Vào cuối triều đại nhà Thanh, ở huyện Qua Dương đã xảy ra một vụ án oan dẫn đến cái chết cho nhiều người. Những người hành ác sau đó đã lần lượt bị quả báo rất thê thảm; để lại một bài học giáo huấn sâu sắc giúp cảnh tỉnh thế nhân.
- Có phải “làm điều ác lại hưởng phước” và “làm điều thiện thì chịu thiệt”?
- Nhân quả báo ứng: Phá hủy tượng Phật, hai tay thối rữa
- Nhân quả báo ứng: Vị quan thanh bần vì sao lại đoản mệnh?
Vì mối thù cá nhân mà vu oan cho người khác
Vào thời Thái Bình Thiên Quốc, triều đại nhà Thanh, ở tỉnh An Huy cũng xuất hiện một người phản vua tên là Miêu Phái Lâm; người này công khai tạo phản. Lúc thế lực lớn nhất đã khống chế được vài chục châu huyện. Vào năm Đồng Trị thứ hai (năm 1863) thì bị quân Thanh tiêu diệt.
Sau khi Miêu Phái Lâm bị tiêu diệt, triều đình cũng muốn thanh trừ dư đảng của môn phái này. Huyện lệnh Qua Dương cùng với phú hộ Lý Khôn ở địa phương có mâu thuẫn. Lý Khôn không chỉ có tiền mà còn có công danh “cống sinh”. “Cống sinh” tức là người nổi bật trong các tú tài, bởi vì thành tích nổi trội mà được lựa chọn vào trong Quốc Tử Giám để học tập; chỉ cần vượt qua cuộc thi sát hạch của triều đình là có thể trực tiếp ra là quan. Vì vậy Lý Khôn tỏ ra không sợ huyện lệnh Qua Dương. Huyện lệnh kêu gọi những người giàu có quyên góp, Lý Khôn lại công khai phản đối lời kêu gọi này.
Huyện lệnh Qua Dươngsớm đã ghi hận trong lòng, vì vậy mà ngụy tạo bằng chứng, vu cho Lý Khôn là dư đảng của Miếu Phái Lâm; cả hai cha con Lý Khôn đều bị bắt giữ. Thời xưa tạo phản là sẽ bị xử tử. Huyện lệnh chính là muốn dồn cha con Lý Khôn vào chỗ chết. Sau khi cha con Lý Khôn bị vu oan giá họa thì bị áp giải lên Quận lý. Thái thú Quận lý sau khi tra hỏi Lý Khôn thì biết là ông bị oan, mới chuẩn sửa lại án sai cho ông.
Nhận hối lộ, làm điều trái lương tâm
Huyện lệnh biết được tin này thì vội vàng hối lộ cho phụ tá của thái thú 500 lạng bạc; vì vậy mà người phụ tá này bắt đầu khuyên nhủ và cưỡng ép thái thú. Mà vị thái thú này cũng không phải là quá thanh bạch, nên đã bị người phụ tá dẫn dụ.
Thái thú cuối cùng đã đồng ý với huyện lệnh mà làm điều trái với lương tâm, phán Lý Khôn tội tử hình. Cha con Lý Khôn vì vậy mà đều bị chết oan. Vợ con trong nhà cũng hết đường sống mà từ từ cũng đều chết hết; có thể nói là tuyệt diệt cả gia đình. Thật sự là vô cùng thê thảm!
Mùa Đông năm đó, có một người ăn xin vô gia cư và đến ngủ tạm trong miếu Thành Hoàng. Ngày hôm sau anh ta đi khắp nơi kể với mọi người về giấc mơ kỳ lạ của mình vào ban đêm: Miếu Thành Hoàng ở trong giấc mơ là nơi ngự trị của Thần Thành Hoàng ở không gian khác. Thần Thành Hoàng ngồi ở trên cao, phía dưới có một tù nhân đang quỳ trên mặt đất. Người ăn xin tập trung nhìn cho kỹ thì đó chính là phụ tá của thái thú. Quỳ ở bên cạnh là cha con Lý Khôn, với tư cách là nguyên cáo lên án đám người xấu đã hãm hại họ. Người ăn xin mơ tới đây thì tỉnh dậy, cảnh trong mơ thật vô cùng rõ ràng.
Người đang làm trời đang nhìn, quả báo không thể sai chạy
Mọi người nghe tới đây thì biết rằng Thần đã thụ lý vụ án oan thê thảm này. Người phụ tá này nhìn thì thấy là còn đang sống, nhưng ở không gian khác đang bị trói gô lại; chuẩn bị phải chịu quả báo. Đám người ác này có kết cục như thế nào thì tạm thời còn chưa biết; mọi người vì thế mà cũng bàn tán xôn xao một hồi.
Mấy ngày sau, thái thú đột nhiên mắc bệnh rồi qua đời; gia đình người phụ tá cũng lập tức bị nhiễm bệnh, chỉ vài ngày sau thì cả nhà đã chết hết.
Lại qua vài ngày sau thì hai người con trai của huyện lệnh Qua Dương bị chết yểu. Ngay sau đó thì huyện lệnh cũng bị mắc một căn bệnh quái lạ; thân thể dần dần thối rữa và lan ra khắp cơ thể; hơn nữa da cứ thế mà bị tróc ra. Giống như có người đang lột từng lớp da của ông ta ra vậy. Cuối cùng khi chết thì dường như là cả người đều bị lột hết cả da ra.
Huyện lệnh Qua Dương kêu rên hơn 10 ngày mới chết. Lúc này không ngừng nói với mọi người rằng oan hồn cha con Lý Khôn đang đến để lấy mạng ông ta; đồng thời cũng kể ra ông ta đã hãm hại gia đình của Lý Khôn như thế nào.
‘Thiện ác báo ứng’ là tính tất nhiên, kẻ hành ác sẽ bị quả báo
Trong câu chuyện này, người phụ tá và người huyện lệnh đều là tự làm tự chịu; mà thái thú bởi vị đưa ra phán quyết trái với lương tâm nên cũng bị quả báo vong mạng.
Người thái thú bị quả báo sớm nhất, theo sau là người phụ tá; cuối cùng mới là hung thủ thực sự – huyện lệnh. Câu chuyện này cho thấy một điều, đôi khi kẻ ác, hung thủ thực sự lại là người bị quả báo trễ nhất. Đương nhiên là quả báo đến với ông ta cũng là thê thảm nhất, kinh khủng nhất. Chúng ta không cần phải vì kẻ ác chưa bị báo ứng mà lại hoài nghi về tính tất nhiên của ‘thiện ác báo ứng’.
Theo Chánh Kiến