35 tuổi, chị Thảo trở thành nữ Tiến sĩ Hóa học thuộc hàng đầu tiên và trẻ nhất Bộ Quốc phòng. Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp thì tai họa ập đến, chị bị mất thị lực do thoái hóa điểm vàng. Cuộc đời chị rẽ sang con đường tăm tối…

Nữ Tiến sĩ Hóa học tài năng ở Bộ Quốc phòng

Chị Đào Thị Phương Thảo, sinh năm 1981, quê ở Hưng Yên, hiện sinh sống tại Hà Nội. Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức, có điều kiện. Sau khi trải qua các cấp học, với thành tích nổi bật, Thảo được Học viện Kỹ thuật quân sự – Bộ Quốc phòng tuyển dụng làm giảng viên Khoa Hóa – Lý kỹ thuật. Tại đây, phát huy được tài năng, trí tuệ, chị Thảo đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Khoa, Học viện trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nữ Tiến sĩ Hóa học đầu tiên và trẻ nhất Bộ Quốc Phòng
Chị Thảo (thứ 5 từ trái sang phải) được Học viện Kỹ thuật quân sự – Bộ Quốc phòng tuyển dụng làm giảng viên Khoa Hóa – Lý kỹ thuật (ảnh nhân vật cung cấp).

Năm 30 tuổi, chị được phong hàm Thiếu tá, ở độ tuổi không nhiều người được phong quân hàm cấp đó. Năm 2011, chị được cử đi học lên hàm Tiến sĩ tại Khoa Hóa, Đại học KHTH, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời điểm đó, việc bảo vệ Tiến sĩ ngành Hóa ở trong nước rất ít và khó khăn. Tất cả các mẫu đều phải gửi đi nước ngoài, đội ngũ chuyên gia đầu ngành không nhiều, tài liệu cơ bản hầu như bằng tiếng Anh… Khó khăn chồng chất, nhưng tài năng và nghị lực giúp chị vượt qua tất cả. Sau 5 năm miệt mài, chị đã trở thành nữ Tiến sĩ Hóa học đầu tiên và trẻ nhất Bộ Quốc phòng khi mới 35 tuổi.

Đôi mắt mờ dần

Năm 2013, khi đang bước vào giai đoạn cao điểm làm Tiến sĩ, chị thấy đôi mắt của mình mờ dần. Đi khám, bác sĩ kết luận bị thoái hóa điểm vàng. Bác sĩ khuyên dừng làm Tiến sĩ nếu không sẽ sớm bị mù. Là một nhà khoa học, chị tin y học sẽ có phương pháp chữa khỏi. Mặt khác, Thảo cũng muốn hoàn thành Tiến sĩ đúng tiến độ, thời hạn.

Năm 2015, khi bảo vệ tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia, mắt của Thảo đã yếu rất nhiều. Mắt trắng, khô mỏi, nhìn ánh sáng không rõ, mọi thứ mờ mờ như nhìn qua lớp sương mù dày đặc; mù màu, rối loạn sắc tố, chỉ nhìn được hai màu trắng, đen; thị trường mắt bằng không, chỉ nhìn được thẳng; đi lại cần có người dắt, lúc nào cũng phải có người hỗ trợ…

Đôi mắt mờ dần
Tiến sĩ Phương Thảo chia sẻ câu chuyện của mình (ảnh Nguyện Ước)

Nguyên nhân khiến mắt chị Thảo gặp vấn đề có thể do chị làm việc ở phòng thí nghiệm thời gian dài, tiếp xúc với chất dung môi (dạng hơi, đi trong không khí). Nó xâm nhập vào mắt, làm xơ cứng động mạch, teo các dây thần kinh dẫn khí huyết đến đáy mắt… Các thầy cô làm ở khoa Hóa, mỗi người bị một kiểu khác nhau. Cũng có vài thầy cô bị mù. Nhãn tiền đã có nhưng Phương Thảo không tin rằng điều ấy có thể rơi vào mình.

Năm 2016, Thảo bảo vệ tiến sĩ cấp Nhà nước. Lúc này, chị không nhìn được gì, màn hình trắng hết. Thảo phải thuê người đánh máy, đọc cho nghe, sửa đi sửa 100 lần luận án tiến sĩ, phải học thuộc lòng mới có thể bảo vệ thành công.

Nguy cơ bị mù vĩnh viễn, cuộc đời rơi vào tăm tối

Từ năm 2013-2017, chị chạy chữa khắp các bệnh viện nhưng tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Lúc này thị lực còn 0,05%.

Từ năm 2016 – 2017, cứ 2 tuần, chị lại vào Viện 108 khám, soi. Nửa tháng ở nhà, nửa tháng ở viện, nhiều khi không còn biết gì vì uống nhiều thuốc. Vì là bệnh hiếm nên mỗi lần vào viện, các bác sĩ đều tra thuốc giãn đồng tử để soi mắt khiến chị vô cùng khó chịu. Bác sĩ, Trưởng khoa mắt cho biết: “Bệnh viện 108, trong 60 năm qua chưa có bệnh án nào giống bệnh án này”.

Một bác sĩ trẻ buột miệng: “Cô này ăn ở thế nào mà bị vậy” khiến Thảo uất nghẹn. Nhưng câu nói ấy làm chị về suy nghĩ: “Tại sao họ nói với mình như vậy? Dù là ác khẩu nhưng có thể đúng với luật nhân quả, “gieo nhân nào gặt quả ấy”. Tuy nhiên, từ bé đến giờ mình đâu có làm hại gì ai, chỉ lo học hành, sao giờ lại rơi vào tình cảnh này…?” Thảo không hiểu và hoàn toàn bế tắc.

Nguy cơ bị mù vĩnh viễn, cuộc đời nữ tiến sĩ rơi vào tăm tối
Chị Thảo bảo vệ luận án trong tình trạng mắt đã mờ dần (ảnh nhân vật cung cấp).

Thảo đi khám khắp nơi, ai mách đâu tốt, chị đều đến chữa nhưng càng uống thuốc càng mệt mỏi, đờ đẫn, mắt càng khô cứng, da thì vàng. Bộ Quốc phòng cũng kiểm tra tổng thể cho Thảo, kết luận mù vĩnh viễn. Lúc này, nữ tiến sĩ cảm thấy cuộc đời không lối thoát, tinh thần tụt dốc không phanh; ăn không ngon, ngủ không yên, ở không thấy ổn, cảm giác như sắp rời xa mọi thứ…

Điều gì có thể nắm giữ trong tay?

30 tuổi, Thảo tưởng như có đủ đầy mọi thứ trong tay. Ngoài gia đình, công danh sự nghiệp thăng tiến, thuận buồm xuôi gió, Thảo còn làm chủ doanh nghiệp. Chị có 5 trung tâm chuyên đào tạo dạy học cấp 1, 2, 3; thường xuyên có 300 giáo viên đến hợp tác giảng dạy, khoảng 6000 học sinh… Kinh tế chị dư dả.

Đường trải hoa hồng đó, chính Thảo cũng không ngờ đời mình có ngày chấm hết. Mỗi bước chân giờ phải có người dắt. Đi chợ không mua nổi hàng, sinh hoạt cá nhân không tự chủ được, đưa đón con cái phải thuê người… Tất cả mọi thứ rơi vào ngõ cụt. Bố mẹ Thảo khóc hết nước mắt… Một nỗi đau quá lớn! Có công danh sự nghiệp tiền tài… đến lúc này cũng đâu thể làm gì.

Điều gì có thể nắm giữ trong tay?
Chị Phương Thảo trong một buổi hội nghị chia sẻ với sinh viên CLB Hóa Học (ảnh Nguyện Ước)

Thấy cuộc đời thật vô thường, Thảo xin nghỉ dạy, không muốn ngồi đó mà nhận lương, phong hàm. Phía Học viện làm chế độ thương binh loại ¼, cho Thảo nghỉ chế độ. Trước lúc chia tay, chị tặng lại nhà trường toàn bộ sách, những bài báo quốc tế, luận án… đầy tâm huyết của mình. Nhà trường đã tổ chức một buổi đón nhận sách. Đứng trước toàn trường, Thảo nói: “Nhiệt huyết còn nhiều, mong muốn cống hiến còn nhiều, trách nhiệm với công việc còn cao… Nhưng than ôi! Lực bất tòng tâm, bây giờ không thể làm gì được, đành xin tặng nhà trường tấm bằng Tiến sĩ, về nhà làm tiến sĩ sờ…!” Câu nói tự trào của Thảo đã lấy đi nước mắt của bao người! Ai cũng thấy tiếc cho một nữ tiến sĩ tài năng mà bất hạnh.

Điều may mắn đôi khi ở ngay bên cạnh mà không dễ nhận ra

Chán nản, Thảo không đi khám ở đâu nữa. Sau có người giới thiệu tới thầy Đông y nổi tiếng Đổng Xuân Toán. Đưa con gái cùng đến khám nhưng thầy Toán bất ngờ chỉ thẳng vào mặt Thảo, nói: “Nghiệp nặng thế này, chữa cái gì, chỉ có tu thôi. Về mà tu Pháp Luân Công đi”. Thảo tự ái. Đường hoàng là một tiến sĩ đến khám bệnh, thầy thuốc không chữa mà còn nói linh tinh. Không ngờ chính câu nói ấy đã tác động rất lớn đến Thảo. Khi bước trên con đường tu luyện rồi, Thảo quay lại cảm ơn người thầy ấy.

cuộc đời nữ tiến sĩ khiếm thị
Một cô gái xinh đẹp, tài năng, đâu ngờ một ngày rơi vào tăm tối (ảnh nhân vật cung cấp)

Thảo có một chị bạn mắc căn bệnh thối tai. Chị đã phẫu thuật 2 lần, uống nhiều thuốc mà không khỏi. Khi ra nước ngoài bảo vệ Tiến sĩ, chị theo tập Pháp Luân Công. Không ngờ trong 8 tháng tập, tai của chị khô hết và khỏi hoàn toàn. Chị về nước, thấy bệnh tình của Thảo, chị đến khuyên:

Em chịu khó nghe chị đọc Pháp, rồi luyện công, Sư phụ sẽ cứu em. Một nữ tiến sĩ có đầu óc thông minh, có tầm ảnh hưởng lớn, nếu tu môn này, em sẽ giúp được rất nhiều người đắc Pháp…

Thảo gay gắt:

Chị đừng có hoang tưởng. Em uống bao nhiêu thuốc, chữa hết giáo sư này đến bệnh viện khác còn không khỏi, chỉ có đọc sách và tập mà khỏi, quá huyền hoặc, em không tin…

8 tháng ròng thuyết phục không được, chị bạn bỏ cuộc không đến nữa.

Hai hàng nước mắt tuôn rơi trong đôi mắt khô cằn, mù lòa

Tháng 10/2017, con trai dắt chị ra bờ hồ đi dạo. Cậu bé nói:

– Mẹ, ở đây có nhóm người tập Pháp Luân Công, mẹ có tập không?

Mọi người đang chuẩn bị tập bài thiền số 5. Phụ đạo viên ra hỏi:

– Chị có muốn tập không?

– Tôi có nhìn thấy gì đâu mà tập.

Học viên ấy đã cầm tay Thảo, đưa theo những động tác của bài tập. Khi hai cánh tay của Thảo đưa ra, giữ yên lặng một lúc, đột nhiên nước mắt ở đâu chảy đầy khuôn mặt. “Điều gì đến với mình thế này? Mình uống bao nhiêu thuốc chẳng có nổi giọt nước mắt”. Thảo vội gọi vị học viên:

– Sao nước mắt ở đâu chảy ra nhiều thế bạn ơi?

– Chị luyện công, Sư phụ Lý sẽ giúp chị tịnh hóa thân thể, là phản ứng tốt. Chị chịu khó luyện nhé…

Hai hàng nước mắt tuôn rơi trong đôi mắt khô cằn, mù lòa
Thảo đang thực hành luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Với tư duy của người làm khoa học, Thảo nghĩ ngay đến Định luật bảo toàn năng lượng, chuyển hóa năng lượng: “Phải có nguồn năng lượng rất lớn mạnh từ vũ trụ tiến vào thân thể mới có được dòng nước mắt từ sâu bên trong chảy ra như vậy”. Thảo giật mình nghĩ: “Có thể con đường mình đang đi tìm là đây?”

Về nhà, Thảo gọi ngay cho chị bạn:

– Ngay ngày mai, chị mang hết những gì liên quan đến Pháp Luân Công, thiếu một thứ em sẽ không tu.

Chị bạn phải cả đêm gọi điện khắp nơi để có đủ đài, sách, kinh văn, thảm ngồi… ngay hôm sau mang đến.

Những ngày đầu tu luyện

Không đọc được sách, Thảo chủ yếu nghe Sư phụ Lý giảng Pháp. Tuy nhiên, thời gian đầu, chị tập trung vào luyện công. Thảo mang suy nghĩ: “luyện nhiều bệnh sẽ mau khỏi, người ta cả ngày luyện 2 tiếng thì mình luyện 10 tiếng”. Thảo một ngày luyện 3 lần, mỗi lần từ 2 – 3h. Có lần luyện xong chị không nhấc nổi đôi chân, phải nhờ người khênh vào nhà. Thân thể của Thảo đã có nhiều chuyển biến. Người khỏe mạnh, da dẻ sáng sủa, nước mắt chảy ra nhiều làm đôi mắt dễ chịu.

Những ngày đầu tu luyện của nữ tiến sĩ
Chị Phương Thảo coi trọng việc học Pháp, đề cao tâm tính của bản thân (ảnh Nguyện Ước).

Thời gian sau, nhờ nghe Pháp, Thảo hiểu ra phải coi trọng chữ “tu” chứ không phải chữ “luyện”. Cần phải chú trọng tu tâm thì bệnh mới khỏi. Từ đó, thay vì luyện công 10 tiếng một ngày, Thảo dành 10 – 14 tiếng học Pháp. Thảo nhờ các đồng tu đọc chậm, đọc đi đọc lại từng câu, từng đoạn. Khi mọi người dừng, chị biết đó là dấu phẩy, dấu chấm. Dần dần qua vài năm đọc Pháp liên tục, với cường độ cao, hiện giờ Thảo có thể ghi nhớ rõ câu Pháp nào ở đoạn nào, bài nào của bài giảng…

Đại Pháp mang lại ánh sáng từ tâm đến đôi mắt cho nữ tiến sĩ 

Mắt chị Thảo ngày càng trong ra, không còn đờ đẫn mà linh hoạt; thị trường mắt cũng rộng hơn; nhìn thấy mờ mờ, có thể phân biệt được một số màu sắc như xanh, đỏ, tím, vàng. Nhìn bề ngoài thì không ai phát hiện ra Thảo bị khiếm thị.

Chị kể, 6 năm qua không dùng một viên thuốc. Thân thể lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, mỗi ngày thêm trẻ lại vì đây là công pháp tính mệnh song tu. Những người tu luyện Pháp Luân Công đều đạt được trạng thái như vậy.

Điều thay đổi lớn lao nhất chính là tư tưởng. Pháp lý của Sư phụ đã giúp nữ tiến sĩ hiểu căn nguyên của khổ đau. Để thoát khỏi biển khổ trầm luân này cần phải làm gì? Ý nghĩa sinh mệnh của đời người là sao? Vạn sự vạn vật trên đời vì điều gì mà thành, mà tồn tại… những điều đó, nhờ học Pháp, giờ chị đã minh tỏ.

Đại Pháp đã mang lại ánh sáng từ tâm đến đôi mắt cho nữ tiến sĩ
Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, giờ chị Thảo có thể đi lại bình thường trên phố (ảnh Nguyện Ước).

Chị không còn coi những khổ nạn, khó khăn là bất công với mình mà nhìn chúng như là hành trang bước tiếp trong cuộc đời, để bản thân vững vàng hơn trong cuộc sống. Giờ chị nhìn cuộc đời giờ vui vẻ và hài hước hơn, không còn những ngày tháng khổ đau, than thân trách phận, oán trách trời đất nữa.  

Tiếp tục đứng trên bục giảng – lan tỏa điều tốt đẹp

Khi sức khỏe ổn định, Thảo quay lại trường, các thầy cô ai cũng ngạc nhiên. “Chị nghỉ ốm gì mà trông khỏe hơn người đang đi làm, da dẻ hồng hào, nhanh nhẹn”. Khi biết nhờ tu Đại Pháp chị Thảo mới được như vậy, mọi người đều động viên nữ tiến sĩ hãy tu luyện tốt.

Hàng ngày đến trường, thay vì đi cầu thang máy, chị đi cầu thang bộ từ tầng 1 lên tầng 25; đi lên 10 phút, đi xuống 12 phút. Thảo lên lớp, có trợ giảng giúp đỡ. Chị hoàn thành các bài giảng khóa Thạc sĩ, viết bài, giảng bài… làm những công việc nhà trường giao. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cho hệ thạc sĩ môi trường, tháng 4/ 2021, Thảo chính thức nghỉ chế độ.

Tiếp tục đứng trên bục giảng của chính mình, lan tỏa điều tốt đẹp
Chị Thảo đang dạy hai bạn lớp 9, chuẩn bị cho thi giải Hóa cấp Thành phố (ảnh Nguyện Ước).

Về nhà, chị tiếp tục điều hành doanh nghiệp của mình. Chị duy trì hoạt động rất tốt 4 trung tâm dạy học; luôn có khoảng 200 giáo viên, khoảng 4000 – 5000 học sinh hàng tháng. Bản thân chị vẫn đứng lớp giảng dạy cùng sự hỗ trợ của trợ giảng. Chị cũng đào tạo bồi dưỡng cho học sinh giỏi cấp thành phố, học sinh thi trường chuyên lớp chọn. Cuộc sống của chị giờ đây, mỗi ngày đều bận rộn nhưng chan chứa niềm vui.

Đại Pháp đã ban cho cuộc đời mới

Mỗi ngày chị Thảo đi bộ từ nhà đến 4 Trung tâm của mình để làm việc. Nhìn chị đi đường không ai nghĩ đó là người bị khiếm thị. Nói đúng hơn, nhờ Đại Pháp đã cải biến cuộc đời nữ tiến sĩ, giúp chị từ một ‘phế nhân’ mà kiên định đứng lên, sống cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Hiện chị vẫn điều hành mọi hoạt động của Trung tâm. Dù thị lực còn bị hạn chế, nhưng chị có một trí nhớ đáng nể. Từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất, chị đều nhớ chi tiết và điều hành một cách tỉ mỉ, chu đáo. Ngoài ra, chị còn tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, tặng quà cho sinh viên xuất sắc khoa Hoá, CLB Hoá Học ĐH Tự Nhiên, sinh viên của ĐH Bách Khoa, ĐH Dược…; tặng quà tri ân các Giáo sư, Tiến sỹ, các thầy cô đã đồng hành trên con đường sự nghiệp,…

Điều may mắn đôi khi ở ngay bên cạnh mà không dễ nhận ra
Một trong những Trung tâm dạy học của Phương Thảo (ảnh Nguyện Ước)

Vốn là người luôn nghiêm túc trong học hành, công việc, giờ tu luyện, luôn chứa Chân Thiện Nhẫn trong mình, Thảo lại càng yêu cầu nghiêm khắc bản thân mình hơn. Chị cũng luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, biết nghĩ cho người khác. Chị cũng truyền tới các thầy cô, học sinh trong trung tâm quan điểm coi trọng văn hoá truyền thống, nâng cao giáo dục đạo đức, đưa “tiên học lễ, hậu học văn” làm phương châm dạy học.

Lời kết

Kể lại những tháng năm đã qua, chị Thảo xúc động: “Nếu không tu luyện Pháp Luân Công, giờ này tôi đã không thể có cuộc sống tự tại, tốt đẹp như này được.”

Chuyện đời về nữ Tiến sĩ Phương Thảo một lần nữa cho thấy tiền tài, vật chất mà con người gắng sức truy cầu, tìm mọi cách có được, cuối cùng chỉ là phù du, vô nghĩa khi không còn sức khỏe hoặc khi tâm hồn héo úa, không tìm được ý nghĩa của cuộc sống.

Lời kết
Nhờ tu luyện, Thảo có thể tự lập hoàn toàn cuộc sống của mình (ảnh Nguyện Ước)

Tu luyện rồi, nữ tiến sĩ Đào Thị Phương Thảo hiểu ra Pháp Luân Công là Phật Pháp. Chị bảo, tu luyện Pháp Luân Công là lựa chọn đúng đắn nhất của đời mình. Thông qua tu luyện, Đại Pháp lần nữa ban cho chị cuộc đời mới.

Chị chia sẻ rằng muốn lan tỏa những điều tốt đẹp của Đại Pháp để mong nhiều người đang trong bất hạnh có được may mắn giống như mình. Những ai muốn chia sẻ, tìm hiểu về câu chuyên tu luyện của chị có thể liên hệ trực tiếp với nữ tiến sĩ Phương Thảo thông qua số điện thoại của chị: 0983 602 185.