Đối mặt với áp lực của cấp trên, có bao nhiêu người dám đứng lên nói lời chính nghĩa? Hay là thuận theo mà làm những điều trái pháp luật?
- Vị quan thanh liêm làm việc ở cả dương gian và âm phủ
- Rửa oan cho cao tăng, vị quan được Thần linh bảo hộ
Chu Đôn Di thà từ quan, quyết không làm trái pháp luật
Vào thời Tống, Chu Đôn Di từng đảm nhiệm chức Ti lý tham quân (quan quản lý tư pháp) tại Nam An Quân (Nam An Quân ngày nay thuộc tỉnh Giang Tây). Lúc đó có một phạm nhân, chiểu theo luật định thì không nên bị tử hình, nhưng Chuyển vận sứ (quan lớn ở địa phương) Vương Quỳ, cố ý tăng nặng hình phạt.
Vương Quỳ là một người hết sức hung bạo và ngang ngược; ai cũng không dám tranh biện với ông ta, chỉ đành buông trôi bỏ mặc. Nhưng Chu Đôn Di đã đề xuất ý kiến với ông ta; khuyên ông ta nên chiểu theo pháp luật mà làm việc. Vương Quỳ cơ bản là không nghe. Chu Đôn Di hết sức tức giận, nắm lấy tấm thẻ (thẻ chứng nhận làm quan) đưa ra, nói xin từ chức:
“Nếu như tùy ý làm ẩu, cái chức quan này còn để làm gì? Vì nịnh hót cấp trên mà giết oan người khác, việc này tôi kiên quyết không làm!”
Về sau Vương Quỳ nhận thấy bản thân không đúng, liền thu hồi lại mệnh lệnh, cố gắng mời Chu Đôn Di ở lại. Sau đó đem tên phạm nhân kia, chiểu theo pháp luật mà xét xử. (Theo “Tống sử . Chu Đôn Di truyện”).
Hải Thụy trừng phạt con của nịnh thần
Năm Gia Tĩnh nhà Minh, gian thần Nghiêm Tung được sủng ái, nắm quyền quản lý trong triều. Nghiêm Tung có một tay chân thân tín là Hồ Tôn Hiến, được phái đến tỉnh Chiết Giang làm tổng đốc. Con trai của Hồ Tôn Hiến ỷ vào quyền lực của cha, làm mưa làm gió khắp nơi.
Năm Gia Tĩnh thứ 37 (năm 1558), có một ngày, con trai của Hồ Tôn Hiến ra ngoài đi chơi, đi qua Thuần An, soi mói đủ thứ. Lúc qua Hiềm dịch trạm (trạm đưa thư), vì quan Hiềm dịch chiêu đãi không thịnh soạn nên nổi giận, liền lệnh cho tùy tùng mang quan Hiềm dịch trói lại, rồi treo ở trên cây.
Người của Dịch trạm hoảng sợ, vội vàng chạy đến nha huyện báo cáo cho tri huyện Hải Thụy. Hải Thụy nghe xong, lòng đầy căm phẫn, giận không nén lại được, nhưng cũng cân nhắc: “Cha hắn – Hồ Tôn Hiến – là tổng đốc tỉnh này, là cấp trên của ta, không thể quá hấp tấp”. Sau khi suy nghĩ thật kỹ thì đưa ra một diệu kế.
Ông dẫn người đến Dịch trạm, nhìn thấy Hồ công tử quần là áo lượt, đang vung tay múa chân mà mắng người. Hải Thụy liền ra lệnh cho thuộc hạ: “Bắt tên côn đồ này lại, đưa lên công đường thẩm vấn!”
Dùng diệu kế
Hồ công tử nhớn nhác kêu lên: “Ta đường đường là con trai của Hồ tổng đốc, các ngươi muốn làm gì?”
Hải Thụy nghiêm nghị quát: “Tên ác ôn từ đâu đến! Còn dám giả mạo người nhà tổng đốc, bôi xấu thanh danh tổng đốc! Lần trước khi tổng đốc ra ngoài tuần tra, luôn dặn dò chúng ta, là ở địa phương này, cấm không được phô trương lãng phí; chiêu đãi quan viên qua lại, nhất định phải tiết kiệm chi phí của Dịch trạm; ông ấy thực là một vị quan tốt luôn lo lắng cho dân.
Vậy mà tên công tử bột nhà ngươi, mang nhiều hành lý như vậy, đầy vàng bạc như thế; hơn nữa còn kiêu căng phách lối, muốn thế này muốn thế kia. Đây mà là con trai của Hồ tổng đốc sao, nhất định là người xấu giả mạo Hồ công tử rồi, muốn đi lừa gạt người khác; nhất định phải xử lý thật nghiêm!”
Thế là Hải Thụy lệnh cho sai dịch đến lục soát hành lý của anh ta. Mấy chục cái rương lớn nhỏ của Hồ công tử, lục soát ra hơn mấy ngàn lượng bạc. Hải Thụy hạ lệnh: “Tịch thu toàn bộ, cho vào quốc khố”. Hơn nữa mang toàn bộ việc này viết thành một bức thư, rồi mang cả người, cả hành lý, giao cho Hồ Tôn Hiến.
Quan thanh liêm không cúi đầu trước quyền lực
Hồ Tôn Hiến giận không nói ra lời, muốn lập tức trả thù, nhưng lại cân nhắc: “Dù sao cũng là con trai của ta không chịu thua kém; Hải Thụy đã cầm đằng chuôi rồi”. Ông ta sợ Hải Thụy sẽ đem việc này làm lớn lên, lúc đó thì ông ta cũng đuối lý, càng không dễ trừng trị. Cho nên không còn cách nào khác, đành phải im hơi lặng tiếng, không dám la lối nữa.
Thuận theo cường quyền làm trái pháp luật thì cũng là mang tội, người ngay thẳng chân chính thì thà mất chức chứ không làm điều sai trái.
Theo Epoch Times
Xem thêm video: