Site icon Nguyện Ước

Cuốn nhật ký đã đốt – mang đi tâm bệnh u sầu của mẹ tôi

Cuốn nhật ký đã đốt – mang đi tâm bệnh u sầu của mẹ tôi

Tôi viết lên câu chuyện của mẹ để mong nhiều người mẹ khác tìm thấy con đường buông bỏ nhân tâm (ảnh Nguyện Ước)

Mang tâm bệnh u sầu gần đến cuối đời, mẹ tôi phải trút nỗi lòng vào trang nhật ký. Khi mái tóc đã bạc trắng, một hạnh phúc to lớn đến và mẹ đã đốt đi cuốn nhật ký đầy nước mắt ấy…

Vì sao tôi viết câu chuyện về mẹ?

Tôi là con gái út của mẹ, tên Lê Thị Hiền, sinh năm 1968, hiện đang sinh sống tại thành phố Vinh. Tôi nối tiếp nghề giáo của mẹ, làm quản lý trường mầm non rồi về nghỉ chế độ sớm do hoàn cảnh gia đình.

Tuổi thơ tôi phải hứng chịu và chứng kiến những cái đánh, những cơn nóng giận không đáng mà mẹ trút lên đầu tôi. Tôi không hiểu mẹ nên cho rằng mẹ đối xử bất công đối với mình. Lớn hơn, tôi đã hiểu ra và thông cảm cho mẹ, bởi mẹ không thoải mái, mẹ mang gánh nặng tâm phiền vì chồng, vì con nên mẹ đã sinh ra tâm bệnh u sầu. Tôi biết mẹ viết nhật ký, viết lên nỗi buồn của mình… Tôi chẳng thể làm gì giúp mẹ…

Rồi một ngày kia, khi mái tóc của mẹ đã bạc trắng, khuôn mặt của mẹ không còn u sầu mà rạng ngời hạnh phúc. Chứng kiến sự đổi thay to lớn ấy, hạnh phúc vô bờ ấy của gia đình nên tôi đã viết lên những dòng về mẹ, để chia sẻ cho những người con hay người mẹ có thể đang ở trong hoàn cảnh như chúng tôi, mà tìm được sự giải thoát thật sự đối với căn bệnh trầm cảm – u sầu.

Mẹ tôi – một nhà giáo nhưng không giáo dục được con theo ý muốn

Mẹ tôi là giảng viên, dạy chuyên ngành Tâm lý giáo dục trường Sư phạm mẫu giáo ở thành phố Vinh. Bà là một giáo viên mẫu mực, chu toàn, hết lòng cho sự nghiệp giáo dục. Mẹ tôi tên là Nghiêm Thị Thảo, năm đã nay đã 83 tuổi. Bà thuộc thế hệ giáo viên thời xưa nên sự chuẩn mực, sự tự tôn của nghề giáo được coi trọng. Các công tác và mọi hoạt động của trường luôn được mẹ tôi đảm đương hết sức tâm huyết và chu đáo. Bà nhiều lần được huân chương thi đua.

Mẹ đã khấn trời, khấn đất rất nhiều nhưng trong tâm không hề thanh thản (ảnh Nguyện Ước)

Tuy nhiên, phần vì thời gian dành cho công việc quá nhiều nên mẹ không đủ theo bước chân các con, khiến người con trai cả đi sai đường. Điều đó là sự tổn thương vô cùng lớn với bà. Bà xấu hổ với xã hội, với dư luận, với chính bản thân mình. Đường hoàng là một giáo viên mà lại không dạy dỗ được con, con không đi theo hướng và mong ước của mẹ. Bà mang nỗi đau khổ ấy dằn vặt mãi trong tâm.

Nỗi buồn của mẹ tôi

Nỗi buồn của mẹ tôi còn ở phần người chồng. Bố tôi là một sĩ quan quân đội. Trước lúc giải phóng, ông đóng quân ở chiến trường miền Nam, sau giải phóng thì lại cắm chốt ở các tỉnh biên giới Việt-Lào. Vì thế nên bố tôi luôn xa nhà và phó thác việc nuôi dạy ba con cho mẹ tôi.

Vừa làm cha, làm mẹ, vừa đảm đương công việc, vừa mang nỗi khổ trong tâm, gánh nặng ấy quá sức với mẹ tôi (ảnh Nguyện Ước)

Công việc giảng dạy và thời gian chăm sóc ba đứa con nhỏ dần dần trở nên nặng nề trên đôi vai của một người vợ xa chồng. Thời loạn lạc phải đi sơ tán khắp nơi, nghề giáo tuy được tiếng nhưng lương ít ỏi, cuộc sống vô cùng vất vả. Vừa làm cha vừa làm mẹ, mẹ tôi đã không hoàn thành các việc một cách trọn vẹn. Cứ như thế, ba anh em chúng tôi thường bị mẹ trách mắng. Người con cả không chấp nhận lời dạy, không theo lề lối, chạy theo bạn xấu khiến mẹ tôi phiền não.

Bố tôi sau mỗi lần về thăm nhà, thấy chúng tôi không được kỳ vọng, nên đã xảy ra xung đột và bất đồng với mẹ. Bà rất buồn và khổ tâm, thường đau đáu trong lòng không thổ lộ với ai, mà cũng không biết phải làm thế nào…

Cuốn nhật ký – nơi trút tâm bệnh u sầu của mẹ 

Tâm bệnh u sầu của mẹ tôi từ đó mà sinh ra, đeo đẳng đến gần cuối cuộc đời. Đầu óc bà không bao giờ thoải mái, tinh thần lúc nào cũng bi quan. Nhiều lúc bà muốn kết liễu cuộc đời nhưng nghĩ phải sống để nuôi con, phải sống cho xã hội, cho bản thân…

Bà đã viết nhật ký. Nói về nguồn gốc gia đình, cuộc đời của mình, về tâm tình của người mẹ, về nỗi buồn khổ khi không giáo dục được con theo ý muốn… Bà muốn ghi lại những điều đau khổ ấy, sau cho con cái xem… Rồi mỗi khi đọc lại, bà chỉ thấy hai hàng nước mắt rơi…

Mẹ trút nỗi buồn lên trang nhật ký (ảnh Nguyện Ước)

Mẹ gầy, da đen sạm, khuôn mặt khắc khổ. Lúc nào đọng lại cũng là nét âu sầu, phiền muộn. Nhìn mẹ, tôi thấy mẹ xấu như bà cô bên hàng xóm. Nhiều khi đưa cháu về chơi cho bà khuây khỏa thì bà lại không muốn các cháu về, gây ồn ào. Bà nói: “Thôi, chúng mày đi nơi khác cho mẹ tĩnh tâm, cho mẹ yên tĩnh, mẹ không muốn nhìn ai cả”.

Khi mẹ về hưu, nhà có thêm nàng dâu, xung đột âm thầm giữa hai người. Mẹ phàn nàn với tôi về con dâu. Bà luôn thấy bất bình, con dâu làm gì cũng không hài lòng, phải thế này phải thế kia, luôn can thiệp vào cuộc sống của con. Em dâu lại kêu với tôi: “mẹ chúng ta cũng khó tính, cũng đòi hỏi, môi trường này khác với nhà em…” Tôi ở giữa chỉ biết nói lời đạo lý. Cuộc sống của mẹ tôi cứ trong vòng bế tắc như vậy.

Tâm bệnh u sầu sinh ra nhiều bệnh tật

Tâm héo thì thân tàn, đó là điều chắc chắn. Mẹ tôi bao nhiêu năm chất chứa khối u ác tính ấy mà không có cách nào giải thoát, thân cũng vì thế mà tàn tạ. Bệnh viêm phế quản, ho ra máu, nhiều khi khạc ra tảng máu lớn. Lúc nào bà cũng thở khò khè như mèo kêu. Hàng ngày uống thuốc của bệnh viện không đủ, phải mua thuốc ngoài. Bệnh đại tràng, đau cột sống,… Nhiều bệnh nan y khiến tháng nào bà cũng đi viện vài lần.

Thêm buồn phiền vì bệnh tật mẹ tôi lại càng bi quan hơn. Bà chán cuộc sống dù luôn được con cái động viên. Nhiều lúc bà nói với các con: “Mẹ không muốn sống trên cuộc đời này nữa vì bệnh tật”.

6 năm qua mẹ tôi rất khỏe mạnh nhờ tu luyện Pháp Luân Công (ảnh Nguyện Ước)

Đọc được sách Đại Pháp, mẹ tôi đã tìm được ý nghĩa của cuộc sống

Trong lúc vẫn buồn thương như vậy, ở xóm có một ông tập Pháp Luân Công. Ông động viên mẹ tôi tập nhưng mẹ không theo. Bà cho rằng bà vẫn đi đền thờ, tin Phật giáo chứ không tin Pháp Luân Công.

Một lần, con rể (tức chồng tôi) mang vào cho mẹ cuốn “Chuyển Pháp Luân”, bảo bà đọc. Bà đọc trong 2 ngày 2 đêm liên tục thì xong cuốn sách. Bà đọc không rời cuốn sách cho đến khi đọc xong. Đọc xong, bà sang ngay ông hàng xóm và nói: “Cho tôi theo với”. Từ đó, bà theo triệt để môn tu luyện này, không buông lơi ngày nào, đến nay đã hơn 5 năm.

Mẹ tôi với cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công (ảnh Nguyện Ước)

Cuốn sách có tác động sâu sắc đối với bà. Pháp lý của Sư phụ Lý đã cho bà hiểu những khổ đau, vất vả mà bà chịu là do nghiệp của mình. Tâm bệnh u sầu mà bà phải chịu đựng mấy chục năm qua, từ mái tóc đen đã chuyển sang bạc trắng cũng là do nợ nghiệp bà đã tạo ra giờ phải gánh chịu. Bà hiểu muốn trả nghiệp thì phải tu, phải theo Pháp, phải rũ bỏ hết thứ xấu, phải chịu khổ,… và cố gắng vượt qua…

Từ ngày mẹ tôi theo nhóm học Pháp, luyện công, được nghe mọi người chia sẻ, cuộc sống của bà từng ngày đổi thay. Tâm tính của bà thoải mái, thảnh thơi, bà không còn sầu đau nữa. Tập 5 bài công pháp giúp bà đẩy hết bệnh tật, thuốc cũng không uống và bệnh cũng tiêu tan lúc nào. Cả thân và tâm của đã thay đổi sang một trang viết khác.

Đốt đi cuốn nhật ký đau thương, đời mẹ viết sang một trang khác

Khi mẹ tôi tu tâm tính, hoàn cảnh gia đình cũng vì thế mà thay đổi tốt đẹp hơn. Hai ông bà vốn luôn bất đồng… Ông không coi trọng bà, bà cũng không coi trọng ông. Từ buồn phiền, đau khổ giờ bà buông bỏ từ trong tâm, cư xử nhẹ nhàng với ông. Từ đó ông cũng thay đổi rất nhiều,… Tuy ông không tu theo bà nhưng ông ủng hộ tuyệt đối cho bà tập.

Bà tôn trọng con cái, không can thiệp sâu, cân bằng lại mối quan hệ với con dâu. Mọi việc trong nhà bà làm hết, không để con cháu phải phục vụ mình. Những ngày lễ tết, một mình bà vào bếp, làm cơm,… không để con cháu phải làm. Con cái thấy bà thay đổi, ai cũng vui mừng. Bầu không khí trong gia đình tôi vang lên nhiều tiếng cười…

Mẹ tôi hàng ngày tập luyện 5 bài công pháp với các học viên (ảnh Nguyện Ước)

Con trai tôi đang học bên New Zealand về chơi, nó nói:

– Mẹ, hôm nay con thấy thần sắc của bà khác hẳn.

– Khác thế nào?”, tôi hỏi.

– Khuôn mặt bà rạng ngời, hạnh phúc hơn, nét mặt này chưa bao giờ con thấy.

Đúng vậy, ai nhìn bà cũng thốt lên lời nhận xét ấy. Chính Pháp Luân Công đã cải biến mẹ tôi. Đem đi tâm bệnh u sầu và cấp cho bà một sinh mệnh hạnh phúc mới. Mẹ không còn gì lưu luyến cuốn nhật ký nữa. Bà quyết định vui vẻ đốt nó đi, như là lời tuyên bố chấm dứt mọi khổ đau ở quá khứ và dành những trang đời tươi mới của một người tu luyện.

Lưu lại số điện thoại trợ giúp người có duyên

Căn bệnh trầm cảm – u sầu, gốc của bệnh chính là tâm bệnh. Căn bệnh này trên thực tế rất khó chữa, bỏi nó xuất phát từ chính trong tâm của người bệnh. Muốn khỏi bệnh phải chính từ người bệnh khởi tác dụng tích cực. Ngoài xã hội có bao nhiêu bệnh nhân bị trầm cảm đã chữa khỏi? Con số ấy thật quá khiêm tốn. Những người bệnh này, họ sống thật sự khổ, sống mà không biết mình sống thế nào. Mang tâm bệnh u sầu như mẹ tôi, không những bà khổ mà hệ lụy cả nhà khổ theo.

Những ngày thanh thản của mẹ khi tâm bệnh không còn (ảnh Nguyện Ước)

Để cải biến một người, thay đổi hoàn toàn tâm tính chỉ có Pháp chân chính. Pháp Luân Công thật sự là Pháp độ nhân. Cũng chỉ có duy nhất bước trên con đường tu luyện mới cải biến đường đời của mình. Mẹ tôi thật sự may mắn. Gia đình tôi chỉ biết nói lời cảm ân vô bờ bến dành cho Sư phụ Lý, cho Đại Pháp đã ban điều hạnh phúc to lớn ấy cho người mẹ của tôi.

Tôi cũng hy vọng nhiều người nên tìm hiểu Pháp Luân Công. Khi thật sự cùng đường, hãy tìm đến Pháp Luân Công. Các bạn có thể vào trang web chính thức: https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết.

Tôi cũng lưu lại số điện thoại của chồng tôi (một học viên) trợ giúp ai nếu cần: anh Ánh: 091 3384597.