Chúng ta thường muốn trốn tránh những điều khó chịu và mong được hạnh phúc, bộ não cũng vì thuận theo điều này mà tìm cách tự lừa dối chính mình.
- Hãy học cách chấp nhận những điều bất như ý trong cuộc sống
- 3 cách giúp bạn thoát khỏi cảm xúc tiêu cực
Phản ứng phòng vệ của cơ thể
Để tránh nguy hiểm và tăng cơ hội sống sót, bộ não theo bản năng muốn tránh sự lo lắng và sợ hãi. Ví dụ, khi gặp một con gấu trên núi, nếu bạn không nghĩ con gấu đó đáng sợ và muốn chạm vào nó thì bạn sẽ bị thương nặng. Ngoài ra, trên nóc nhà cao tầng, sở dĩ chân chúng ta run lên là do cảm giác “nếu bị ngã xuống sẽ rất khủng khiếp”, cảm giác này sẽ bảo vệ tính mạng của chúng ta.
Nhiều người không thích cảm giác “sợ hãi”, nhưng chính vì cảm giác bản năng này mà nó có thể bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm.
Đây là “phản ứng phòng vệ” (hệ thống phòng vệ) của con người.
Nói về cơ chế của phản ứng phòng vệ này, đó là khi bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi, hoặc khi tính mạng của bạn có thể gặp nguy hiểm hoặc tâm trí bạn bị tổn thương, não của bạn sẽ cảm nhận được mối nguy hiểm và tiết ra chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine.
Sau đó, ngay lập tức phán đoán được nên bỏ chạy hay chiến đấu và thực hiện một số hành động phòng vệ.
Phản ứng phòng vệ này có thể khiến chúng ta “không muốn cảm nhận hay trốn tránh sự lo lắng, sợ hãi và đau đớn”, để bảo vệ nội tâm của chúng ta không bị tổn thương.
Vì vậy, để trốn tránh những cảm giác khó chịu, não sẽ bóp méo và diễn giải những điều hoặc cảm xúc tiêu cực theo ý muốn của mình, không để những điều này lưu lại trong trí nhớ, hoặc sửa đổi trí nhớ và thay thế nó như thể điều này chưa từng xảy ra.
Cứ như vậy, chúng ta muốn tránh những điều khó chịu và duy trì những hứng thú vì bộ não của chúng ta có chức năng tự động bảo vệ chính mình.
Làm sao thoát khỏi lo lắng
Tuy nhiên, dù chúng ta có thể tự bảo vệ mình bằng việc trốn tránh và lãng quên vấn đề đến đâu, thì liệu chúng ta có thể thật sự thoát khỏi những lo lắng và rắc rối này không?
Mọi người đến tư vấn tâm lý đều nói rằng họ muốn giải quyết vấn đề, “Tôi đến đây vì muốn thay đổi. Tôi muốn được điều trị vì tôi muốn thay đổi”.
Nhưng nếu lắng nghe kỹ, bạn sẽ thấy có rất nhiều người muốn thay đổi những người xung quanh, chẳng hạn như: “Nếu chồng tôi thay đổi thì thật tuyệt”, “Tôi muốn làm gì đó với con mình”, “Sếp tôi thật phiền phức”, “Tôi muốn thay đổi suy nghĩ của vợ mình”, v.v.
Nhưng tất nhiên chúng ta không thể thay đổi những người xung quanh mình.
Quả thực, nếu bản thân người đó chuyển biến thay đổi thì những người xung quanh người đó cũng sẽ được cảm hóa và thay đổi, đây là điều rất phổ biến. Chứ không phải là người khác thay đổi rồi thì cuộc sống của chúng ta mới được thay đổi.
Vì vậy, chính chúng ta cần phải là người giải quyết vấn đề, đây là tiền đề chính.
Bất cứ khi nào bạn đối mặt với chính mình, bạn cần phải nhìn thẳng vào lợi ích của việc chấp nhận vấn đề. Nhưng cũng có người muốn trốn tránh nỗi đau, quay lưng lại khi bản thân mệt mỏi, giả vờ như không nhìn ra vấn đề. Kỳ thực, bạn cần tạm thời gác lại việc tận hưởng cảm giác thoải mái sang một bên và chịu đựng nỗi đau.
Một số người sẽ đổ lỗi cho người khác và những thứ khác ngoài bản thân họ. Ví dụ, đó là lỗi của người khác, lỗi của công ty, sự nguy hiểm của thế giới, v.v. Nếu vấn đề là nút thắt trong tâm của chính bạn, thì bạn chỉ có thể tự mình đi giải quyết. Câu trả lời không nằm ở bên ngoài.
Nếu bạn muốn thay đổi căn bản cuộc sống của mình theo hướng tốt đẹp hơn, trước tiên bạn nên tự mình chịu trách nhiệm và làm chủ cuộc đời mình, điều này rất quan trọng.
Việc bạn có tâm thái “tập trung vào những vấn đề của mình” hay không sẽ quyết định đến việc liệu cuộc sống của bạn có thể chuyển biến tích cực và đi lên được hay không.
Bắt đầu bằng cách hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Khi bạn đã tập trung vào vấn đề và thay đổi hành động, suy nghĩ của mình, nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề thì có lẽ còn có một vấn đề căn bản hơn mà bạn chưa nhận ra.
Chẳng hạn, khi gặp vấn đề bạn cần nhận định chính xác nguyên nhân gốc rễ để tìm được hướng giải quyết phù hợp, thay vì chỉ tìm cách khắc phục những hậu quả đang phát sinh.
Ví dụ, bởi vì tôi không có tiền nên tôi phải làm việc, thế nhưng, tôi không muốn làm những công việc này. Vì nếu cứ tiếp tục làm công việc này thì tôi sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Vậy hãy khoan bắt đầu 1 công việc mới, mà hãy bắt đầu từ việc tìm ra những công việc mình có hứng thú và mang lại thu nhập cho bản thân.
Kỳ thực, vấn đề bản thân gặp phải có thể thay đổi và được giải quyết bằng cách đưa ra quyết định sau khi suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận.
Tuy nhiên, khi bạn bị lời nói và hành động của người khác dẫn dắt, hoặc khi bạn từ bỏ suy nghĩ độc lập trước khi đưa ra lựa chọn và hành động, bạn có thể mất đi khả năng phán đoán và suy nghĩ thấu đáo vấn đề.
Ví dụ, vì không thể ngừng ăn đồ ngọt nên anh ấy ngày càng béo hơn, lượng đường trong máu cũng tăng theo. Và ngay cả khi được chẩn đoán là tiền tiểu đường, anh ấy vẫn không giảm chế độ ăn uống. Cho dù anh ấy có cố gắng thay đổi hành động và suy nghĩ của mình thì cũng rất khó cải biến. Bởi vì thông qua việc ăn uống, anh ấy có thể có được cảm giác vui vẻ “ăn ngon, thật vui vẻ và thật dễ chịu”. Bộ não con người có cơ chế muốn tránh sự khó chịu và đạt được vui vẻ, vì vậy những người không thể ngừng ăn quá nhiều có thể đang trốn tránh việc đối diện với một số cảm xúc khó chịu.
Những lúc như thế này, chúng ta cần xem xét lại: những gì đạt được khi đối mặt với vấn đề, chúng ta đang trốn tránh cảm xúc khó chịu gì. Bằng cách chú ý đến những điều này, bạn có thể tiến gần hơn đến việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ để giải quyết vấn đề.
Theo Vision Times