Âm nhạc tích cực có thể khiến người ta “vui mà không quá đà, buồn mà không bi thương”; giúp con người khởi lên chính niệm, tinh thần vui tươi. Tuy nhiên, thuận theo sự trượt dốc của đạo đức nhân loại thì âm nhạc cũng ngày càng đi xuống và không còn phát huy được tác dụng chính diện của nó nữa.
- Đức Phật khai thị: Thế gian có 4 sự việc không thể dài lâu
- Tại sao tượng Phật lại cúi đầu trước kẻ ăn mày?
Nghệ nhân giúp mọi người vui cười thỏa thích thì có được lên cõi trời?
Một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến hóa duyên ở nước Ma Kiệt Đà; Ngài ở tại tịnh xá Trúc Viên Già Lan Đà ở phía Bắc thành Vương Xá. Một hôm, có một vị trưởng gánh hát nổi tiếng thời bấy giờ đến tịnh xá Trúc Viên Già Lan Đà. Ông đến hành lễ trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cung kính hỏi rằng:
“Trước đây, con từng nghe các bậc tiền bối trong giới văn nghệ nói rằng: Nếu người nghệ nhân có thể biểu diễn hết mình trước quần chúng; mang niềm vui đến cho mọi người; giúp mọi người vui cười thỏa thích; vậy thì người nghệ nhân đó sau khi chết có thể có một cuộc sống vui vẻ nơi cõi trời. Nói như vậy Ngài thấy có đúng không?”
Âm nhạc chìm trong tham sân si
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời rằng: “Chúng ta không nên bàn đến chuyện này nữa; ông đừng hỏi ta nhìn nhận sự việc này như thế nào”. Vị trưởng gánh hát vẫn không nản lòng, hỏi đi hỏi lại ba lần, Đức Phật đành phải trả lời:
“Ta hỏi ông câu này, ông nghĩ thế nào hãy trả lời như thế. Trước đây, khi thế gian còn chưa có đấng cứu độ, mọi người đều chưa xa rời khỏi tham sân si; cũng không biết được cần phải xa rời tham sân si; vẫn bị trói buộc bởi tham sân si. Nội dung các vở biểu diễn ca múa hý kịch của nghệ nhân cũng không tách khỏi tham sân si; như vậy mới có thể phù hợp với thị hiếu của mọi người; thu hút mọi người đến xem.
Mọi người đến xem nghệ nhân biểu diễn, vui cười thỏa thích; há chẳng phải lại càng làm mạnh thêm tâm tham sân si của họ hay sao? Chẳng phải sẽ khiến cho mọi người càng bị trói buộc vào tham sân si hay sao?
Đây chính là giống như một người bị trói hai tay ngược ra đằng sau bằng dây gai; có người muốn hành hạ anh ta càng đau đớn hơn, bèn liên tục tưới nước lên sợi dây gai; dây gai hút nước liền nở ra, khiến dây trói càng chặt hơn; vậy há chẳng phải là khiến anh ta càng bị trói chặt hơn, càng đau khổ hơn hay sao?”
“Đúng vậy”, vị trưởng gánh hát trả lời.
Âm nhạc phóng túng chỉ khiến lòng người thêm mê loạn
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Vậy nên chúng sinh đã không thể xa lìa sự trói buộc của tham sân si; lại còn chịu sự kích động của ca múa hý kịch; há chẳng phải là càng làm tăng thêm tâm tham sân si của họ sao?”
Vị trưởng gánh hát nghe xong không thể không thừa nhận lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói có đạo lý: Các màn biểu diễn ca múa hý kịch giúp cho mọi người vui cười thỏa thích; nhưng cũng kích động chúng sinh tăng thêm tâm tham sân si; nên càng khiến chúng sinh bị trói buộc sâu hơn vào tham sân si.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng tiếp: “Vậy nên, các bậc tiền bối trong giới văn nghệ xưa nay nói rằng người nghệ nhân biểu diễn ca múa hý kịch mang niềm vui đến cho mọi người; giúp mọi người vui cười thỏa thích, thì sau khi chết có thể có cuộc sống vui vẻ nơi cõi trời; quan điểm đó là tà kiến sai lầm! Thành thật mà nói, những người ôm giữ tà kiến như vậy sau khi chết chỉ có thể rơi vào địa ngục hoặc đầu thai làm súc vật, sao có thể lên trời được?”
Trưởng gánh hát sau khi nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp xong, lập tức quy y Phật Pháp. Nghe nói vị này về sau đã tu thành quả vị A La Hán.
Tác dụng thực sự của âm nhạc là gì?
Tìm hiểu về nguồn gốc của âm nhạc thì có thể thấy, nhạc ban đầu căn bản không phải dùng để nhân loại giải trí, mà dùng để điều tiết tự nhiên; quy chính trật tự vạn vật trong trời đất; nó phỏng theo trí huệ siêu nhiên của Thần; lấy phép tắc thiên đạo hoàn mỹ làm tiêu chuẩn; có thể vỗ yên vạn vật, khiến tất cả trở về với đại đạo, hài hòa mà trật tự. Do đó, nhạc thời kỳ đầu là công cụ giáo hóa nhân tâm quan trọng nhất của xã hội đương thời.
Trong “Lã Thị Xuân Thu” có viết: “Vào thời tiền sử ông Chu Tương trị vì thiên hạ, thường xuyên có gió lớn, dương khí tụ tập kết thành; làm cho âm dương không điều hòa; do đó vạn vật điêu tàn, hoa quả không chín. Thế là đại thần của ông Chu Tương là Sỹ Đạt đã sáng tạo ra đàn sắt ngũ căn huyền; dùng để diễn tấu, dẫn âm khí đến, an định chúng sinh thiên hạ.”
Lại có chép rằng: “Khi ông Âm Khang thời viễn cổ trị vì thiên hạ, âm khí quá thịnh, tụ tập ngưng trệ; dương khí bị tắc, không vận hành theo quy luật bình thường; làm cho tinh thần nhân dân u uất mà không thư thái; gân cốt teo co lại mà không khỏe mạnh; thế là ông Âm Khang sáng tác ra vũ đạo để tăng cường khai thông dẫn đạo”.
Nhạc là công cụ để giáo hóa nhân tâm
Tác dụng giáo hóa nhân tâm của nhạc đã có đủ ngay từ ngày đầu tiên nhạc ra đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng luôn luôn kéo dài tác dụng này; chỉ là càng về sau này thì biểu hiện ra càng ẩn kín, càng yếu đi; mà tác dụng giải trí của nhạc thì trái lại lại trở thành chủ đạo. Đặc biệt sau thời cận đại, tác dụng giáo hóa này đã bị phá hoại hoàn toàn, dần dần trở thành công cụ phóng túng dục vọng; làm cho đạo đức nhân loại không ngừng trượt dốc.
Theo Chánh Kiến