Site icon Nguyện Ước

Tâm Đại Nhẫn đối đãi 22 năm bị bức hại nhân quyền

Thức tỉnh con người thế gian, đưa sự thật cho họ về cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất trong lịch sử.

Những người tu luyện Pháp Luân Công muốn thức tỉnh con người thế gian. Đã đến lúc nhận ra Chính - Tà, chọn chính nghĩa, bỏ tà ác. Ủng hộ Chân - Thiện - Nhẫn là mở ra con đường đến tương lai tươi sáng.

22 năm bị bức hại trong thống khổ và gian nan, các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện tâm đại Thiện đại Nhẫn, nói rõ sự thật về cuộc bức hại nhân quyền cho người dân thế giới biết. Với nỗ lực phản bức hại không bạo động, không ngừng nghỉ, họ đã chứng minh sự bất diệt của giá trị Chân – Thiện – Nhẫn.

Nhẫn là một mỹ đức truyền thống với nội hàm thâm sâu. Các tầng lớp phương diện của Nhẫn gồm có nhẫn nại, chịu khổ, chịu thiệt, kiên trì, trách nhiệm, thành tựu, cao quý mà không kiêu căng, hiền tài mà khiêm hạ, cương trực mà nhẫn nại. Trong nhẫn có xả, cương nhu tương tế, biết nghĩ cho người khác.

Nho gia nhấn mạnh sự thần thánh của nội tâm. Đạo gia hướng con người nhu thuận, ôn hòa. Phật gia giảng từ bi với chúng sinh. Tất cả đều mang theo nội hàm về chữ “Nhẫn”. Có khả năng “Nhẫn” thì mọi sự tất thành.

Người xưa Nhẫn như thế nào?

Tô Đông Pha thời Bắc Tống từng nói: “Kẻ mà gọi là hào kiệt tất phải có tiết khí hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh. Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Bậc đại dũng thình lình gặp những chuyện phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn, lập chí của họ ở rất cao vậy”.

Điển tích “Hàn Tín chịu nhục chui háng”

Cái tâm đại nhẫn của Hàn Tín, khai quốc công thần nhà Hán, khiến mọi người kính phục. Thời trẻ Hàn Tín thích đeo trường kiếm. Một hôm, khi ông đang đi trên phố chợ thì một người trẻ tuổi hạ nhục ông trước đám đông rằng: “Ngươi thân thể cao lớn, thích mang đao đeo kiếm, thực ra trong nội tâm lại rất nhát gan”. “Nếu ngươi thực sự không sợ chết thì hãy lấy kiếm ra đâm ta đi. Nếu ngươi sợ chết thì hãy chui qua háng ta”.

Sau khi quan sát kỹ người thanh niên đó, Hàn Tín nghĩ rằng giết người làm gì, giết người sẽ phải đền mạng, bèn cúi mình chui qua háng anh ta. Mọi người trên phố đều cười giễu Hàn Tín, cho rằng ông nhát gan. Kỳ thực, ông có đức tính Nhẫn hơn người. Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân, giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.

Người có thể Nhẫn được một cách bình thản, kiền tịnh, kỳ thực là nhờ tấm lòng rộng lớn, dung nạp vạn vật.

Học viên Pháp Luân Công chứng minh tâm Đại Thiện, Đại Nhẫn

Pháp Luân Công là môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia. Người tu luyện Pháp Luân Công lấy Chân Thiện Nhẫn làm nguyên lý chỉ đạo bản thân, chú trọng nâng cao đạo đức, tu dưỡng tâm tính. Khi tinh thần tốt lên thì thân thể cũng cải thiện. Người tu luyện nhận được lợi ích thần kỳ về sức khỏe sau một thời gian thực hành đọc sách Chuyển Pháp Luânluyện 5 bài Công Pháp.

Pháp Luân Công bắt đầu được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, tại Trung Quốc. Sau đó, người truyền người, tâm truyền tâm. Những người hữu duyên sau khi đạt được lợi ích về sức khỏe và tinh thần tiếp tục chia sẻ điều tốt đẹp cho người thân, bạn bè. Sau 7 năm số học viên gia tăng nhanh chóng.

Cuộc bức hại nhân quyền nhắm thẳng vào những người tu luyện Phật Pháp

Pháp Luân Công là môn tu luyện chân chính nên dễ dàng được đón nhận, yêu thích và lan tỏa. Tuy nhiên, một chính quyền vô Thần đã từng phá chùa, đập tượng, đốt sách trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa không muốn người dân của mình có tín ngưỡng Thần Phật. Nổi tiếng với những cuộc đàn áp đẫm máu trong lịch sử, họ đi ngược với giá trị Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công trở thành cái gai trong mắt tà ác. Khi số học viên lên đến hơn 70 triệu người, vượt quá cả số Đảng viên Trung Quốc thời bấy giờ, thì người đứng đầu chính quyền đó đã không thể kìm lòng ghen tị hơn được nữa mà quyết định ngăn cấm môn tu luyện an hòa này.

Từ xưa đến nay, lòng đố kỵ là khởi nguồn của cái ác. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1992, lòng đố kỵ của một người cầm quyền đã châm ngòi cho cuộc bức hại nhân quyền ác nhất trong lịch sử, nhắm thẳng vào những người tu luyện Phật Pháp. Họ bắt bớ người tu luyện, dùng những hình thức tra tấn kinh thiên động địa. Đỉnh điểm của tội ác là đem những tù nhân lương tri ra mổ cướp nội tạng khi còn sống; thu lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán nội tạng; kiếm tiền trên mạng người máu tanh.

22 năm nhẫn chịu vô lượng thống khổ

Khó có thể hình dung được tội ác cực đại như vậy vẫn tồn tại trong thời đại ngày nay. Các hình thức bức hại, tra tấn, hành hạ học viên Pháp Luân Công trong tù khiến người ta liên tưởng đến địa ngục. Một con người bình thường không thể nào làm ra những hành vi của quỷ. Chỉ có thể là một nhóm người bị tà linh khống chế, ma đưa lối quỷ dẫn đường, mới duy trì hành vi của quỷ suốt mấy chục năm.

Khủng bố tình dục thể hiện rõ sự hung tàn và mất hết tính người của ĐCSTQ. Hình thức tra tấn gồm: cưỡng ác dâm bằng những vật thể ngoại lai (có cả bàn chải nhà vệ sinh và điện côn); giật điện vào cơ quan sinh dục bằng điện côn; nhét ớt vào trong âm đạo; kẹp cơ quan sinh dục hoặc núm vú cho đến khi chúng bị rách nát; đá vào bộ hạ; đâm vào núm vú bằng những thanh sắt nung đỏ…

Với sự tra tấn độc ác cả về thể xác và tinh thần như thế, những học viên làm sao có thể vượt qua? Niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn của họ không thể bị khuất phục. Sự nhẫn chịu thống khổ của những học viên Pháp Luân Công bị bức hại là minh chứng cho phẩm chất Đại Nhẫn. Ngay cả khi chịu bức hại nghiêm trọng, họ vẫn cố gắng nỗ lực nói về lợi ích của môn tu luyện. Họ mong những cảnh sát bị đầu độc kia có thể kịp thời tỉnh ngộ. Bởi vì ai bức hại người tu Phật là trong tương lai phải chịu báo ứng nặng nề.

22 năm nhẫn nại phơi bày sự thật về cuộc bức hại nhân quyền

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công xảy ra, những học viên tại Trung quốc đại lục và khắp nơi trên thế giới đã kiên trì phản kháng bức hại. Không có bất kỳ bạo động nào. Nghị quyết HR0029 của Hạ viện Illinois viết rằng đây là một “cuộc phản kháng bất bạo động lớn nhất trong lịch sử thế giới“.

Bằng sự sáng tạo và lòng kiên nhẫn, các học viên Pháp Luân Công sử dụng các biện pháp khác nhau trong ôn hòa như: diễu hành với băng rôn giảng chân tướng; thu thập chữ ký thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại; gọi điện thoại nói rõ sự thật; in các đĩa CD, VCD; in thông điệp lên tiền; tìm đến các luật sư nhân quyền; thắp nến tưởng niệm…Tất cả đều để nói với con người thế giới sự thật về cuộc bức hại nhân quyền đang diễn ra tại Trung Quốc.

Diễu hành tại Washington.DC (Mỹ) ngày 16.7.2021 (ảnh chụp màn hình video).
Yokohama, Nhật Bản (Chủ Nhật, 18/7/2021): Diễu hành tưởng niệm các học viên bị thiệt mạng trong cuộc bức hại tại Trung Quốc (ảnh: Minghui.org).
Vào ngày 17.07.2021 Các học viên Pháp Luân Công tại Changwon (Hàn Quốc) cùng nhau luyện công (ảnh: Minghui.org).
Lễ tưởng niệm sự kiện Ngày 20-7 tại thành phố Toronto (Canada) (ảnh: Minghui.org).
Học viên Pháp Luân Công tại Berlin (Đức) giảng chân tướng về cuộc bức hại nhân quyền tại Trung Quốc (ảnh: Minghui.org) .
Học viên thắp nến yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại nhân quyền (ảnh: facebook Dafa.Great).

Nhẫn được cả việc người thường không thể nhẫn

Lý học gia nổi tiếng thời nhà Tống, Trình Di từng nói:

Nhẫn được cả việc mà người thường không thể nhẫn, khoan dung cả việc mà người thường không thể khoan dung, ấy chỉ có bậc trí huệ hơn người mới làm được.

Có người nghĩ “Vì sao phải chịu khổ cực như vậy?”. Bởi vì những người tu luyện Pháp Luân Công muốn thức tỉnh con người thế gian. Đã đến lúc nhận ra Chính – Tà, chọn chính nghĩa, bỏ tà ác. Ủng hộ Chân – Thiện – Nhẫn là mở ra con đường đến tương lai tươi sáng.

Vì sao họ không từ bỏ? Bởi vì nếu họ thỏa hiệp thì Giả – Ác – Đấu sẽ lên ngôi, dẫn con người đi đến bờ diệt vong. Điều họ làm đã vượt trên mưu cầu hạnh phúc an nhàn của bản thân. Họ vì một thế giới cần Chân – Thiện – Nhẫn.

Có người nói những học viên Pháp Luân Công chịu nạn là do nghiệp lực của họ. Nói như thế rất không có tình người. Bởi vì sinh mạng con người là không thể nhắm mắt thờ ơ. Ai có thể đảm bảo rằng cái ác kia không lan truyền đến toàn thế giới như dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Những học viên Pháp Luân Công hy sinh tính mạng bản thân để bảo vệ giá trị Chân – Thiện – Nhẫn. Đúng như Tô Đông Pha đã từng nói “hoài bão của họ rất lớn, lập chí của họ ở rất cao”. Họ là vì Bạn.

Tiếng nói chính nghĩa

Dede Laugesen, giám đốc điều hành của Tổ chức Cứu trợ những Cơ đốc nhân bị đàn áp, nói với The Epoch Times rằng việc cộng đồng toàn cầu không lên tiếng trước cuộc đàn áp là “một sự xấu hổ cho thế giới”.

Dede Laugesen, giám đốc điều hành của Tổ chức Cứu trợ những Cơ đốc nhân bị đàn áp, phát biểu tại một cuộc mít tinh đánh dấu năm thứ 22 của cuộc đàn áp ở Trung Quốc, ở Washington vào ngày 16/7/2021. (Larry Dye/The Epoch Times)

Trên thế giới, nhiều chính phủ, tổ chức nhân quyền đã lên án cuộc đàn áp. Chính phủ Mỹ đã bày tỏ rõ vị trí đối lập của mình đối với cuộc đàn áp. Hạ nghị viện Mỹ thông qua nghị quyết 218 (năm 1999); Nghị quyết 188 (năm 2002), lên án cuộc đàn áp và kêu gọi ngay lập tức thả các học viên bị bắt… 

Bà Ann-Sofie Alm, Đại biểu Quốc hội Thụy Điển chia sẻ rằng:

“Các học viên Pháp Luân Công rất ôn hòa. Họ ủng hộ Chân – Thiện – Nhẫn, đó chính là điều mà thế giới cần có vào lúc này.”

Đại biểu Quốc hội Thụy Điển Ann-Sofie Alm nói với NTD.

Xem thêm: