Bạn có bao giờ tỉnh dậy sau khi ngủ trưa và cảm thấy bị chóng mặt mệt mỏi chưa? Vậy thì rất có thể là bạn đã ngủ trưa không đúng cách.
Ngủ trưa không nên quá 30 phút
Trước hết chúng ta phải biết rằng giấc ngủ của con người có 4 giai đoạn: Chìm vào giấc ngủ, ngủ nông, ngủ say, ngủ say kéo dài.
Trong đó, ngủ nông và ngủ say xen kẽ nhau lặp đi lặp lại. Vào lúc ngủ trưa, thông thường 15-30 phút sau khi chìm vào giấc ngủ là giấc ngủ nông, và từ 1-1,5 giờ là một chu kỳ ngủ hoàn chỉnh.
Cho nên, khi thời gian ngủ trưa vượt quá 30 phút, giấc ngủ của con người sẽ đi vào tình trạng ngủ say. Ở giai đoạn này, các mao mạch của tổ chức não tạm thời đóng lại, huyết dịch cung ứng cho tổ chức não không đủ, bắp thịt rơi vào trạng thái thư giãn.
Lúc này, tính ỳ giấc ngủ của con người sẽ tăng lên, càng ngủ càng muốn ngủ thêm, lười mở mắt ra, sau khi tỉnh dậy sẽ cảm thấy không thoải mái, toàn thân mệt mỏi.
Ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, một giấc ngủ kéo dài 24 phút sẽ khiến độ linh mẫn của toàn thể đầu não tăng lên 54%. Vì vậy đề nghị: Thời gian ngủ trưa tốt nhất là 20-30 phút.
Thời gian ngủ trưa khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đối sức khỏe của cơ thể:
6 phút: Đề cao trí nhớ;
20-30 phút: Thư giãn đại não, độ linh mẫn của toàn bộ đầu não được tăng cao;
40-45 phút: Hạ huyết áp, điều tiết miễn dịch;
90 phút: Chìm vào giấc ngủ say, phục hồi toàn bộ thân thể, nhưng tỉnh dậy sẽ cảm thấy mơ màng, trầm lắng.
Thời gian ngủ trưa nhất định phải làm được 4 điểm này
Ngủ trưa không phải cứ tùy tùy tiện tiện ngủ một chút là xong, cũng cần phải xem trọng. Nếu không chú ý đến các chi tiết của giấc ngủ trưa, thì ngủ xong cũng như chưa ngủ, hơn nữa còn có thể gây tổn hại cho sức khỏe.
1. Lựa chọn vị trí ngủ trưa cho tốt
Có người lúc ngủ trưa thì tìm chỗ mát mẻ, thích ngủ ở dưới quạt và máy điều hòa, đặc biệt là những người có thể chất yếu thì cần phải chú ý. Khi bạn chìm vào giấc ngủ, các lỗ chân lông trên cơ thể sẽ mở ra, sức đề kháng hạ xuống, sẽ rất dễ bị cảm, đau đầu, bắp thịt đau nhức khó chịu, gây bất lợi cho sức khỏe.
Kiến nghị: Lúc ngủ trưa có thể dùng một chiếc chăn mỏng đắp lên bụng, hơn nữa tránh ngủ ở nơi có gió lùa.
2. Ăn no đừng ngủ ngay
Đây là bởi vì người vừa mới ăn no, dạ dày vẫn còn chưa tiêu hóa được thức ăn, cần phải có thời gian để tiêu hóa. Nếu lúc này lập tức đi ngủ, đại não sẽ bị thiếu dưỡng khí, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
Kiến nghị: Sau khi ăn xong hãy nghỉ ngơi 20-30 phút, sau đó mới ngủ trưa.
3. Đừng nằm sấp khi ngủ
Nhiều người thích gục đầu trên bàn để ngủ trưa, nhưng điều này dễ gây ra triệu chứng không đủ máu cung cấp cho đầu và thiếu oxy lên não.
Đồng thời, lồng ngực sẽ bị nén lại, hơi thở bị tắc nghẽn, xảy ra hiện tượng nấc cụt, chướng bụng. Nếu bạn khoanh tay ngủ thì không chỉ khiến cánh tay tê mỏi mà còn tạo áp lực lên nhãn cầu, dễ dẫn đến các bệnh về mắt.
Kiến nghị: Bạn có thể mua giường gấp cho văn phòng, hoặc chọn gối ôm cổ và ngủ ở tư thế ngửa mặt.
4. Sau khi tỉnh ngủ không nên lập tức đứng dậy
Khi vừa thức giấc thì đừng vội vàng đứng dậy ngay, bởi vì cơ thể cần một chút thời gian thì mới có thể thực sự tỉnh lại.
Kiến nghị: Có thể thực hiện một vài động tác đơn giản để đánh thức cơ thể.
Theo Sound of hope