Có một tên trộm nọ muốn lấy cắp bảo vật trên tượng Phật. Chỉ trong nháy mắt tượng Phật liền cao lớn hơn. Vì không với tới vật báu, tên trộm tỏ ra bất mãn. Đột nhiên Phật cúi đầu trước hắn ta, khiến vật bảo có thể lọt vào tay hắn dễ như trở bàn tay.

Đây là một câu chuyện trong Đại Đường Tây Vực ký của cao tăng Huyền Trang thời nhà Đường.

Đào địa đạo để trộm báu vật trong chùa

Thủa xưa, cạnh hoàng cung nước Simhana Dvipa bên Thiên Trúc có ngôi chùa nhỏ có một vật báu vô cùng quý hiếm. Quốc vương và các quan đại thần thường xuyên tới dâng hương lễ Phật.

Trong chùa có một pho tượng Phật cao bằng thân người; kích thước to nhỏ bằng chân thân của Phật Đà. Một viên bảo châu vô cùng giá trị sáng lấp lánh ánh quang khảm được gắn trên búi tóc của tượng Phật. Bên ngoài có tầng tầng cửa bảo vệ, lại có vệ binh canh giữa, phòng vệ vô cùng nghiêm mật. Người bình thường khó có thể tiến vào.

khinh nhờn Thần Phật giảm phúc báo
Khinh nhờn Thần Phật là một trong những đại tội phải chịu quả báo rất nặng nề (ảnh chụp màn hình Adobe Stock)

Có một tên đạo tặc khởi tâm địa xấu xa, muốn ăn trộm vật báu trên tượng Phật, bèn bí mật đào một địa đạo, thông vào trong chùa.

Một đêm nọ, tên trộm thuận lợi thông qua địa đạo chui vào trong chùa. Hắn trèo lên trước mặt tượng Phật vàng. Vừa muốn lấy bảo châu trước mặt thì đột nhiên tượng Phật trở nên cao lớn; làm tay hắn với không tới; Hắn lại nhón chân kiễng lên, muốn vươn tay ra lấy, và tượng Phật lại càng cao lớn hơn; hắn lại tìm một tảng đá kê dưới chân, đứng lên trên. Và lần nữa tượng Phật lại vươn cao hơn làm hắn với không tới vật báu.

Càng cố trộm lấy thì tượng Phật càng cao lớn

Tên trộm đầu đầy mồ môi vừa lo sợ vừa vô cùng bất mãn. Hắn ngẩng đầu lên, hướng tới tượng Phật mà nói: “Bức tượng Phật này chỉ cao ngang người. Tại sao lại không ngừng cao lên? Hay là tiếc bảo châu trên đó”. Tượng Phật vẫn đứng lặng yên.

Tên trộm lại tiếp: “Mình nghe nói Đức Phật Như Lai khi tu hành đắc quả vị Bồ Tát, trí huệ vô biên; phát thệ nguyện hồng đại, đồng tình với vô lượng chúng sinh tại thế gian; tiếp tế cho tất cả chúng sinh cực khổ; khiến những quốc gia và người dân thờ cúng Ngài đều giàu có, khỏe mạnh”.

Có tài mà không có đức thì tai họa khôn lường
Không thể tùy tiện bình luận Kinh Phật mà tạo nghiệp (ảnh dnaindia)

“Mình còn nghe nói Phật Đà từng vì một con bồ câu mà không cần tính mạng. Vì để hổ mẹ và bảy con hổ con không bị đói, người từng sả thân làm mồi cho hổ ăn. Nay Phật Đà tại sao lại keo kiệt như thế. Đến một viên bảo châu cũng không muốn bố thí? Chính vì để giữ gìn báu vật trên thân, không cần phát dương quảng đại; làm theo thiện hành của Phật Đà sao”.

Nhưng đột nhiên bức tượng cúi đầu rơi ngọc vào tay tên trộm

Tên trộm vừa dứt lời, chỉ thấy bức tượng cúi đầu; ánh mắt nhìn hắn đầy vẻ thương xót. viên bảo châu lập tức rơi vào lòng bàn tay của tên trộm. Tên đạo tặc vô cùng hoan hỉ, đánh cắp được vật báu và thuận lợi đi ra ngoài theo đường địa đạo.

Tên trộm mang bảo châu ra chợ bán, lập tức bị mọi người phát hiện ra: “Đây chẳng phải là báu vật trên tượng Phật trong chùa cạnh hoàng cung sao? Tại sao lại ở trong tay ngươi được?”

Tên trộm bị bắt lại, quốc vương tức giận không kiềm chế được; đích thân tới thẩm vấn hắn và hỏi: “Bảo châu này từ đâu ra? Có phải nhà ngươi ăn trộm không?”. Tên trộm đáp: “Tôi không ăn trộm, là tự tượng Phật đưa cho tôi”. Quốc vương cho rằng hắn bịa đặt. Nhưng hắn khăng khăng khẳng định là tượng Phật cúi đầu đưa cho.

Hoa ưu đàm nở và dấu hiệu đức Phật xuất hiện tại nhân gian

Cảnh giới tư tưởng của Phật không phải là điều mà con người có thể hiểu được

Thế là quốc vương đi tới chùa kiểm chứng.Quả nhiên thấy tượng Phật khác với hình dáng ban đầu. Tượng đang ở tư thế cúi đầu. Trên tóc quả nhiên thiếu đi viên bảo châu. Quốc vương vô cùng cảm khái, càng kiên định tín ngưỡng với Phật Đà. Vì vậy đồng ý đặc xá cho tên trộm. Lấy số tiền lớn chuộc viên bảo châu về và khảm lại lên tóc của tượng Phật. Từ đó về sau, bức tượng vẫn giữ nguyên tư thế cúi đầu cho tới ngày nay.

Tín trời kính Phật
Con người tín Trời kính Thần, coi trọng đạo đức, nhân tâm hướng thiện thì Thiên Thượng ban mưa thuận gió hòa. (Ảnh: dkn.tv)

Câu chuyện có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Có cao nhân giảng rằng con người trong vô minh mà tự hại chính mình, họ sẽ phải hoàn trả những gì đã mắc nợ, bởi đó là Thiên Pháp.
Đức Phật như thế nào, không phải giống như con người nghĩ. Cảnh giới và dụng tâm của Phật Đà không phải người bình thường có thể tưởng tượng, đoán định. Tuy nhiên tấm lòng từ bi, khoan dung, tư thế khiêm tốn đủ để khiến người đời lúc nào cũng phải cúi đầu kính ngưỡng.

Theo Epoch Times