Site icon Nguyện Ước

Có Lễ đi khắp thiên hạ, không có Lễ nửa bước cũng khó qua

Có Lễ đi khắp thiên hạ, không có Lễ nửa bước cũng khó qua

Lễ là biểu hiện phép tắc của trời đất tại xã hội con người (ảnh: vision times).

Cổ nhân dạy rằng: “Một điều chính tránh được ba điều tà, người ngay trăm tà chẳng dám phạm”. Có Lễ đi khắp thiên hạ, hành sự có Lễ nơi nào cũng được hanh thông.

Có Lễ đi khắp thiên hạ

Vào năm Khai Nguyên triều nhà Đường, có một vị thiền sư tên Mộng Song. Ông là người đức cao vọng trọng, còn là quốc sư đương triều. Ngày nọ, ông ngồi thuyền qua sông. Khi thuyền vừa rời bến không lâu, có một vị tướng quân đứng trên bờ lớn tiếng gọi: “Đợi tôi với, cho tôi qua sông với”. Phu chèo thuyền đáp: “Thuyền đã rời bến rồi, không thể quay đầu, xin hãy đợi chuyến sau”. Thiền sư đang ngồi trên thuyền nói với người lái thuyền: “Ông hãy chịu khó quay lại đưa ông ấy qua sông với”. Người chèo thuyền quay đầu lại nhìn, hóa ra là một vị hòa thượng thái độ khiêm nhường, phong thái ung dung đĩnh đạc nên đồng ý quay lại.

Sau khi vị tướng lên thuyền, cố gắng tìm chỗ ngồi nhưng đều đã kín. Ông ta nhìn thấy vị thiền sư đang ngồi trên mũi thuyền, lấy chiếc roi mang theo bên mình thét lên với vị thiền sư: “Lão hòa thượng, cút ra chỗ khác nhường chỗ cho ta”. Sau đó dùng roi đánh vào đầu vị thiền sư khiến ông bị chảy máu.

Sau đó, vị tướng quân nghe tiếng xì xào bàn tán của mọi người, trong lòng cảm thấy vô cùng hối hận. Khi xuống thuyền, ông tìm tới vị thiền sư xin lỗi. Thiền sư mỉm cười đáp: “Không sao, đi ra khỏi nhà khó tránh khỏi tâm tính có lúc không tốt”.

Hành động của vị thiền sư đã giải thích cặn kẽ hàm nghĩa của chữ “Lễ”. Câu chuyện nhỏ này đã khắc họa rõ nét cho việc có Lễ có thể đi khắp thiên hạ, không có Lễ nửa bước cũng khó qua.

Cốt lõi của Lễ là gì?

Theo Thuyết văn giải tự, chữ Lễ (禮) cũng giống như người đi giày; bởi con người có Lễ nên mới khác biệt với các loài vật. Loài vật sinh tồn theo bản năng, cá lớn nuốt cá bé. Nội hàm của chữ Lễ đã thể hiện triết lý nhân sinh, kính Thiên kính Địa của người xưa. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chiết tự của chữ Lễ trong tiếng Hán. 

Chiết tự chữ Lễ – thể hiện niềm tin ở Thần Phật (ảnh: dkn.tv)

Trong chữ “Lễ – 禮”, bên phải chữ Lễ là chữ “Phong – 豐”. Trong chiết tự cổ, hình tượng chữ Phong giống như rất nhiều viên ngọc được xâu chuỗi và buộc lại với nhau, biểu thị sự đánh trống dâng ngọc, tôn thờ Thần linh. Vậy nên, từ bách tính lê dân cho đến các vương tôn quý tộc, mọi hoạt động trong cuộc sống đều không thể thiếu việc cúng tế, tôn kính trời đất và Thần Phật.

Chữ “Kỳ – 示” nghĩa là mách bảo, chỉ ra. Thuyết văn giải tự viết: Bằng cách quan sát sự biến hóa của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cũng chính là quan sát sự biến hóa của thiên tượng, người xưa sẽ tiên đoán thế gian sắp xảy ra biến động gì, từ đó mà cảnh báo và nhắc nhở con người. Chữ “Kỳ – 示” là một bộ trong chữ Hán; có thể thể hiện một cách hoàn thiện quy luật âm dương nhị sinh tam mà thành vạn vật, vạn vật đương nhiên phải tuân theo quy luật này, không cho phép rời xa phép tắc này.

Có Lễ đi khắp thiên hạ – Lễ là biểu hiện phép tắc của trời đất tại xã hội con người

Khổng Tử nói: “Nhân nhi bất nhân, như lễ hà?” nghĩa là: Người mà không có lòng nhân thì làm sao có Lễ được? Nếu không có sự chân thành tự nội tâm; thì lễ nghi chỉ là công sức biểu hiện trên bề mặt, khó có thể đạt được mục đích. Vì vậy dù lễ nghi trong các nền văn hóa có khác nhau; nhưng đều hướng tới sự tôn trọng, hữu hảo lẫn nhau. 

Lễ là thuận theo trời, theo đạo trời (ảnh minh họa Pinterest)

Nếu mối quan hệ giữa con người với nhau là một cánh cửa; thì phép xã giao chính là chất xúc tác làm cho các mối quan hệ trở nên thân thiện hơn.

Mối quan hệ giữa người với người, nhờ tác dụng của Lễ mà có thể chung sống hài hoà. Nếu không có Lễ, sẽ sản sinh những nguy cơ tiềm ẩn. Giữa người với người đều cần đối đãi với nhau bằng Lễ. Lễ giúp con người biết kính yêu người khác, coi trọng Lễ tâm mới an mà thân cũng an, nếu không ắt sẽ gặp điều nguy hiểm. Cho nên mới nói rằng học về Lễ là không thể không học.

“Lễ dĩ thuận thiên, thiên chi đạo dã”, Lễ là thuận theo trời, theo đạo trời (Tả truyện – Văn Công thập ngũ niên). Lễ trở thành mốc giới để phân định sự mông muội và văn minh. Lễ quy phạm nghiêm khắc về trật tự xã hội và mối quan hệ tôn ti trên dưới. Lễ là phép tắc của quốc gia.

Lễ cũng là chuẩn tắc trong cuộc sống đời thường

Lễ cũng là chuẩn tắc trong cuộc sống đời thường. Nó căn cứ theo yêu cầu Nhân, Nghĩa, Văn, Hành, Trung, Tín. Lễ không chỉ phân biệt giữa con người và động vật; mà còn được nâng cao thành trạng thái chung sống giữa người với người.

Lễ cũng là chuẩn tắc trong cuộc sống đời thường (ảnh: vision times).

Khi đối xử với đồng nghiệp và cấp trên, tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc quan trọng nhất; đặc biệt cần dụng tâm chú ý tới từng chi tiết trong giao tiếp nhỏ nhặt.

Trong không gian làm việc

Sắp xếp gọn gàng tài liệu, vật dụng trên bàn làm việc. Có thể đặt một hoặc hai chậu cây nhỏ để mang hơi thở của cuộc sống tự nhiên; vừa có thể để lại ấn tượng về sự hiệu quả, đơn giản lại có lợi cho mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng nghiệp.  Ngoài ra, để làm nổi bật không khí làm việc; tốt nhất bạn không nên đặt quá nhiều vật dụng cá nhân trên bàn làm việc.

Trong không gian cá nhân

Trong văn phòng, quy tắc cơ bản nhất là không lục tung bàn làm việc của đồng nghiệp; không đọc ghi chú của đồng nghiệp và không nghe trộm cuộc gọi của đồng nghiệp. Bạn nên đặt điện thoại ở chế độ im lặng hoặc rung khi đang làm việc.

Lễ nghi ở nơi công cộng

Thị giác: Ở những nơi công cộng, chúng ta nên ăn mặc gọn gàng và không tạo cảm giác luộm thuộm; quần áo phải phù hợp với môi trường làm việc, ví dụ, không nên mặc dép lê, pyjama, váy ngắn…; không nên mặc quần áo quá trang trọng dành cho những dịp lễ nghi quan trọng.

Khứu giác: Ở nơi công cộng, tránh quá để lại “mùi” khiến những người xung quanh phải e dè. Ví dụ, những người bị hôi miệng có thể đánh răng; hoặc ăn kẹo cao su trước khi gặp gỡ mọi người. Những người có mùi cơ thể có thể sử dụng chất chống mồ hôi; hoặc chất khử mùi khi thích hợp. Nếu thích nước hoa, bạn cũng nên chú ý đến lượng; nếu hương thơm quá kích thích sẽ khiến mọi người “tránh xa”. Ngoài ra, cố gắng không ăn những thức ăn có mùi vị quá nồng ở những nơi công cộng như văn phòng, rạp chiếu phim, lớp học.

Thính giác: Không nên nói to hoặc nói chuyện điện thoại trong môi trường yên tĩnh. Khi nghe nhạc bằng tai nghe, không hát theo nhạc trong tai nghe. Ngoài ra, không nên nói to khi ăn, hoặc nói to khi nhai hoặc uống nước, để không tạo ấn tượng cho người khác cảm nhận mình thô lỗ và thiếu hiểu biết.

Không có Lễ nửa bước cũng khó qua

Mạnh yếu nhất thời là ở sức, thắng bại muôn đời ở lẽ phải. Con người có thể sống cao thượng, phẩm giá được tôn quý là do biết giữ lễ; còn bị tội lỗi làm mất tư cách con người, bị thiên hạ chê bai nhục nhã, là do nơi thất lễ.

Nếu đánh giá một con người, một gia đình mà chỉ xét qua cách hành lễ nghi thôi mà không xét về nghĩa thì quả là thiếu sót. Bởi có nhiều người trong xã hội hàng ngày hành sự có thừa lễ nghi nhưng nội hàm chứ Lễ thì lại thiếu. Nếu chân thành không từ tâm, lễ nghi chỉ ở bề ngoài, sẽ khó thành sự. Vì vậy, việc hiểu được cốt lõi của Lễ là điều rất quan trọng.

Con người sợ không có đạo lý; trên trời không có mây mưa không xuống, thế gian không có lý việc không thành. Cây cung thiên hạ đều là cong nhưng lẽ phải trên đời đều là thẳng.

Có Lễ đi khắp thiên hạ, không có Lễ nửa bước cũng khó qua. Người xưa luôn minh bạch điểm này, nên có rất nhiều sự việc trong cuộc sống của họ đều là thực hiện theo ý muốn của Thần, biết cách trân trọng sự ban ơn của Thần với mình. 

Theo Vision Times