Chú Thi – một kỹ sư điện trải qua hơn 20 năm kiên trì rèn luyện thể dục để có thân thể rắn chắc; vậy mà vẫn khổ sở vì bệnh tật. Sau này, hiểu ra nguyên nhân mắc bệnh, chú mới hay, chỉ rèn luyện thể chất chưa phải là cách tốt nhất.
Cũng như nhiều người, chú Vũ Đức Thi (sinh năm 1958, hiện sống tại thành phố Chí Linh, Hải Dương) từng rất chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao. Kiên trì tập luyện suốt hơn 20 năm, thân thể của chú đã rắn chắc, từng được người khác ví von là giống như một “khối sắt”. Tưởng việc rèn luyện như vậy sẽ duy trì sức khỏe bền lâu, nhưng rồi bệnh tật liên tục xuất hiện, khiến chú chán nản.
Rèn luyện thân thể với quyết tâm mãnh liệt
Là một kỹ sư điện tại Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Chí Linh), khi còn tráng niên, chú Thi đã quyết tâm rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Ngoài thời gian đi làm, hàng ngày về nhà, người kỹ sư ấy đều nghiêm khắc ép mình thực hiện đủ lịch rèn luyện thân thể đã đề ra, với nhiều môn tập khác nhau.
Chú kể, khi ấy mỗi sáng chú tập tạ tay đủ 1000 lần, chống đẩy đến 200 cái, chạy bộ 3 – 4 km. Buổi chiều, hết giờ làm là đi bơi. Bất kể trời rét đến đâu, chú vẫn duy trì việc bơi lội, tắm nước lạnh. Do rèn luyện đều đặn trong nhiều năm, cơ thể của chú rất săn chắc, đến độ sờ vào khó mà cảm nhận thấy độ đàn hồi hay sự mềm mại của da thịt; thậm chí ấn vào da cũng không để lại dấu lõm.
Tuy nhiên, hăng hái tập luyện, chú vẫn khổ sở vì bệnh tật. Mới 25 tuổi chú đã bị hỏng một bên tai do lặn quá sâu. Sau đó, bị viêm mũi dị ứng, mỗi ngày đều phải uống Tifiy. Rồi đến bệnh co thắt đại tràng hành hạ, uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Khó chịu nhất là bệnh lang ben loang trắng khắp cơ thể. Sang đến tuổi 55 tuổi, nhiều bệnh khác xuất hiện, nặng nhất là bệnh tiền đình, khiến nhiều lúc chú cảm thấy trời đất đảo lộn…
Tiếp tục ‘khổ luyện’ khi tập Pháp Luân Công
Vừa uống thuốc, vừa rèn luyện thể dục mà bệnh ngày càng nặng hơn, chú Thi không biết làm sao nữa, đành phó mặc cho quy luật tự nhiên: Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Một ngày vào năm 2015, cô em gái của chú đến, tặng chú cuốn sách Chuyển Pháp Luân của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là môn Pháp Luân Công). Nghe em gái giới thiệu môn này tốt lắm nhưng chú cũng không quan tâm. Chú để cuốn sách nằm nguyên đó một năm.
Rồi cũng đến lúc đủ duyên, chú Thi quyết tâm đọc cuốn sách. Đọc xong, hiểu môn này có lợi ích cho sức khỏe nên chú xuất tâm: “mình tu luyện thôi”. Qua bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp), chú bắt đầu hiểu rằng, bệnh là do nghiệp tạo thành. Môn tu luyện này không trị bệnh nhưng nếu tu tâm tính tốt, chiểu theo Đại Pháp mà hành xử thì bệnh sẽ khỏi. Lập tức, chú làm theo lời giảng của Sư phụ, bỏ hẳn rượu dù trước đó chú tham gia tiệc tùng, nhậu nhẹt liên tục, thuộc kiểu người “uống rượu như nước”.
Thuận theo việc đọc sách, tâm tính chú cũng thay đổi tích cực. Từ một người rất nóng tính chú dần thay đổi, quan tâm, đối xử nhẹ nhàng, vì người khác nhiều hơn. Song, điều khó khăn nhất khi bước vào luyện công với chú là khi tập bài công pháp thứ 5, yêu cầu ngồi đả tọa, hai chân xếp bằng (tư thế song bàn). Vì tập thể thao nhiều năm, thân thể cứng chắc, nên việc vắt hai chân tư thế song bàn là một thử thách lớn. Chú nhìn nhận rằng, bản thân lại tiếp tục cần một quá trình khổ luyện…
Quyết tâm gia tăng sức chịu đựng
Mỗi khi ngồi đả tọa, kéo một chân đặt lên chân còn lại thì cơn đau khủng khiếp kéo đến. Hai chân chú cứ bị vếch lên, không đặt ngay ngắn được. Chú Thi vẫn kiên trì chịu đau, hàng ngày tiếp tục rèn luyện ngồi đúng tư thế đả tọa. Sau 10 tháng không ngừng cố gắng, chú đã kéo được chân lên song bàn, nhưng đau quá phải hạ chân xuống ngay.
Cứ bền bỉ cố gắng, sau 3 tháng, chú vẫn chưa thể ngồi đủ 60 phút trọn vẹn bài công pháp thứ 5. Lúc ấy, chú nghĩ ‘còn 3 phút nữa thôi, cứ cố ngồi xem cái đau nhất có chịu được không’. Nhẫn chịu qua cơn đau, rồi chú đã ngồi xếp bằng đả tọa được 60 phút. Sau đó, chú tiếp tục cố gắng kéo dài thời gian luyện công, ngồi đả tọa tới 70, 80 rồi 90 phút. Cũng nhờ kiên trì, nên sau đó khi ngồi học Pháp, chú đã có thể ngồi song bàn được 2 tiếng rưỡi.
Chú kể, đến nay đã được gần 7 năm tu luyện, khi ngồi song bàn chân vẫn đau, nhưng cái đau ấy không còn khiến chú bận tâm. Tu luyện là gian khổ nhưng điều chú nhận về lại hết sức nhiều. Yêu cầu đối với người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, là: Tu dưỡng tâm tính theo đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ (phần cốt yếu), kết hợp với luyện 5 bài công pháp. Chú theo vậy mà làm, tất cả bệnh tật trước kia đã mất hẳn, thân thể còn trẻ hóa, dẻo dai, người luôn tràn đầy năng lượng – điều mà chú không có được trong hơn 20 năm rèn luyện thể dục thể thao. Chú đã hiểu được nguyên lý khỏi bệnh hoàn toàn là do đâu, dù chú không cần uống thuốc, không điều trị y tế mà chỉ tu tâm và rèn luyện 5 bài công pháp.
Giữ niềm tin kiên định, khỏi chứng vẹo lưng
Có một kỷ niệm được chú nhắc đến khi kể về quãng thời gian tập ngồi song bàn. Đó là ngày thứ ba kể từ hôm ngồi luyện bài công pháp thứ 5 được 90 phút, chú thấy lưng đau. Đến sáng hôm sau thì cơn đau tăng lên, chú không thể nằm, ngồi hay đi lại được. Ngay cả ngẩng đầu lên cũng không làm nổi. Chú chỉ có thể nằm nghe bài giảng.
Qua 4 – 5 hôm, chú vẫn cố gắng ngồi ghế để luyện công. Gia đình yêu cầu chú đi bệnh viện điều trị. Nhưng là một người tu luyện, chú hiểu rằng, trong quá trình tu luyện sẽ có lúc cần phải chịu khổ để tiêu bỏ nghiệp, và cũng là để kiểm nghiệm xem tín tâm tu luyện của bản thân cao đến đâu. Chú đã trả lời: “tôi có Thầy chữa cho rồi, không cần đi đâu”. Sau 45 ngày, chú đã hồi phục hoàn toàn, cơn đau ở lưng biến mất. Điều kỳ diệu là sau lần chịu đau ấy, cái lưng vốn bị vẹo của chú giờ đã khỏi, và có thể đi lại ngay ngắn hơn.
Nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân và đọc, nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý, đã giúp chú Thi giải khai những thắc mắc bấy lâu nay: Vì sao luyện tập thể dục có thân thể rắn chắc rồi mà người vẫn không được khỏe, còn thường xuyên mắc bệnh? Bệnh có từ đâu và nguyên nhân vì sao mắc bệnh? Vì sao chân chính tu luyện Pháp Luân Công lại có thể khỏi bệnh hoàn toàn?
Chú mong rằng, những ai đang tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc ấy, đặc biệt muốn bước vào tu luyện, có thể tìm đọc trên trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn. Chú Thi cũng sẵn sàng chia sẻ về môn tu luyện hữu ích này qua số điện thoại 0912.893.550.