thản và buông bỏ, biết thương cho bản thân mình. Em có môn tập này giới thiệu cho chị, chị tập sẽ giúp thân khỏe, tâm an”. Chồng cô lúc ấy thích lắm, cũng muốn tập, cô cũng thích khí công. Nhưng do sức khỏe yếu quá nên chồng cô không tập được, giục cô tập. Chiên tặng cho cô một cuốn sách và một cái đài nghe những bài giảng và nhạc 5 bài hướng dẫn tập của Sư phụ Lý. Cô đọc được một bài thì chồng cô đi bệnh viện suốt, không có thời gian nên cô ngừng tập.
Năm 2017, chồng cô ra đi, để lại nỗi đau cho người đàn bà bất hạnh. Thời gian đó, cô gặp rất nhiều khó khăn, cứ vay lãi trả lãi, nợ nần chồng chất. Cô nghĩ mất hết cả rồi, sống không còn ý nghĩa gì nữa; càng thêm túng quẩn, thẫn thờ như người không hồn, suy nghĩ cực đoan, không thiết sống nữa, nên cô bỏ tu luôn một thời gian khá dài, khoảng ba năm.
Vì căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều nên cô ăn không ngon, ngủ chẳng yên, tinh thần sa sút, buồn chán nên mắc đủ các loại bệnh. Người cô xanh xao, hay cáu gắt, bực bội. Hàng xóm, bạn bè thường đến hàn huyên, động viên, an ủi,… Cô chẳng nói, chẳng rằng. Có người bảo cô bị trầm cảm, nhưng thông cảm: “hoàn cảnh chị nghiệt ngã, chị không điên là tốt rồi…”
Tỉnh ngộ
Cô mắc rất nhiều bệnh: tiểu đường, mỡ máu cao, tắc nghẽn mạch máu não, sỏi thận, xoang mũi, dạ dày trào ngược, thoát vị đĩa đệm,… Cô uống đủ các loại thuốc đông tây y kết hợp. Lịch thuốc uống kín một ngày, uống đến nỗi thuốc đủ no, không cần ăn. Người vì vậy mà lúc nào cô cũng mệt mỏi.
Sau 3 năm, cô Chiên đến nói: “Anh và cháu đều đã mất rồi, con chị thì ở xa, kinh tế khó khăn, chị suy nghĩ nhiều thêm ốm thì khổ. Chị tu luyện Pháp môn này tốt cho cả tâm và thân. Chị buông xuống được thì sức khỏe ổn định.”
Cô không nghe. Cô nghĩ: “hoàn cảnh gia đình không tròn trịa, mất chồng mất con, kinh tế thì khó khăn, chẳng có ngày nào yên…” Càng nghĩ càng cực đoan hơn. Ngày đó, cô có nghề bấm huyệt, khách đến rất đông, làm đến 11 – 12h đêm mới hết khách; mà vừa làm vừa trông cháu nhỏ, lại nấu cơm cho các cháu ăn đi học. Mệt mỏi vì làm quá sức, cô nghĩ: “bận thế này thì học Pháp và luyện công sao được.”
Sau đó, có một học viên cứ đến đòi lấy sách và đài. Cô bảo: “sách và đài tôi đã mua nên không trả lại”. “Em trả lại tiền cho chị. Chị không tu thì đưa cho em, sách quý vậy mà bỏ không tu thì tiếc lắm”. Sau này cô nghĩ lại: “nhân bảo không bằng Thần bảo, thôi mình tu tiếp.”
Khi đọc đến phần Sư phụ giảng về mối quan hệ trong lục đạo luân hồi giữa cha mẹ với con cái, can nhiễu khi gặp thân nhân đã qua đời, căn nguyên gây ra sự giày vò tâm trí khiến cô chẳng ngày nào yên…, cô đã tỉnh ngộ.
Tu Đại Pháp đúng là thân tâm khỏe mạnh
Rồi cô kiên định học Pháp và luyện công. Cô thấy mình khỏe, da dẻ hồng hào, tăng cân, người trẻ lại; không còn thấy người mệt mỏi mà ngược lại người lúc nào cũng tràn đầy năng lượng. Cô bỏ dần các loại thuốc, bệnh tật cũng dần dần biến mất.
Bước vào tu luyện, cô được tiếp xúc rất nhiều học viên. Họ cùng tu Chân Thiện Nhẫn, đều buông bỏ nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phẩm hạnh, trở thành người tốt và tốt hơn nữa. Một môi trường thân thiện, hòa ái, từ bi, giúp đỡ nhau vô điều kiện, cùng chia sẻ, trợ giúp… Cô được tắm mình trong trường năng lượng tích cực ấy. Những lời giảng của Sư phụ giúp cô minh bạch nỗi khổ đau, bất hạnh là do đâu. Hơn nữa, cô hiểu được chân lý: chết không phải là hết, chỉ là kết thúc một chặng đường và mở ra một kiếp sống mới.
Ai sinh ra trên đời đều đã được an bài một đời, sướng khổ, giầu nghèo, sống thọ, sống yểu đều sắp xếp tỉ mỉ rồi. Cô đã an lòng và không còn giày vò về con, về chồng nữa. Họ đã có nơi chốn đi về. Giờ cô chỉ quan tâm sống sao cho khỏe, tu cho tốt, viên mãn con đường tu luyện của mình.
Thần tích triển hiện
Tu luyện là gian khổ, là phải vượt qua những khảo nghiệm. Khảo nghiệm về tâm tính, về nghiệp bệnh, xem người tu luyện chân chính đối đãi thế nào. Yêu cầu của người tu luyện khác với người không tu luyện. Những liễu giải của người tu luyện khác với người không tu nên điều họ nhận về cũng siêu thường như vậy.
Tháng 8/2021, người cô xuất hiện hạch hai bên cổ, đau đớn không nuốt được, người gầy, da xám và sốt. Các con cô bắt đi khám. Bác sĩ bảo là hạch ác, phải lấy dịch gửi lên Hà Nội, ba ngày sau lấy kết quả. Cô nghĩ: “Mình là người tu luyện chân chính, không có chuyện ung thư được. Mà dẫu có sao, mình cũng không sợ, vì đã có Pháp ở đây, có Sư phụ ở đây, ta thuộc về Đại Pháp quản, không có địa ngục nào dám tiếp nhận, đường đời ta dù có đến đây, thì ta cũng theo Sư phụ trở về nhà.”
Cô quyết định không lấy dịch dù các con phản đối. Ba ngày sau, cô không còn đau đớn, mọi biểu hiện bệnh ung thư khỏi hoàn toàn. Một bệnh mà khám ra là coi như kết án tử, nhưng không tiêm, không uống thuốc, chỉ nhờ vào niềm kiên định, tín Sư tín Pháp không cánh mà bay… Đó chỉ là một trong những ví dụ siêu thường mà cô trải qua trong suốt 4 năm tu luyện.
Các con cô và hàng xóm đã chứng kiến nhiều lần cô không uống thuốc, không đi viện mà bệnh vẫn tiêu tan. Thấy được kỳ tích và uy lực của Đại Pháp nên em gái cô, cháu gái và cô hàng xóm cũng bước vào tập luyện.
Lời tác giả
Câu chuyện về người đàn bà bất hạnh được kể ở trên chính là một nhân vật có thật mà tác giả được trực tiếp nghe cô kể lại. Cô ấy chính là Nguyễn Thị Lanh, sinh năm 1961, hiện đang sinh sống tại tỉnh Hải Dương.
Tuy cuộc đời của cô chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, sống như ngọn gió lay lắt trước gió. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của những học viên tu luyện Pháp Luân Công, cô đã bước vào tu luyện. Khi cô đặt tâm tu luyện, cô đã nhận về vô số những lợi ích mà chỉ những người chịu nhiều khổ đau như cô mới thấu hiểu ân điển và sự hạnh phúc to lớn vô bờ này.
Hiện tại cuộc sống của cô vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng cô không phải lo gì cho bản thân. Số nợ rồi cô sẽ hoàn trả. Cái chính là thân tâm cô khỏe mạnh. Cuộc đời cô thật sự đã bước sang một trang mới tươi sáng nhờ tu luyện.
Pháp môn cô tu chính là Pháp Luân Công. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ở đường link chính: https://vi.falundafa.org/
Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến cô qua số điện thoại: 036 9439615.