Tuổi 19 nhiều mộng mơ của chị Thơm dường như đã sụp đổ vào ngày hôm đó, chị bỗng nhiên bị liệt nửa người, phải nghỉ học, sinh hoạt phải có người giúp đỡ, chị bỗng trở thành ‘kẻ ăn bám’; 8 năm thanh xuân của chị đã trôi qua trong tuyệt vọng và đau khổ…
Chị Ngô Thị Thơm sinh năm 1989, trong một gia đình có 6 chị em, chị là thứ 3, ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bố mẹ chị đều làm nông nên rất vất vả, mẹ chị thường chạy chợ thêm để có tiền chăm lo cho gia đình. Tuy vậy bố mẹ chị vẫn cố gắng cho các con ăn học đến nơi đến chốn.
Tốt nghiệp lớp 12, chị thi đỗ và vào học ở trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Học xong năm thứ nhất, đang ở nhà nghỉ hè chờ vào học năm thứ 2 thì một biến cố lớn đã xảy ra với cuộc đời chị, khiến bao ước vọng của chị chợt tan biến. Chị nhớ lại ngày đau thương ấy:
“Hôm ấy tôi đang ở trên gác thì có tiếng chuông điện thoại bàn, tôi vội chạy xuống nghe điện thoại, nhưng vừa nhấc máy lên thì đột nhiên không nói được, nửa người bên phải không có cảm giác. Cả cơ thể rơi tự do xuống chiếc ghế salon. Lúc ấy chỉ có chị gái và em trai tôi ở nhà. Chị gái tôi lập tức gọi bố và các cậu đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đi tôi cứ lịm dần và không biết gì nữa.
Tỉnh dậy tôi thấy mình đang ở trong phòng cấp cứu. Sau khi kiểm tra tổng thể, bác sĩ kết luận tôi bị vỡ mạch máu não, phải mổ. Nhưng phải đợi 10 ngày sau mới mổ được, bác sĩ nói máu đã loang ra nhiều và cần phải đợi nó đông lại thì mới mổ và lấy hết ra được. Không có tiền đã khổ, lại thêm bệnh tật thì không gì khổ hơn, cái gì cũng phải dùng đến tiền.
Mổ xong, tỉnh lại, tôi thấy mình bị liệt nửa người, đầu trọc lóc. Tôi bị sốc: ‘Sao mình lại thế này? Mình mới 19 tuổi thôi mà, tương lai còn rất rộng mở… vậy mà giờ đây ngay cả những việc như vệ sinh cá nhân cũng phải nhờ người khác giúp, tôi có cảm giác mình giống như ‘kẻ ăn bám’, là loài ‘ký sinh trùng’ vậy. Tôi đau khổ đến tột cùng!
Khi ra viện, tôi được gia đình, họ hàng, làng xóm động viên rất nhiều, tôi cũng nghĩ là mình còn trẻ, chắc là sẽ phục hồi được, khoa học giờ cũng phát triển… vậy nên tôi ra sức tập luyện. Không bước đi được thì tôi lê chân, không nắm được tay thì lấy tay nọ bắt vào tay kia, cố gắng từng chút một.
Nhưng cuộc đời đã không dịu dàng với tôi, về nhà được ít hôm thì tôi xuất hiện các cơn co giật, bác sĩ bảo đó là động kinh, là di chứng sau mổ não. Ngày nào tôi cũng phải uống thuốc, rất mệt. Cứ mỗi tháng tôi lại bị động kinh 1 lần, có tháng bị 2 lần. Trước khi lên cơn động kinh, cảm giác chân tay bị tê bì, dần dần đến cổ, sau đó đến đầu, lưỡi tê, đầu cảm giác trống rỗng, không nghĩ được gì hết. Đầu đau như búa bổ, cảm giác như đầu có ai đó bổ đôi ra, tôi phải cắn vào môi để mình không mất đi ý thức. Một lúc, không chịu được cơn đau rồi ngất đi, sau mỗi lần lên cơn thì cơ thể mệt giống như bị vắt kiệt sức vậy!
Tôi rất thích học ngành Y để sau này có thể giúp được nhiều người, nhưng chưa giúp được gì cho ai thì giờ đây tôi làm gì cũng phải nhờ người khác hỗ trợ. Tôi phải nghỉ học ở nhà, mọi ước vọng vào tương lai trở nên tăm tối.
Thời gian dần trôi, hy vọng trong tôi cũng chết dần, 1 năm, 2 năm, 5 năm, rồi 8 năm… Sức khỏe của tôi không có tiến triển gì nhiều, tôi hoàn toàn bất lực. Lòng tin vào khoa học, vào sự cố gắng, vào tuổi trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục… tất cả đã sụp đổ trước thực tại phũ phàng.
Tôi dần chấp nhận mình là kẻ vô dụng, kẻ ăn bám bố mẹ. Tính tình tôi thay đổi, tôi trở nên cộc cằn, thô lỗ, khó tính với người thân, rụt rè và sợ sệt khi tiếp xúc với người lạ, sợ phải nhìn thấy ánh mắt thương hại từ người khác, sợ phải nghe tiếng thở dài bất lực của bố mẹ…
Tôi nhiều lần tự hỏi: ‘Tại sao mình từ bé đến lớn không ốm đau gì nghiêm trọng, sao tự nhiên lại bị bệnh nặng thế? Người ta bệnh xong rồi khỏi, tại sao mình mãi không khỏi? Bằng tuổi mình người ta được học hành, có nghề nghiệp, có gia đình hạnh phúc của riêng mình, còn mình thì không có gì cả, lại còn là gánh nặng của bố mẹ và người thân.’
Nếu nói sống ác phải chịu quả báo thì tôi chưa bao giờ làm hại ai. Ông bà, bố mẹ tôi cũng rất hiền lành, cuộc sống làm ruộng vất vả, chỉ đủ ăn, nhưng mọi người trong gia đình ai cũng vui vẻ, hòa ái, chưa bao giờ xích mích với ai cả…
Nhiều lần tôi nghĩ hay là chết đi để được giải thoát, để bố mẹ và chị em đỡ phải khổ. Nhưng rồi tôi không làm được, tôi mới hai mấy tuổi, tôi chết rồi người thân có chịu được không? Nhất là mẹ tôi lúc nào cũng động viên: ‘Chỉ cần hai mẹ con mình cùng cố gắng thì mọi chuyện đều sẽ qua!’ Tôi không thể làm khổ mẹ thêm được nữa! Nhưng tôi không biết mình sẽ sống tiếp như thế nào, tôi hoàn toàn bế tắc!
8 năm thanh xuân của tôi đã trôi qua như thế. Nhưng có lẽ ông Trời thấy tôi chịu khổ như vậy cũng đủ rồi, nên đã ban cho tôi một cơ hội mới. Vào một ngày tháng 5/2017, tôi được một chị dạy cùng trường với chị gái giới thiệu cho môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), chị ấy nói môn này rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, và động viên tôi tu luyện. Ban đầu tôi không tin, nghĩ chỉ đọc sách rồi tập mấy bài thể dục thế thì sao mà hết bệnh được. Nhưng mọi người trong gia đình cứ khuyên tôi mãi nên tôi cũng tập thử xem sao, vì cũng có mất gì đâu.
Buổi đầu khi luyện bài công pháp thứ 2, chỉ là 15 phút thôi mà tôi toát hết cả mồ hôi, tay không giơ lên được, muốn giữ im mấy phút là điều cực kỳ khó khăn. Cánh tay phải cứ rủ xuống, tôi phải lấy tay kia kéo lên, rất đau, nhưng tôi cắn răng chịu đựng. Thế nhưng khi tập xong thì cơ thể lại rất nhẹ nhàng, thoải mái. Tôi tự nhủ ngày mai phải cố gắng hơn!
Đến việc đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Đại Pháp), nhìn cuốn sách dày mà tôi ái ngại. Đã lâu rồi tôi không đọc sách, giờ cầm sách đọc như học sinh lớp 1. Từ hồi bị liệt nửa người thì tôi nói rất khó khăn, tôi nhớ mặt chữ nhưng khi đọc phát âm ra lại không đúng chữ mà mình nghĩ, nhiều chữ còn phải đánh vần, nhưng cứ cố gắng thì dần dần tôi đọc cũng trôi chảy hơn.
Nhờ đọc sách mà tôi đã trả lời được tất cả những thắc mắc của mình, như vì sao tôi bị bệnh? Vì sao cuộc đời tôi phải chịu nhiều đau khổ như thế? Tôi không than thân trách phận nữa mà nhìn cuộc sống đầy tích cực.
Sau một thời gian ngắn tu luyện, các ngón tay, ngón chân bên phải trước đây cứng ngắc, co lại, thì bây giờ đã mềm và mở ra dễ dàng hơn. Tay phải trước giơ lên là phải hạ xuống ngay, thì bây giờ tôi đã có thể giơ lên bình thường, luyện bài công pháp thứ 2 nửa tiếng cũng không có vấn đề gì. Hai chân của tôi cũng cân bằng hơn trước và đi lại nhanh hơn, tôi thậm chí có thể nhảy lên nhảy xuống, điều mà trước đây tôi không bao giờ có thể làm được.
Tu luyện được khoảng nửa năm thì tôi bỏ thuốc động kinh, nhưng không thấy bị động kinh lại nữa. Sức khỏe được cải thiện, tinh thần tôi cũng tươi vui hơn. Con của các chị trước rất sợ tôi vì tôi hay cáu gắt, nhưng giờ chúng lại rất quý và hay nói chuyện với tôi.
Bây giờ tôi có một xe hàng nhỏ bán đồ dùng học tập cho các bạn học sinh ở cổng trường. Tôi đã bắt đầu tự lo được cho bản thân mình, tôi đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và không còn cảm thấy mình là ‘kẻ ăn bám’ nữa.
Thấy tôi thay đổi nhanh chóng nhờ Đại Pháp, mẹ tôi cũng bắt đầu đọc sách. Em gái tôi ở trong miền Nam cũng bước vào tu luyện.
Thật khó mà diễn tả hết lòng biết ơn của tôi đối với Đại Pháp. Tôi đã được Đại Pháp ban cho một cuộc đời mới khỏe mạnh và hạnh phúc!”
Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với chị Thơm qua số điện thoại 0332249342. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.