Từ lâu, giới khoa học và chuyên gia đã chứng thực được sự tồn tại của năng lượng siêu thường trong thân thể những người đạt cảnh giới cao trong thiền định, bao gồm các khí công sư, các nhà sư Tây Tạng hay các học viên Pháp Luân Công. Trong một số trường hợp, trường năng lượng bao quanh thân thể họ còn có thể được chụp lại bằng máy ảnh.
Sóng Gamma vượt ngưỡng
Năm 2004, Richard Davidson, một nhà khoa học về thần kinh đã tiến hành nghiên cứu về sóng Gamma. Ông dùng chỉ số này để đo năng lượng phát ra từ những tăng nhân Tây Tạng. Nghiên cứu này đã được lưu trong hồ sơ của Đại học Stanford.
Davidson đã làm thí nghiệm đối với những Lạt Ma có trình độ cao thâm nhất. Mỗi người đều đã tu luyện từ 15 đến 40 năm. Ông đo sóng gamma phát ra từ não bộ của họ bằng công nghệ kiểm nghiệm ảnh màng não (EEG). Một nhóm so sánh bao gồm 10 sinh viên chưa có trải nghiệm về thiền định. Họ sẽ được kiểm tra lại sau một tuần tập luyện.
Davidson phát hiện ra một số tăng nhân tạo nên sóng gamma vô cùng mạnh mẽ. Biên độ sóng gamma của họ cao hơn bất kể trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử. Chuyển động của sóng cũng được tổ chức tốt hơn nhiều lần những tình nguyện viên không tập thiền định.
Khí công sư phát ra sóng hạ âm gấp 100-1000 lần mức thông thường
Năm 1998, giáo sư Lu Yanfang và nhiều khoa học gia người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc.
Trong nghiên cứu này, bà phát hiện ra các khí công sư có thể phát sóng hạ âm rất mạnh. So với người bình thường có thể gấp 100 đến 1000 lần.
Chỉ sau một vài tuần tập luyện, người ta đã có thể phát năng lượng hạ âm cao gấp 5 lần so với trước khi tập.
Một nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện tại Trường Y học Cổ truyền Trung Quốc năm 1988. Người ta đo thấy sóng hạ âm phát ra từ các khí công sư mạnh hơn 100 lần so với một người bình thường.
Trường năng lượng của các học viên Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công cũng thường có trải nghiệm về trường năng lượng. Họ mô tả nó thông qua cảm giác nóng, điện tê… Thậm chí có người nhìn thấy thông qua thiên mục (con mắt thứ ba) những vầng sáng hay Pháp Luân nhiều màu.
Tuy rằng những điều này không thể quan sát bằng mắt thường. Nhưng đôi khi lại vô tình được ghi lại bởi máy ảnh. Bởi vì ống kính của máy ảnh thường nhạy hơn mắt thường rất nhiều. Đặc biệt là cảm ứng ánh sáng của máy ảnh thì càng rõ hơn.