“Chúa đóng một cánh cửa nhưng cũng mở ra một cánh cửa”, tuy nhiên nó không có nghĩa là bạn cứ ngồi không để chờ thành công tới.
- Các vị thần đã dùng cách gì để giúp đỡ một ông lão tốt bụng?
- Thần Phật bảo hộ người tốt như thế nào? Khác biệt ở chỗ có đức tin
Cậu học trò buồn phiền vì ‘Chúa không mở ra một cánh cửa’ cho cậu
Trước đây có một thầy giáo rất thích câu nói: “Chúa đóng một cánh cửa nhưng cũng mở ra một cánh cửa”, vì nó có thể mang lại hy vọng cho những người đang gặp khó khăn. Khi người thầy giáo giảng câu này cho học sinh, các em đều cảm thấy rất chính xác, và cảm giác tâm hồn được sưởi ấm. Nhưng về sau có một sự cố xảy ra đã khiến người thầy giáo có nhận thức mới về câu nói này.
Một cậu học sinh bị cụt tay trái khi còn nhỏ đã thi trượt đại học. Cha cậu đã giúp cậu mở một cửa hàng nhỏ. Vì chỉ có một tay nên cậu đã rất vất vả khi giao hàng, vậy nên cậu đã sớm đóng cửa hàng. Cậu đi làm cho một quán Karaoke, chuyên theo dõi âm thanh. Không lâu sau, cậu cảm thấy ‘cánh cửa của Chúa vẫn chưa mở ra’ nên không vui, cuối cùng lại nghỉ việc.
4 năm sau, giáo viên gặp lại cậu, cậu vẫn chưa tìm được công việc thích hợp. Sau một hồi băn khoăn, cậu nói với thầy giáo: “Thưa thầy, thầy từng nói với em ‘Chúa đóng một cánh cửa nhưng cũng sẽ mở ra một cánh cửa’. Vậy mà sau bao nhiêu năm, Chúa sao vẫn không mở một cánh cửa nào cho em?” Lúc này người thầy giáo mới ý thức được năm đó đã giảng hời hợt ra sao.
Phải tự mình nỗ lực đi ‘mở cửa’
Ngẫm nghĩ một chút, câu châm ngôn này giống như một câu đố; người không đoán ra sẽ lầm tưởng rằng Chúa nhân từ phải rất cân bằng: Tại nơi đây lấy đi của bạn một nửa, thì tại một nơi khác phải bù lại cho bạn một nửa. Nhưng thực ra thì không phải như vậy: Chúa đóng một cánh cửa, nhưng cũng không đồng thời mở cho bạn một cánh cửa; những gì Chúa làm chỉ là nói cho bạn biết có một cánh cửa, và bạn phải tự đi để mở nó. Vậy nên không phải là cứ ngồi yên một chỗ mà cầu Chúa ban cho, bạn phải tự mình nỗ lực đi ‘mở cửa’.
Stephen Hawking, vào năm 27 tuổi, Chúa đã đóng chặt cánh cửa đối với sức khỏe của ông. Căn bệnh Lou Gehrig khiến ông bị teo cơ, chân không thể đi lại, tay không viết được, miệng không nói được. Ông bị ‘giam cầm’ trên chiếc xe lăn lạnh lẽo. Vốn liếng của ông chỉ là bộ não và hai ngón tay có thể cử động. Hawking không cầu Chúa “mở cho con một cánh cửa”, mà dựa vào sự kiên trì bền bỉ và nỗ lực không ngừng, ông đã tự tay mở cửa sổ. Ở Tuổi 46, ông đã xuất bản cuốn sách vĩ đại “Lược sử thời gian”. Ông còn được gọi là “Nhà khoa học vĩ đại nhất còn sống”, “Một Einstein khác”.
Chúa luôn ban hy vọng cho mọi chúng sinh
Philippe Croizon, người Pháp, năm 26 tuổi, Chúa cũng đóng chặt cánh cửa đối với sức khỏe của anh; anh bị cắt cụt cả tay và chân vì chạm vào dây điện cao thế. Nhưng anh tin rằng có một cánh cửa khác cho anh: Trở thành một vận động viên bơi lội. Để mở được cánh cửa này, anh đã thuê một huấn luyện viên dạy bơi lội; lắp tay giả vào phần tay còn lại; đeo chân vịt vào phần đùi còn lại, rồi xuống nước với kính lặn và ống thở; mỗi tuần kiên trì tập luyện 35 tiếng. Ngày 18/9/2010, anh đã bơi thành công qua eo biển Manche rộng 34 km. Cánh cửa Chúa chuẩn bị cho anh cuối cùng cũng được anh mở ra.
Lại có một cô gái tên là Vương Thiên Kim, ở Trấn Giang, Trung Quốc, bị bại não. Cô không thể cử động bất cứ bộ phận nào trên cơ thể ngoại trừ đầu. Vương Thiên Kim không hề thất vọng, cô ngồi trên xe lăn, dùng môi tập gõ bàn phím; tập gõ từng chữ một cách khó khăn. Bằng cách này, cô đã viết xong một cuốn tiểu thuyết 200.000 từ, trở thành một nhà văn hợp đồng trên mạng. Cô cũng đã mở được cánh cửa sổ mà Chúa chuẩn bị cho cô.
Bạn nên nhớ rằng, Chúa ban hy vọng cho mọi chúng sinh, nhưng bạn phải tự đứng lên để thực hiện nó, chứ không thể ngồi chờ ai đó mở ra một cánh cửa cho bạn.
Theo Vision Times
Xem thêm video: