Giấc ngủ trưa có tác dụng giúp cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần để bắt đầu cho buổi chiều làm việc hiệu quả. Nhưng có “4 điều cấm kỵ” bạn cần chú ý.

Bạn có thói quen ngủ trưa trong cuộc sống hàng ngày không? Có người nói đùa rằng “Buổi trưa không ngủ, buổi chiều sẽ gục”, điều này cho thấy giấc ngủ trưa rất quan trọng đối với đời sống con người. Thật vậy, nhân viên văn phòng hoặc học sinh chắc hẳn đã từng trải qua buổi sáng bận rộn công việc hoặc lên lớp, sau bữa ăn trưa chợp mắt một chút rất hữu ích cho công việc hoặc học tập vào buổi chiều. Bác sĩ nhắc nhở mọi người: Ngủ trưa có “4 điều cấm kỵ”, có nhiều người không biết mà ngủ sai cách, nên hãy cẩn thận. 

“4 điều cấm kỵ” cho giấc ngủ trưa

1. Tránh ngủ ngồi 

Nhiều người làm việc tại văn phòng đã quen với việc ngồi ngủ trưa. Nhưng khi ngủ ngồi dễ làm giảm nhịp tim, tăng thể tích mạch máu, khiến máu lưu thông trong cơ thể tương đối chậm, máu lên não sẽ giảm. Sau khi ngủ dậy sẽ gây ra chóng mặt, mắt mờ, người già và người chức năng tim kém cần phải chú ý nhiều hơn. 

Bác sĩ khuyến cáo: Ngủ trưa có "4 điều cấm kỵ"
Ngủ ngồi là thói quen không tốt cho giấc ngủ trưa (ảnh: Suckhoecongdongonline)

2. Tránh ăn quá no vào buổi trưa

Đối với những người có thói quen ngủ trưa, việc ăn quá nhiều vào bữa trưa là không phù hợp. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng độ nhớt của máu và làm trầm trọng thêm bệnh động mạch vành. Và đi ngủ sau khi ăn trưa, lúc đó dạ dày chứa đầy thức ăn, một lượng máu lớn sẽ dồn xuống dạ dày dẫn đến tụt huyết áp, oxy và dinh dưỡng lên não giảm đáng kể và chìm vào giấc ngủ ngay lập tức có thể khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ. 

Bác sĩ khuyến cáo: Ngủ trưa có "4 điều cấm kỵ"
Ăn quá no vào buổi trưa sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa (ảnh: Thethaothientruong)

Cách đúng nhất là nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút sau khi ăn trưa rồi mới đi ngủ. Nhưng nhiều người do không được nghỉ trưa lâu nên thường tranh thủ chợp mắt ngay sau khi ăn, điều này không tốt cho sức khỏe. 

3. Thời gian ngủ trưa không nên quá dài

Nói chung, bất kể là nhân viên văn phòng hay những người khác, sau một buổi sáng làm việc hoặc hoạt động, tốt nhất là nên nghỉ ngơi vào buổi trưa, và một giấc ngủ ngắn chắc chắn là cách thích hợp nhất. 

Bác sĩ khuyến cáo: Ngủ trưa có "4 điều cấm kỵ"
Ngủ trưa quá nhiều dẫn đến cơ thể uể oải, mệt mỏi (ảnh: Benefitscanada)

Đối với nhân viên văn phòng đã bận rộn cả buổi sáng, buổi trưa là lúc cơ thể cần phải điều chỉnh và nghỉ ngơi. Dù sao, cơ thể cũng không phải là một cỗ máy, chỉ biết làm việc không ngừng nghỉ. Lúc này nếu bạn chợp mắt một chút là có thể xua tan mệt mỏi của cơ thể. Đồng thời, nội tiết trong cơ thể cũng sẽ ở trạng thái tương đối cân bằng, sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên cần lưu ý thời gian ngủ trưa không nên quá dài, thường là nửa tiếng vào buổi trưa hằng ngày là đủ.

4. Thắt lưng không nên quá chặt khi ngủ trưa 

Đối với học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng, những người thường xuyên phải đeo thắt lưng cần chú ý, trong giấc ngủ trưa nếu thắt quá chặt sẽ cản trở máu lưu thông, thậm chí ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, dẫn đến đau nhức. Vì vậy, chúng ta khi ngủ trưa, thắt lưng không được quá chặt, đương nhiên cũng không nên quá lỏng, thoải mái dễ chịu thì tốt hơn.

2 kiểu người nên cẩn trọng khi ngủ trưa  

1. Huyết áp thấp

Do máu lưu thông chậm và quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, nên người bị huyết áp thấp dễ bị mệt mỏi, tinh thần uể oải, bơ phờ và không có sức lực. Không nên nằm ngay sau bữa ăn mà nên nhắm mắt nghỉ ngơi khi tập yoga hoặc ngồi thiền, như vậy, có thể tăng tốc độ lưu thông máu. 

2. Người bị bệnh mất ngủ

Người bị mất ngủ thường không có thói quen ngủ ngon, đều đặn. Khuyến cáo không nên ngủ trưa khi điều chỉnh thói quen ngủ, nếu không có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Nếu bạn đã có thói quen ngủ trưa thì không nên ngủ quá 20 phút. 

Chỉ cần chú ý đến “4 điều cấm kỵ” nho nhỏ này sẽ giúp bạn vừa có giấc ngủ ngon vào buổi trưa vừa tốt cho sức khỏe.

Theo Vision Times