Những người trên 50 tuổi chuyện gì cũng đã từng, đừng để người khác khuấy động tâm thái an bình của bạn. Hãy dẹp bỏ cơn nóng giận và làm người điềm đạm.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Pythagoras từng nói: “Sự tức giận bắt đầu bằng sự ngu ngốc và kết thúc bằng sự hối hận”. Người thông minh giỏi kiềm chế cơn nóng giận; người ngu ngốc bị cơn giận điều khiển.

Khi chúng ta còn trẻ, nóng nảy là điều dễ hiểu. Nhưng từ 50 tuổi trở về sau, chúng ta đều đã trải qua muôn vàn hỷ nộ ái ố của đời người, có còn điều gì là quan trọng đến mức phải tức giận?

Nếu đã trên 50 tuổi mà vẫn bất ổn về mặt cảm xúc, điều đó chứng tỏ người đó chưa đủ tu dưỡng; họ thường bị xáo trộn bởi quá khứ và hiện tại. Sở dĩ người ta hay phiền muội chính là vì 12 chữ này: Không buông được, nghĩ không thông, không nhìn thấu, không quên được. 

Không tức giận, mới có thể tu thân

Có một vị tướng thiện chiến. Đến một ngày cảm thấy chán chường những cuộc chiến, ông quyết định lui binh.

Vị tướng này tìm gặp một thiền sư già và nói: “Xin hãy nhận tôi làm học trò của ngài”.

Vị thiền sư nói: “Ông có một gia đình, có vợ và con trai. Ông còn có quá nhiều lo lắng. Hãy chờ thêm một chút.”

Vài ngày sau, tướng quân nói: “Gia đình tôi đã ổn định rồi; tôi không có gì phải lo lắng nữa”.

Thiền sư mỉm cười không trả lời. Sáng hôm sau, khi thấy tướng quân đang ngồi thiền trong sân, thiền sư hỏi: “Ông không lo vợ mình sẽ lấy người khác sao?”

Vị tướng quân tức giận nói: “Không ngờ thiền sư cũng có suy nghĩ xấu như vậy”.

Vị thiền sư thở dài: “Chỉ một câu nói khiến ông tức giận thì làm sao có thể tu luyện được?”.

Những lời cảnh tỉnh của vị thiền sư trước khi lâm chung
Tu luyện là để tìm về với chân ngã (ảnh minh họa pinterest).

50 tuổi vẫn chưa buông bỏ

Cũng giống như vị tướng này, đôi khi chúng ta quyết tâm làm theo ý mình, nghĩ rằng mình thực sự có thể làm được. Kỳ thực, chúng ta chỉ là mơ tưởng mà thôi, trong tâm vẫn còn chưa buông bỏ.

Khi một người đã ngoài 50 tuổi và con cái đã trưởng thành, thì nên buông bỏ. Nhưng nhiều người không thể buông bỏ được; họ thường đổ lỗi cho con cái. Mong muốn kiểm soát của họ khiến gia đình bất an, xáo trộn cả đời sống vật chất và tinh thần.

Ở nơi công tác, lẽ ra đã đến lúc từ bỏ chức vụ, lui về hậu trường; nhưng có người vẫn ham “nghịch quyền”, muốn tranh đấu với người trẻ.

Khi một người trên 50 tuổi, điều nên làm nhất cho bản thân chính là từ bỏ tranh chấp và trở thành người điềm đạm. Thay vì tranh giành mọi thứ, tốt hơn hết nên thực sự rút lui.

Không tức giận, mới có phúc

Tại Tây Tạng, có một câu chuyện kể rằng, một người đàn ông tên Aiba chạy quanh nhà ba lần mỗi khi anh ta tức giận. Khi cơn giận nguôi ngoai, anh ta sẽ làm việc chăm chỉ.

Thói quen này đã tồn tại hàng chục năm. Vì sự cần cù của anh mà ngôi nhà ngày càng gọn gàng, sang trọng.

Sau đó Aiba trở nên già nua. Nếu cảm thấy tức giận, ông ta vẫn chạy ba vòng, sau đó ngồi ở cửa nghỉ ngơi.

Có người hỏi: “Tại sao ông luôn chạy quanh nhà?”

Aiba nói: “Lúc nhỏ, tôi chạy và nghĩ, nhà mình nhỏ thế này, tức giận mà không chăm chỉ làm việc thật là ngu ngốc. Khi về già trong lúc chạy thì nghĩ, nhà mình to thế này, thật không đáng giận. “

Người trên 50 tuổi không tức giận mới có sự khôn ngoan
Dừng lại một chút để thấy không có điều gì đáng tức giận (ảnh: Aboluowang).

Đúng vậy, khi bạn 50 tuổi, nhìn lại quãng thời gian đã qua, bạn sẽ thấy mình đã thực sự làm việc chăm chỉ. Nửa đời đầu bạn làm việc chăm chỉ như vậy, không phải để hưởng thụ phần đời còn lại của mình hay sao?

Nhưng phước hạnh giống như một làn gió xuân; chỉ có thể cảm nhận được khi bạn tĩnh tâm và để gió lướt qua làn da của mình. Phước hạnh giống như một tia nắng; khi bạn mở rộng trái tim và đón nhận nó, bạn mới có thể sưởi ấm trái tim mình.

Không tức giận, mới có sự khôn ngoan

Một người không biết kiềm chế cảm xúc thì cuối cùng sẽ phải trả giá bằng cảm xúc của mình.

Vào thời Chiến Quốc, Lý Mưu, một tướng của nước Triệu, đóng ở biên giới, hễ quân Hung Nô đến tấn công, ông đều cho quân sĩ ẩn nấp trong thành để đề phòng, không bao giờ đánh.

Nhiều người nói đùa rằng Lý Mưu là một kẻ hèn nhát. Lời nói đùa như vậy đã đến tai vua Triệu. Vua Triệu rất tức giận và cách chức tướng quân của Lý Mưu.

Sau đó, khi quân Hung Nô tấn công, quân lính lao ra đánh, và nước Triệu bị đánh bại. Vua Triệu lại phải trọng dụng Lý Mưu.

Khi một người tức giận, bất kỳ quyết định nào đưa ra đều sai. Anh ta hoàn toàn không nghĩ đến hậu quả; và anh ta không thể tính đến tất cả các yếu tố.

Có câu: “Cuộc đời giống như một ván cờ, kẻ đi một bước mà xem một bước là tầm thường; kẻ đi một bước lường được ba bước là chuyện thường; kẻ đi một bước mà nhìn trước mười bước là sáng suốt.”

Khi đến tuổi 50, chúng ta đều đã từng tranh giành, đã từng nỗ lực, đã từng đắc ý, cũng đã từng thất vọng. Chúng ta đã kinh qua đủ chuyện hung hiểm và dần dần hiểu ra quy luật của cuộc sống. Chúng ta sẽ biết rằng tức giận là vô ích, biến giận dữ thành khôn ngoan là hữu ích.

Trí tuệ nhân sinh: Không tức giận, không sợ hãi, không tranh cãi
Lấy tĩnh chế động, cứ giữ im lặng mà mọi chuyện đều an (ảnh minh họa Pinterest)

Không tức giận, mới khỏe mạnh

Thời Tây Hán, có thượng thư Zhou Yafu, làm quan đến tể tướng.

Một ngày nọ, Hoàng đế Cảnh Hàn mời ông ăn tối, nhưng cố tình không đưa đũa cho ông. Ông rất tức giận, nói mấy câu căm phẫn rồi trực tiếp rời khỏi bàn. Sau đó, con trai ông bị hiểu nhầm, ông tiếp tục nổi giận. Cảm thấy bị sỉ nhục, uất ức, ông đã không ăn trong 5 ngày. Điều này đã làm tổn hại đến tính mạng của ông. Khi giận thì ăn không ngon ngủ không yên, đi đứng không nổi. Người nóng giận làm sao có thể khỏe mạnh?

Chúng ta thường nói: “Sức khỏe là tài sản lớn nhất.” Tuy nhiên, giữ gìn sức khỏe như thế nào thì không phải ai cũng nghĩ được cho thấu. Mỗi ngày đều mặc quần áo gấm vóc lụa là, đồ ăn sơn hào mỹ vị, không chắc đã có sức khỏe. Sức khỏe thực sự là tâm trạng bình yên, thưởng thức trà nhạt, cùng gia đình nói chuyện cười đùa vui vẻ.

Người trên 50 tuổi không tức giận mới khỏe mạnh
Người không tức giận mới có thể khỏe mạnh (ảnh: Istockphoto).

Lời kết

Nhà triết học vĩ đại Aristotle đã nói: “Nổi giận không khó với ai. Nhưng giận đúng người, đúng lúc, đúng cách mới khó”.

Những người trên 50 tuổi nên học một số cách để không tức giận. Khi bạn tức giận, hãy suy nghĩ ở một vị trí khác và hiểu người kia; buộc bản thân bình tĩnh trong 3 phút; chuyển hướng sự chú ý bằng cách đếm từ 1 đến 100; đọc nhiều hơn để trí huệ hơn khi đối mặt với các tình huống của cuộc sống;

Những người trên 50 tuổi, vì sao không tận hưởng thành quả của những “cuộc đấu tranh” trong nửa đầu đời; hãy sống hạnh phúc mỗi ngày và đừng để người khác khuấy động tâm thái an bình của bạn.

Nguồn: Aboluowang

Xem thêm: