Site icon Nguyện Ước

Pháp Luân Công ở Việt Nam: Các hoạt động tại TPHCM, Hà Nội và toàn quốc

Kỷ niệm ngày Pháp hội Pháp Luân ĐạiPháp Luân Công ở Việt Nam thu hút nhiều giới trẻ và tri thức tham gia

Pháp Luân Công ở Việt Nam có lịch sử phát triển hơn 20 năm. Ban đầu, số người tập chỉ là vài con số, sau tăng nhanh và hiện có mặt trên khắp các tỉnh thành. Môn tập đem lại lợi ích tốt đẹp về sức khỏe và tâm tính nên người dân Việt đã đón nhận và duy trì tập luyện cho đến nay.

1. Sơ lược về Pháp môn

Pháp Luân Công (còn gọi Pháp Luân Đại Pháp) do ông Lý Hồng Chí sáng lập và truyền ra công chúng năm 1992 tại Trường Xuân, Trung Quốc. Nó được giới thiệu dưới dạng khí công nhưng thực chất là tu luyện. Nó kết hợp các bài tập thiền định và giáo lý đạo đức; là pháp môn tu luyện toàn diện có nguồn gốc từ xa xưa.

Học viên chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm, thay đổi bản thân; kết hợp luyện 5 bộ công pháp cải biến sức khỏe. Mọi hoạt động của Pháp môn là tự nguyện và miễn phí; lấy hình thức tu luyện giữa đời thường để tôi luyện tâm tính.

2. Pháp Luân Công du nhập vào Việt Nam như thế nào?

Qua tìm hiểu, Pháp môn này có thể du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000 – 2001. Điểm đặc biệt khác với nước khác là học viên ban đầu đều là các bạn trẻ tuổi. Pháp Luân Công ở Việt Nam được du nhập và phát triển qua 3 nhánh:

Nhánh 1: du học sinh. Năm 2001, một du học sinh người Việt tại Mỹ đã mang Pháp môn này về Việt Nam. Từ năm 1999, phong trào giảng chân tướng về sự thật cuộc bức hại ở Trung Quốc được các học viên phát triển mạnh ở Mỹ. Du học sinh Việt đã tìm hiểu và tập luyện, thấy tốt nên về giới thiệu cho người thân. Nhánh này phát triển tại Sài Gòn.

Nhánh 2: Việt kiều Mỹ. Một Việt kiều Mỹ không may mắc căn bệnh máu trắng, may mắn tập luyện Pháp Luân Công nên đã khỏi bệnh. Vị này về lại quê hương là làng Bình Đà – Hà Đông giới thiệu cho họ hàng và bà con nơi đây. Từ đó, mọi người truyền nhau và lan rộng.

Nhánh 3: tự tìm trên internet. Một số bạn trẻ trên con đường tìm Đạo, vô tình thấy trang web Pháp Luân Công bằng tiếng Anh, thấy Pháp môn hay quá, đúng là chân Pháp mình đang tìm kiếm. Họ đọc bằng tiếng Anh, sau là tiếng Trung; cuối cùng tự họ tự dịch cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chỉ đạo tu luyện) sang tiếng Việt. Khi có sách tiếng Việt, Pháp Luân Công bắt đầu phát triển tại Hà Nội, sau lan rộng ra các tỉnh thành.

Kỷ niệm ngày Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới năm 2009 và 2010 ở Việt Nam (ảnh: minghui.org).

3. Chính quyền và người dân tiếp nhận Pháp Luân Đại Pháp như thế nào?

3.1. Thái độ và quan điểm của Chính quyền

Việc tập Pháp Luân Công ở Việt Nam những năm đầu chỉ là con số rất nhỏ nên chính quyền không mấy quan tâm. Vì luật pháp Việt Nam quy định và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Chính quyền coi Pháp môn này là vấn đề nhạy cảm nhưng không có động thái gì.

Từ năm 2010 – 2015, xuất hiện một nhóm người lấy danh nghĩa là học viên có những hành động khiêu khích, gây chú ý: như đập phá lăng, kéo đổ tượng Lê nin… Nhóm người này, họ có đọc sách Pháp, luyện công, hình thức đúng là học viên nhưng hành vi của họ cơ bản không phải người tu luyện. Họ có cái danh, lợi và mục đích chính trị đằng sau. Họ lợi dụng Pháp Luân Công để đạt được lợi ích của họ. Gây ra hậu quả vô cùng lớn cho Pháp Luân Công tại Việt Nam.

Chính quyền có cớ và tạo những khó khăn nhất định. Ví dụ: không cho học viên phát tặng tài liệu về pháp môn. Nhiều học viên bị mời đến trụ sở làm việc, yêu cầu không được tuyên truyền, chỉ được tập luyện tại nhà. Các hoạt động văn nghệ, luyện công tập thể số lượng lớn đều không được cấp phép. Năm 2014 – 2015, trên báo Pháp Luật và Đời sống có đăng bài tiêu cực về Pháp Luân Công. Đỉnh điểm năm 2017, chính quyền thành lập phòng 112 thuộc Cục tình báo quân đội nhằm quản lý Pháp Luân Công…

Hoa sen có 9 chữ chân ngôn được Học viên trao tặng người dân, giảng thanh chân tướng (ảnh: nguyenuoc.com).

3.2. Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam

Trong tất cả các văn bản Pháp luật không có bất kỳ điều luật nào cấm Pháp Luân Công ở Việt Nam. Pháp môn này không phải tôn giáo, không thuộc vào các tôn giáo bị cấm. Nó chỉ là tín ngưỡng và rèn luyện sức khỏe. Dù có bao nhiêu lời vu khống rằng môn này tà đạo, là mượn danh Phật giáo để phá hoại, làm chính trị… nhưng nó vẫn chỉ là môn tu tâm và rèn luyện sức khỏe.

Công ước quốc tế và Hiến pháp Việt Nam đã quy định rõ quyền người dân là được tự do tín ngưỡng và rèn luyện sức khỏe. Do vậy, Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam.

Xin mời các bạn đọc thêm bài: Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không?

3.3. Người dân tiếp nhận như thế nào?

Thành phần người trẻ tuổi tập Pháp Luân Công là chủ yếu trong giai đoạn đầu và tiếp tục tăng lên cho tới nay ở Việt Nam (ảnh: học viên cung cấp).

Khác với các nước, lớp học viên Việt Nam đầu tiên đều là người trẻ tuổi, có học thức. Họ là các du học sinh bên Mỹ hoặc Việt kiều và các bạn trẻ Việt Nam. Vì nguồn tài liệu lúc ấy chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung, sau có bản dịch tiếng Việt nhưng chỉ có trên internet, các bạn trẻ dễ tiếp cận hơn. Các bạn trẻ bước vào tu luyện, sau đó chia sẻ và lan tỏa rộng.

Hiện nay, Đại Pháp đã phát triển khắp Việt Nam, độ tuổi và thành phần cũng đa dạng. Người dân dễ dàng tiếp nhận Pháp Luân Công, bởi:

Cho tới nay, đủ mọi thành phần trong xã hội đều tham gia tập (ảnh: Fb.com/Dafa.Great).

4. Sự phát triển của Pháp Luân Công tại Việt Nam

4.1. Phát triển tại Hà Nội

Năm 2000 – 2001, học viên đầu tiên tập Pháp Luân Công tại Hà Nội là anh bạn cầu Đạo tự tìm hiểu trên mạng internet tại làng Bình Đà, do Việt kiều giới thiệu.

Những năm đầu, số học viên rất ít. Từ anh bạn cầu Đạo giới thiệu được một số bạn trẻ. Năm 2004, có một nhóm nhỏ xuất hiện luyện công tại công viên Thành Công. Đến năm 2006 – 2007, có khoảng 7 – 8 học viên ngồi chia sẻ, sau đó con số tăng lên mấy chục người. Từ năm 2010 trở đi, học viên mới tăng nhanh về số lượng và phát triển tại các tỉnh thành.

Người dân Việt Nam tập luyện Pháp Luân Công trong công viên (ảnh chụp năm 2012- minghui.org)

Còn tại điểm làng Bình Đà, vì là họ hàng, bà con nên tin tưởng, số lượng người theo tập rất đông. Có thời điểm gần cả làng học Pháp và luyện công. Sau đó, nhiều lần chính quyền tới can nhiễu, không cho tập luyện; học viên ở đây kiên trì chứng thực được Pháp môn này tốt, chỉ đơn thuần rèn luyện sức khỏe nên vẫn giữ được môi trường tu luyện cho đến nay.

Tại các điểm tập khác cũng xuất hiện hiện tượng một nhóm người phun nước, bắc loa to, quấy phá nhóm người luyện công nhưng sớm dừng lại…

Tính đến nay, tại Hà Nội, phố, phường, quận, huyện nào cũng có học viên luyện tập, số lượng lên đến vài chục nghìn người. Tại các công viên, nơi công cộng đều có điểm tập của nhóm học viên. Xem thêm chi tiết liên hệ tại Hà Nội

4.2. Phát triển tại TPHCM

Từ năm 2000 – 2001, học viên sớm nhất tại Sài Gòn là du học sinh tại Mỹ. Năm 1998, du học sinh này biết và luyện tập Pháp Luân Công tại Mỹ, sau đó về giới thiệu cho họ hàng, bạn bè. Từ năm 2001 – 2005, tại Sài Gòn có khoảng 7 – 8 người tập. Từ năm 2006 – 2007, du học sinh tại Mỹ về đông và số lượng học viên trẻ tập cũng tăng lên mấy chục người.

Năm 2006, xuất hiện điểm tập đầu tiên tại công viên Gia Định. Từ năm 2008 – 2011, điểm tập luyện được mở rộng sang các công viên: Lê Văn Tám, Hoàng Văn Thụ, Tao Đàn, Quận 6, 7… Từ năm 2012 – 2014, là giai đoạn can nhiễu nhất từ phía chính quyền tại các điểm luyện công. Một số điểm tập bị thu nhỏ, nhưng các điểm lớn như công viên Gia Định người dân vẫn kiên trì tập. Họ đều là người thật việc thực và nhu cầu rèn luyện sức khỏe là chính đáng; cuối cùng việc tập luyện vẫn được duy trì bình thường.

Tính đến nay, số lượng học viên theo tập tại TPHCM khá đông; tại các phường, quận đều có người tập luyện. Xem các điểm tập và liên hệ người hướng dẫn tại Sài Gòn

Cảnh luyện công tại công viên Vinhome Central Park – Quận Bình Thạnh – TPHCM (ảnh chụp tháng 5/2021: nguyenuoc.com).

4.3. Phát triển tại các tỉnh thành trên cả nước

Từ sau năm 2010, Pháp Luân Công mới phát triển tới các tỉnh thành. Lúc này là do mạng lưới internet phát triển, các trang thông tin về Pháp môn này đã xuất hiện tại Việt Nam bằng tiếng Việt; việc tra cứu, tìm hiểu và đọc tài liệu cũng dễ dàng hơn và nhiều người đã theo tập.

Tuy nhiên, số lượng học viên tại các tỉnh khá hạn chế và cục bộ, chủ yếu là tại các thành phố, tại công viên lớn. Từ sau năm 2018 cho đến nay mới lan rộng xuống các huyện, thị xã và thôn bản. Số lượng cũng tăng nhanh, tuy nhiên không có con số thống kê. Xem chi tiết Các điểm luyện công trên cả nước.

5. Những hoạt động của Pháp Luân Công ở Việt Nam

Hoạt động tập luyện

Học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam thường ra công viên luyện công cùng nhau (ảnh: Fb.com/Dafa.Great).

Rất dễ nhận thấy các hoạt động của học viên Pháp Luân Đại Pháp vì họ chủ yếu tập luyện tại các điểm công cộng. Ngoài phần tập luyện tại nhà thì hình thức luyện tập thể là phổ biến nhất. Hiện nay, tại bất kỳ thành phố nào trên cả nước, ở các khuôn viên công cộng đều có nhóm người ngồi thiền định và đứng tập 5 bài công pháp nhẹ nhàng.

Mọi hoạt động tập luyện của Pháp môn là công khai, tự nguyện, không thu phí, không có người đứng đầu. Họ giúp đỡ nhau trên tinh thần tự nguyện, chân thành.

Người mới tập chỉ cần tìm đến các điểm luyện công. Ở đây, những học viên cũ sẽ chỉ dẫn và giúp đỡ cụ thể.

Học Pháp Luân Công ở đâu?

Hoạt động đọc sách

Học viên chọn nhà của người có điều kiện để cùng học Pháp với nhau, chia sẻ đề cao trong tu luyện (ảnh: học viên cung cấp).

Muốn tu tâm thì phải đọc sách. Việc đọc sách là tối quan trọng và thiết yếu đối với người tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ luyện động tác, không đọc sách, không tu tâm thì chỉ là luyện thể thao. Nếu chỉ đọc sách mà không luyện động tác thì cũng không phải người tu luyện. Luyện công và đọc Pháp là hai yêu cầu nghiêm túc đối với người tu luyện Đại Pháp.

Hoạt động đọc sách có hai hình thức: Đọc cá nhân tại nhà và đọc nhóm. Đọc tại nhà thì tùy điều kiện mỗi người, tự sắp xếp thời gian đọc. Còn đọc nhóm, thông thường họ tập trung từ 5 đến 10 người trở lên cùng đọc. Họ đọc lần lượt các sách của Pháp môn, đọc xong cùng chia sẻ để giúp nhau đề cao tâm tính. Việc học nhóm có hiệu quả tốt trong việc ước thúc bản thân tu luyện.

Đối với kinh sách, năm 2003, cuốn Chuyển Pháp Luân được dịch tại Việt Nam được xuất bản. Năm 2004, hiệu chỉnh lần thứ hai; năm 2006 hiệu chỉnh lần thứ ba; năm 2008 chỉnh sửa phần phụ lục; năm 2010 tiếp tục hiệu chỉnh. Đây chỉ là bản dịch cho phép lưu hành nội bộ. Đến năm 2012, mới có ấn bản chính thức tiếng Việt được Đại sư Lý Hồng Chí phê chuẩn, có mã độc quyền được bán tại nhà sách Thiên Thê Đài Loan. Ngoài những cuốn kinh sách mua tại Đài Loan được cấp phép thì những sách in tại Việt Nam chỉ là sách in và lưu hành nội bộ.

Mua sách Pháp Luân Công ở đâu? Hướng dẫn nhận sách miễn phí

Các hoạt động khác

– Hoạt động truyền thông: Các trang web như ETViet.com (Đại Kỷ Nguyên), DKN.TV; fanpage Tâm tính đề cao nhờ tu luyện Pháp Luân Công, Hỗ trợ tu luyện Pháp Luân Công…; kênh Youtube Tinh hoa TV… đều là do các học viên lập ra, mục đích đem chân tướng cuộc bức hại và vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn đến nhiều người được biết…

– Hoạt động văn nghệ biểu diễn: Các học viên tại Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành thành lập đoàn nghệ thuật Hồng Ân, Thiên Quốc Nhạc Đoàn. Họ biểu diễn các tiết: múa lân, đánh trống, múa trống, múa truyền thống và nhạc diễu hành. Mục đích hoạt động là phục vụ miễn phí bà con trong các ngày lễ hội. Các tiết mục mang phong cách truyền thống, nhẹ nhàng và đẹp mắt…

Học viên trẻ tuổi tham gia hoạt động nghệ thuật văn hoá truyền thống (ảnh: Fb.com/Dafa.Great).

– Hoạt động giảng thanh chân tướng: Đây cũng là hoạt động tự nguyện. Mỗi học viên đều nhận thấy Đại Pháp là tốt nên tự nội tâm muốn giới thiệu cho nhiều người được biết. Ngoài ra, họ muốn nói lên tiếng nói lương tri về cuộc bức hại vô nhân tính tại Trung Quốc. Việc tra tấn, mổ cướp nội tạng sống các học viên của chính quyền Trung Quốc cần phải dừng lại. Họ mong muốn nhiều người không hiểu sai về Pháp Luân Công, có cái nhìn chính diện về cuộc bức hại, từ đó có được phúc báo về sau.

Tăng hoa sen 9 chữ chân ngôn nói cho người dân biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt của học viên (ảnh: học viên cung cấp).

6. Môn khí công này có tổ chức nào ở Việt Nam?

Pháp Luân Đại Pháp không phải là tôn giáo, nó không lưu truyền những hình thức tôn giáo. Không có người đứng đầu, không có trụ sở, không thu phí, không có các nghi lễ cúng bái, thờ tự, không ghi tên,…

Hình thức duy nhất các học viên thường thực hiện là luyện tập tập thể tại nơi công cộng. Tại mỗi nhóm, có một người tự nguyện đứng ra giúp đỡ mọi người những việc nhỏ như sách, đài, tài liệu… Người này được gọi là phụ đạo viên. Đây không phải chức danh vì không bắt buộc ai cũng nghe theo, họ thích làm thì làm, hoàn toàn tự nguyện. Phụ đạo viên thường là những người đã về hưu, họ có thời gian.

Còn hoạt động đọc sách cũng vậy. Họ tập trung theo nhóm, theo địa khu, đến một gia đình học viên nào có điều kiện rộng rãi, họ đọc cùng nhau. Hoạt động này cũng không có người đứng đầu, ai thích học thì đến, bận thì thôi. Mọi hoạt động của Pháp môn này rất lỏng lẻo nhưng họ đều có ý thức tu dưỡng bản thân.

Các học viên tập luyện trên bải biển ở Nha Trang (ảnh: Fb.com/Dafa.Great).

Hình thức phát triển đều là tùy kỳ tự nhiên, tâm truyền tâm, người truyền người, thấy tốt thì giới thiệu cho bạn bè, người thân. Cứ thế tự nhiên nảy nở và sinh sôi.

Thành phần học viên cũng phong phú: người già, trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên, người bệnh, người cầu Đạo… Họ lấy việc tu thân, buông bỏ nhân tâm và rèn luyện sức khỏe làm trọng. Việc tuyên truyền, làm chính trị, chống phá… là không xảy ra. Xuất hiện những sự việc đó đều là kẻ xấu mượn danh mà phá hoại Đại Pháp.

7. Điểm tập trên cả nước

Hiện nay, tại tất cả các tỉnh thành Việt Nam đều có người tu luyện Pháp Luân Công. Bạn muốn hỗ trợ về mọi phương diện tu luyện, từ: sách, đài, cách tải nhạc tập, bài giảng, cách học, hình thức học… cũng như cần môi trường chia sẻ; bạn chỉ cần tìm đến các điểm luyện công gần nhất nơi bạn ở, sẽ nhận được sự hỗ trợ vô điều kiện từ những học viên cũ.

Xem thêm: