Y học hiện đại nhìn nhận sự già đi của cơ thể con người như thế nào? Điều gì khiến chúng ta mau già, điều gì giúp con người hồi xuân và chống lão hóa?
- Làm sao để làm chậm quá trình lão hóa? Sách xưa tiết lộ cách hay
- 10 cách giúp giảm căng thẳng và trẻ ra 10 tuổi
- Người trên 50 tuổi, hãy dẹp bỏ cơn nóng giận
Các nhà khoa học đã phát hiện ra telomere có chức năng như một chiếc đồng hồ sinh học. Telomere là phần cuối của nhiễm sắc thể, trình tự lặp lại của DNA không mã hóa để bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi bị hư hại, và ngắn lại mỗi khi tế bào phân chia. Telomere càng ngắn thì tuổi thọ càng giảm. Có cách nào để điều chỉnh quá trình này giúp chống lão hóa không?
Đảo ngược đồng hồ sinh học
Theo quan điểm sinh học, lão hóa là một quá trình diễn ra từ từ và không thể đảo ngược. Sự lão hóa được biểu hiện ở sự thoái hóa của tế bào: ví dụ, số lượng tế bào giảm đi và tổng thể tích co lại.
Sự sao chép của gen chịu ảnh hưởng của telomere và telomerase. Các telomere này và telomerase – một loại enzyme chịu trách nhiệm về độ dài của telomere – có thể bảo vệ nhiễm sắc thể. Các nhà khoa học còn gọi telomere là đồng hồ sinh học.
Khi các telomere bị căng thẳng và ngắn lại, nó sẽ làm tăng khả năng các tế bào đó ngừng phân chia và chết đi. Khi điều này xảy ra, các bệnh chúng ta mắc phải dễ bị di truyền hơn và tiến triển nhanh hơn. Do đó, nếu chúng ta có thể tìm ra cách làm chậm quá trình rút ngắn của telomere, chúng ta có thể chống lão hóa bằng cách trì hoãn quá trình này diễn ra.
Tiến sĩ Elizabeth Blackburn, Chủ tịch Viện nghiên cứu sinh học Salk ở La Jolla, California, người từng đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2009 vì đã khám phá ra bản chất phân tử của telomere và telomerase, chia sẻ trên StatNews: “Telomere lắng nghe bạn, nó lắng nghe hành vi của bạn, và lắng nghe trạng thái tâm trí của bạn”.
Vào năm 2017, trong cuốn sách của mình có tên “Hiệu ứng Telomere: Một cách tiếp cận mang tính cách mạng để sống trẻ hơn, khỏe hơn, lâu hơn”, TS Blackburn đã tiết lộ con người có khả năng kiểm soát sự lão hóa nhiều hơn những gì chúng ta tưởng tượng.
Dựa trên đánh giá của hàng nghìn nghiên cứu, bà kết luận chúng ta thực sự có thể kéo dài telomere của mình, có nghĩa là, có thể kéo dài tuổi thọ của chính mình.
5 kiểu suy nghĩ có hại cho các telomere
Trong cuốn sách trên, TS Blackburn đã chỉ rõ 5 kiểu suy nghĩ gây hại cho các telomere và 1 bí quyết giúp chống lão hóa.
1. Sự thù địch hoài nghi
Một nghiên cứu do TS Blackburn thực hiện đã xem xét các công chức ở Anh, và phát hiện ra rằng: “Những người đàn ông có điểm cao trong các phép đo về thái độ thù địch hoài nghi có telomere ngắn hơn so với những người đàn ông có điểm số thù địch thấp”.
Thù địch hoài nghi là gì?
“Sự thù địch hoài nghi được định nghĩa bởi sự tức giận cao độ và thường xuyên nghĩ rằng người khác không thể tin cậy được”, Blackburn và đồng tác giả Elissa Epel đã viết.
“Ai đó có thái độ thù địch không chỉ nghĩ: “Tôi ghét phải xếp hàng dài ở cửa hàng tạp hóa” mà còn nghĩ: “Người bán hàng đã cố tình không tăng tốc làm việc và bắt tôi phải xếp hàng lâu”, và sau đó họ sôi sục”.
Sự thù địch như vậy có liên quan nhiều đến việc tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong.
2. Bi quan
Bi quan có những tác động tiêu cực rất nghiêm trọng đến các telomere. Trong một nghiên cứu nhỏ hơn với khoảng 35 phụ nữ, Blackburn phát hiện ra rằng, những phụ nữ đạt điểm bi quan cao có telomere ngắn hơn.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên 1.000 nam giới cũng cho thấy bi quan là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.
Khi những người bi quan mắc các bệnh liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim, bệnh có xu hướng tiến triển nhanh hơn và nói chung những người bi quan có xu hướng chết sớm hơn.
3. Sự tưởng tượng
Có nhiều người thường rơi vào trạng thái lo lắng và phong bế bản thân, không thể buông bỏ điều gì đó, chẳng hạn những mâu thuẫn kéo dài giữa các thành viên trong gia đình và các mối quan hệ cá nhân.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nỗi ám ảnh về những mâu thuẫn này cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch của cơ thể và làm ngắn các telomere.
“Khi bạn bị dằn vặt, căng thẳng sẽ tồn tại trong cơ thể rất lâu sau khi lý do khiến bạn căng thẳng kết thúc”, Blackburn và Epel viết.
Đồng thời, những người có nhiều suy nghĩ tiêu cực về quá khứ hoặc tâm trí bị ám ảnh (dằn vặt, day dứt) có xu hướng bị trầm cảm lâm sàng và rối loạn lo âu nhiều hơn, cũng liên quan đến telomere ngắn hơn.
4. Suy nghĩ
Trong cuộc đời, ai cũng không tránh khỏi những rắc rối. Đôi khi chúng ta cố tình trốn tránh rắc rối chứ không chủ động, dũng cảm giải quyết chúng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến độ dài của telomere.
Nhà tâm lý học xã hội quá cố Daniel Wegner tại Đại học Harvard (Mỹ), người tiên phong cho ý tưởng này, đã từng đọc một quan sát từ “Ghi chú mùa đông về ấn tượng mùa hè”, qua lời kể năm 1863 của tác giả Fyodor Dostoevsky về chuyến đi của ông ở Tây Âu: “Hãy thử đặt ra cho mình nhiệm vụ này: đừng nghĩ đến một con gấu Bắc Cực, và bạn sẽ thấy rằng điều bị nguyền rủa này sẽ hiện ra trong đầu mỗi phút “.
Điều đó có nghĩa là bạn càng trốn tránh, những rắc rối sẽ càng khiến tâm trí của bạn bị rối bời.
5. Sự mất tập trung
Chúng ta đều biết rằng nhiều cá nhân có thành tích nổi trội có khả năng tập trung và tập trung cao độ. Tuy nhiên, nhiều người lại rất dễ bị phân tâm bởi ngoại cảnh. Nghiên cứu của Blackburn cho thấy, khi con người không thể tập trung hoặc kém tập trung vào hiện tại cũng sẽ ảnh hưởng đến độ dài của telomere.
Trái ngược với 5 kiểu suy nghĩ tiêu cực này, những phát hiện của Blackburn cũng cho thấy điều ngược lại là đúng. Suy nghĩ tích cực cải thiện sức khỏe ở mức độ di truyền.
Bí quyết chống lão hóa: Nhận thức về suy nghĩ của bản thân
Cuốn sách có một phần: “Nhận thức về tư tưởng: Hãy nới lỏng sự kìm kẹp của những kiểu suy nghĩ tiêu cực”.
“Nhận thức về suy nghĩ thúc đẩy khả năng phục hồi căng thẳng”, Blackburn và Epel viết. “Cùng với thời gian, bạn học cách đối mặt với những suy nghĩ và nói: “Đó chỉ là một suy nghĩ”.
Năm kiểu suy nghĩ tiêu cực này là những kiểu suy nghĩ tự động, những thói quen có sẵn, chúng có xu hướng phóng đại và mất kiểm soát. Với nhận thức về suy nghĩ, chúng ta giải phóng bản thân khỏi những khuôn mẫu như vậy.
Họ giải thích rằng, bí mật của tâm trí là chúng ta không cần phải tin vào tất cả những gì mà suy nghĩ nói với chúng ta. Nhận thức được suy nghĩ của bản thân và những gì chúng ta có thành kiến, có thể giúp chúng ta buông bỏ và ngăn chặn vòng xoáy tiêu cực.
Các tác giả khuyến nghị các hoạt động như thiền định và các bài tập, hoặc môn thể dục tương tự khác như chạy bộ đường dài có thể thúc đẩy nhận thức tư duy tốt hơn. Với việc luyện tập thường xuyên, chúng ta có thể ngừng những suy nghĩ tiêu cực và hạn chế mức độ căng thẳng khi nghỉ ngơi.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về thiền định, bạn có thể đăng ký lớp hướng dẫn online miễn phí diễn ra hàng tuần tại đây.
Theo The Epoch Times