Duyên tình cờ giúp nữ đại tá công an biết đến Pháp Luân Công, và cũng nhờ pháp môn này mà cuộc đời chị đã bước sang một trang mới.
Tuổi thơ vất vả
Chị Mẫn Thị Thịnh năm nay đã 65 tuổi, Đại tá, nguyên trưởng phòng hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh Bắc Ninh. Chị sinh ra và lớn lên tại làng quê Trung Bạn – xã Đông Thọ – huyện Yên Phong- tỉnh Bắc Ninh. Trong một gia đình có 8 anh chị em, chị là thứ 4.
Nhà nghèo, chị phải vất vả lam lũ từ rất sớm. Mới 5 tuổi chị đã phải đi chăn trâu. Người ta bảo: “Rét tháng ba bà già chết cóng”, trời rét là thế nhưng cô bé chưa đầy chục tuổi đầu khi đi chăn trâu đã biết tranh thủ lội xuống sông Ngũ Huyện Khê để mò trai, mò hến, mò trùng trục.
Thời ấy con sông này nước trong vắt. Giữa lòng sông mùa nước cạn, nước ngập không quá đầu gối lộ ra những thảm tóc tiên uốn lượn; đó cũng là nơi trú ngụ của những chú hến, trai béo núc ních, căng phồng. Trai hến mò được, cô bé đem bán dành dụm lấy tiền mua sách vở để đỡ đần cho bố mẹ!
Mới 11, 12 tuổi, chị đã theo mẹ ra đồng đi cấy. Có lẽ do thiên bẩm mà chị cấy lúa rất nhanh, thẳng hàng và đẹp. Vì vậy mỗi khi có cuộc thi cấy thì các bác xã viên ở đội sản xuất lại bảo: “Ngày mai cháu Thịnh nghỉ học một buổi để đi thi cấy nhé!” Mặc dù rất tiếc buổi học ở trường nhưng vì thành tích của cả đội sản xuất nên chị cùng đành phải “ngậm ngùi” mà vâng dạ thực hiện.
Nhớ trường, nhớ lớp, chị tiếp tục thi vào cấp 3
Học hết cấp 2 cũng là lúc mẹ sinh em bé. Chị quyết định nghỉ học ở nhà chăm mẹ, trông em. Còn nhỏ nhưng chị thật đảm đang khéo léo; em bé cũng khỏe và lại rất ngoan. Làng trên xóm dưới nức tiếng ngợi khen: “Cái Thịnh nhà bà Vượng làm gì cũng khéo!”
Thấm thoắt nghỉ học ở nhà đã hai năm. Em bé đã cứng cáp. Nhìn bạn bè cùng trang lứa được đi học, lại nhớ trường, nhớ lớp, chị thèm đi học lắm. Được mẹ đồng ý, động viên, chị nộp đơn xin thi vào học cấp 3 Yên Phong.
Hôm đến văn phòng trường để nộp hồ sơ thì bác phụ trách văn phòng không nhận vì đã quá hạn. Thầy Toàn dạy văn (là hiệu phó lúc bấy giờ) ở phòng bên cạnh, nghe câu chuyện của cô bé nói vọng sang: “Chả biết lực học của em thế nào, nhưng thấy em ấy hiếu học quá thì anh cứ nhận hồ sơ dự thi cho em ấy đi!”
Đến ngày xem kết quả thi, cô bé thật hồi hộp khi tìm từ trên xuống dưới mãi không thấy tên mình. Nhìn từ dưới lên thì thấy mình đứng thứ 4. Lúc ấy chị nghĩ: “Mình vẫn còn may mắn chán vì nghỉ học hai năm rồi, có sờ đến sách vở gì đâu!”
Học xong chị vào ngành công an
Vào học được một tuần, thì một hôm cô chủ nhiệm vào lớp nói: “Em Thịnh không có hồ sơ nhập học, nếu vậy thì không được học đâu, em về tìm lại nhé!”
Cô bé Thịnh rơm rớm nước mắt, như bị dội gáo nước lạnh: “Ôi chao, sao mình khổ thế này”. Giờ học ấy cảm thấy kéo dài như vô tận. Trống hết tiết học, cô bé chạy như bay xuống văn phòng gặp bác văn thư và bảo rằng: “Rõ ràng là hôm ấy thầy nhận của em, tập hồ sơ màu xanh để ở ngăn kéo này mà”. Và thật may khi mở ngăn kéo ra thì tập hồ sơ vẫn nằm nguyên trong đó.
Học xong cấp 3, cũng là lúc cơ quan công an có đợt tuyển dụng người đi làm chứng minh nhân dân (hợp đồng 18 tháng). Chị đã nộp hồ sơ vào làm trong đó. Nhưng mãi tới 3 năm sau khi hết hợp đồng, chị mới được chính thức nhận vào ngành công an. Và một điều may mắn không ngờ nữa, chị được phong quân hàm trung sĩ (không phải đeo quân hàm hạ sĩ một ngày nào). Chị cũng là một trong 4 nữ công an được khen thưởng vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Xây dựng gia đình
Đảm đang, nết na, thùy mị nên trong làng có nhiều người ngấp nghé ngỏ lời với bố mẹ chị muốn xin dâu. Nhưng “cao không tới, thấp không thông”, mãi đến khi 36 tuổi, chị mới lập gia đình. Chồng chị là bộ đội phục viên sau khi bị thương ở chiến trường Quảng Trị.
Gia cảnh nhà chồng chị cũng rất vất vả. Anh sinh trưởng trong một gia đình gồm 10 anh chị em, nhà lại rất nghèo; thế là chị lại “đầu đội, vai mang”cả việc nhà chồng lẫn nhà mình. “Tròn năm mẹ thì đầy tháng con”, chị sinh được một cậu bé trai bụ bẫm kháu khỉnh ở khu tập thể công an nhân dân Thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc.
Đến năm 1997, sau khi tách tỉnh, chị được chuyển về công tác tại TP Bắc Ninh. Trong ngành công an chị là một cán bộ gương mẫu, xuất sắc (các cuộc thi bơi lội trên sông Thương, thi chạy việt dã chị cũng tham gia và đều đạt giải nhất). Chị còn là tác giả của nhiều bài thơ đăng trên tạp chí thơ Sông Cầu- Bắc Ninh như: Đón mừng xuân vui bình yên hạnh phúc; Ai giúp tôi tìm thơ; Xuân đầu tiên vắng mẹ; Thương lắm miền Trung; Viếng thăm thành cổ, Mẹ Việt Nam…
Tình cờ biết đến Pháp Luân Công
Những biến đổi thăng trầm của cuộc đời chị đi liền với những khổ đau bệnh tật. Mặc dù không phải bệnh thuộc “tứ chứng nan y” nhưng chúng cũng làm cho chị chẳng mấy khi được an ổn. Chị tổng cộng đã trải qua 7 lần phẫu thuật: Năm 1981 chị cắt amidan ở viện quân y 110; Năm 1986 mổ u vú tại viện 198; 1991 mổ bướu cổ; 1992 mổ đẻ; 2009 mổ ruột thừa; 2010 mổ mắt; 2018 mổ tim.
Và như có nhân duyên từ trước, sau lần mổ tim vào tháng 9 năm 2018, chị được chị Mạnh (cùng cơ quan công an) sang chơi và bảo: “Em mới tu luyện Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp này hay lắm. Chị có tu luyện cùng em không?” Chị còn đang lưỡng lự, thì chồng chị bảo: “Cô Mạnh bảo thế thì em cứ thử xem sao, có mất gì đâu!”
Chị tìm hiểu rất kỹ càng. Đọc nhiều lần cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công), càng đọc càng thấy hay. Cuốn sách dạy con người ta làm người tốt, tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, chứ không phải là để chữa bệnh khỏe người. Vậy là chị bắt đầu bước vào tu luyện. Chị thấy thân thể mỗi ngày một nhẹ nhàng, không còn cảm giác khó chịu, yếu mệt như trước nữa …
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- Câu chuyện về một sĩ quan công an tu luyện Pháp Luân Công
Sức khỏe cải biến rất nhiều
Một tháng sau, chị tới học Pháp nhóm (cùng nhau đọc sách Chuyển Pháp Luân và các Kinh sách khác của Pháp Luân Công) và đi ra điểm luyện công cùng mọi người. Buổi đầu tiên đi học, gặp chị Hà (phó giám đốc sở ý tế Hà Bắc cũ), lại được giao lưu chia sẻ với mọi người, chị càng thêm tin tưởng vào pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia này.
Sau hơn 2 năm tu luyện, chị không cần phải dùng đến thuốc thang, mà thân thể lúc nào cũng khỏe mạnh. Nếu như trước đây đi ngủ muộn hoặc chẳng may thức giấc nửa đêm thì sau đó là trằn trọc mất ngủ đến sáng luôn. Nay không còn lo điều đó nữa!
Nếu như trước đây chẳng may dính phải chút nước mưa hay gặp nắng to thì cũng đều bị ốm. Gặp người cảm cúm chỉ cần đi ngang qua cũng bị lây nhiễm ngay, thì cơ thể bây giờ miễn dịch với những thứ đó luôn.
Gần đây nhất, một hôm có việc đi ô tô cùng với một người bạn bị cúm nặng. Cô bạn ấy về dùng hết mấy triệu tiền thuốc vẫn không khỏi. Còn chị về nhà thấy bị hắt hơi chảy mũi, nhưng chỉ học Pháp luyện công hai ba ngày sau là trở lại bình thường.
Như trước đây phải vịn cầu thang để lên gác, thì giờ leo cầu thang cảm thấy băng băng. Trong một lần đi leo núi, chị cũng leo được lên đỉnh núi trong sự ngạc nhiên, thích thú của mọi người cùng đoàn. Chị nói mình được như thế này là nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Cuộc đời nữ đại tá công an bước sang trang mới nhờ Pháp Luân Công
Bạn bè người thân bây giờ gặp lại chị, họ rất ngạc nhiên khi thấy chị nhanh nhẹn, hoạt bát, da dẻ trắng hồng… thật khác hồi trước.
Nhiều người có thể cảm thấy ngạc nhiên khi thấy một nữ đại tá công an cũng tu luyện, nhưng chính Đại Pháp cải biến hoàn toàn con người chị. Bạn đọc quan tâm đến câu chuyện của chị có thể liên hệ qua số điện thoại 0912 650 577, chị luôn sẵn lòng chia sẻ. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.