Căng thẳng khiến chúng ta nhanh già hơn, đặc biệt ở tuổi trung niên. Bạn có biết 10 cách giúp bạn giảm căng thẳng, lấy lại tuổi trẻ?

Căng thẳng theo từng cột mốc

Ngày nay, những người trẻ và trung niên đều đối mặt với nhiều áp lực khác nhau. Ở độ tuổi ba mươi, có bao nhiêu thứ lo toan khi vừa mới đi làm. Nào phải lập gia đình, lên kế hoạch mua nhà, mua xe, hoặc có thể phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ở nơi làm việc. 

Áp lực này không hề giảm khi bước vào tuổi 40, dù bạn có thể đạt được một ít thành công. Nhưng khi đó là lúc bạn cảm thấy không bằng lòng với hiện trạng, muốn thay đổi; gia đình và hôn nhân cũng có thể gặp trắc trở; hoặc gặp nhiều áp lực khác như học hành của con cái, sự thăng tiến trong sự nghiệp, và gánh nặng tài chính từ các khoản vay.

Càng áp lực nhiều, con người càng già nhanh. Điều này do 2 nguyên nhân:

  • Làm da bị lão hóa: Khi bị căng thẳng, trong cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn gốc tự do. Những chất này được giới y học cho là nguyên nhân chính gây nên quá trình oxy hóa và lão hóa của da.
  • Các chức năng của cơ thể cũng già nhanh chóng: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy căng thẳng trong thời gian dài sẽ bào mòn hệ thần kinh tự chủ và ức chế chức năng miễn dịch. Chúng dẫn đến suy giảm chức năng của nhiều cơ quan. Lâu dài sẽ dẫn đến mắc bệnh như xơ cứng động mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh tim và đột quỵ.
Cụ ông và cụ bà thoáng buồn
Căng thẳng là kẻ thù của tuổi già và sức khỏe (Ảnh: Pixabay)

Một số tác hại của căng thẳng trên cơ thể

Cơ thể chịu áp lực trong thời gian dài có thể gây ra nhiều rối loạn, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nội tạng khác nhau trong cơ thể. 

Hệ thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi.

Hệ tuần hoàn: nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.

Hệ hô hấp: tức ngực, đau ngực và thở khò khè.

Hệ tiêu hóa: chướng bụng, đau bụng, ợ hơi, hội chứng ruột kích thích, ăn không tiêu, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày.

Hệ tiết niệu: đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp.

Hệ thống miễn dịch: Khả năng phòng vệ của cơ thể trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn.

Cơ quan sinh sản: Nam giới không có ham muốn tình dục, dương vật khó cương cứng. Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, hội chứng mãn kinh sớm, vô sinh.

Tai mũi họng: ù tai, cảm giác dị vật trong cổ họng.

Da: viêm nang lông, viêm da tiết bã, ngứa da, mày đay.

Xương khớp: tê bì tứ chi, đau mỏi cơ vai gáy.

Một số ảnh hưởng khác: loét miệng, rụng tóc, co giật mí mắt, v.v.

Tập thể dục cường độ cao hay chậm, đều có thể làm giảm áp lực

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng, dù với cường độ cao hay chậm.

Tập thể dục cường độ cao như chạy, bơi lội, leo núi và chơi bóng sẽ khiến thở gấp, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, cơ đau nhức… Những điều này giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tim phổi và thúc đẩy não tiết ra morphin để giảm căng thẳng.

Ngược lại, yoga, khí công và thiền định thường bao gồm các chuyển động nhịp độ chậm, cường độ thấp. Nhưng lại giúp cơ thể và tinh thần hợp thành một, có lợi cho việc thúc đẩy lưu thông máu, rèn luyện tư duy, tinh thần.

Riêng khí công, chẳng hạn như Pháp Luân Công, các động tác từ từ, chậm rãi, thậm chí bất động. Điều này không giống như luyện võ, luyện khí công tập trung vào việc tu dưỡng tâm tính và đề cao cảnh giới đạo đức. Khi tâm tính được đề cao, các yếu tố tâm lý gây căng thẳng không còn nữa, căng thẳng sẽ tự nhiên tiêu tan.

10 cách giảm căng thẳng và giúp bạn trẻ ra 10 tuổi

Cụ ông và cụ bà vui vẻ trên băng đá trong công viên
Tinh thần vui vẻ, lạc quan giúp ta trẻ hóa và sống lâu hơn (Ảnh: Pixabay)

1. Thực hiện một bài tập “động lẫn tĩnh”.

Bất kể là tập gì, thì bạn nên tập theo sở thích của mình, nếu không sẽ khiến bạn mau chán. Nên đa dạng hóa bài tập, nếu chỉ tập trung vào một bài tập duy nhất trong thời gian dài sẽ dẫn đến chấn thương khi chơi thể thao. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị 150 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình hoặc 75 phút cường độ mạnh, hai buổi tập tạ mỗi tuần. Vì vậy, bạn nên tập thể dục nhịp điệu kết hợp với một số bài tập tạ, điều này giúp bạn đạt được động lẫn tĩnh.

● Tập thể dục nhịp điệu để tăng cường chức năng hô hấp của tim như: khiêu vũ, leo núi, đi bộ, đạp xe, bơi lội. Kết hợp với tập tạ để tăng cường sức mạnh cơ bắp bao gồm squat, tạ, dây thun, v.v.

● Thái Cực Quyền, Pháp Luân Công, yoga, v.v. đều được công nhận là những môn an toàn và hiệu quả.

2. Hít thở sâu. Thở bằng bụng có thể giúp làm dịu căng thẳng.

3. Hát, nghe nhạc, xem biểu diễn, xem màu sắc tươi sáng. Âm nhạc có năng lượng tích cực. Chẳng hạn như nhạc cổ điển hoặc giai điệu có nhịp độ chậm hơn. Hoặc xem các chương trình biểu diễn tích cực và màu sắc tươi sáng có thể giúp thư giãn và giảm căng thẳng.

4. Đi tắm nước nóng hoặc suối nước nóng. Thúc đẩy lưu thông máu toàn thân và giải phóng căng thẳng.

5. Hòa mình với thiên nhiên. Cắm trại ngoài trời theo nhóm ba hoặc năm người để hít thở không khí trong lành và thư giãn.

6. Massage toàn thân. Trầm cảm và lo lắng có thể được giải tỏa thông qua liệu pháp xoa bóp tác động đến quá trình sinh hóa của cơ thể.

7. Tương tác với các loài động vật như mèo, chó, thỏ, cá,… cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng.

8. Có một cái ôm với người thân hoặc vui chơi bên gia đình. Ngồi trên ghế bập bênh và đung đưa nhẹ nhàng có thể giải phóng endorphin để tinh thần lạc quan và thậm chí giảm đau.

9. Ngồi và thiền định. Có thể giảm căng thẳng, làm chậm lão hóa, cải thiện tâm trạng, cải thiện trí nhớ, cải thiện giấc ngủ và giảm bệnh tật.

10. Luôn giữ suy nghĩ tốt và trạng thái tinh thần vui vẻ. Trong công việc hay khi tiếp xúc với mọi người, hãy luôn giữ nụ cười trên môi và đối mặt mọi việc với thái độ tích cực và tinh thần cởi mở.

Nếu bạn mong muốn tìm hiểu khí công hay thiền định làm giảm căng thẳng, bạn có thể đăng ký link tại đây.

Nguồn: NTDTV tiếng Hoa.