Mấy năm chữa ung thư hạch khiến sức khỏe bác Quyên suy kiệt nhanh chóng, cuộc sống tưởng như đã đến đường cùng thì lại có một cánh cửa khác mở ra.
Gặp bác Trần Thị Quyên (sinh năm 1968) ở khu phố Vĩnh Kiều, Phường Đồng Nguyên, Thành Phố Từ Sơn, Bắc Ninh. Sau một thời gian gặp lại, ai cũng ngạc nhiên hỏi bác làm thế nào mà thay đổi nhanh vậy? Phải tăng hàng chục ký, thân thể đầy đặn, khỏe mạnh.
Cuộc sống đang êm đềm thì phát hiện bị ung thư hạch
Hãy ngược dòng thời gian trở về tuổi thơ của cô bé Trần Thị Quyên. Sinh ra trong một gia đình thuần nông có 9 anh chị em ở cái làng quê nghèo có nghề thợ xây gia truyền này. Còn rất nhỏ cô bé Quyên ấy đã chịu thương chịu khó: Từ chăn trâu, cắt cỏ đến giữ em, cô bé đều làm rất thành thạo.
Chừng khoảng 13, 14 tuổi, Quyên đã biết theo bạn bè đi làm phụ hồ để giúp gia đình đỡ phần khó khăn. Thế rồi “hoa đến thì thì hoa phải nở”, tuổi vừa tròn mười tám đôi mươi cô xây dựng gia đình với một chàng trai cùng làng. Chồng làm thợ xây, vợ ở nhà làm ruộng vườn chăm sóc con cái như bao lứa đôi khác ở cái làng Viềng cổ này.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ba đứa trẻ sinh ra học hành thi cử, có công ăn việc làm ăn ổn định. Cái gia đình hạnh phúc bình dị nho nhỏ ấy cũng là niềm mơ ước của khá nhiều người trong thôn làng thuở ấy. Nhưng “trời chẳng chiều lòng người”, giông bão đã ập đến với gia đình hạnh phúc này.
Đến tháng 11 năm 2010, khi sức khỏe có biểu hiện sa sút. Sau những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài bác Quyên đến viện Quân Y 110 khám và phát hiện bị ung thư. Chuyển sang viện K Hà Nội thì kết quả là: Bị U lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin), hạch mạc treo giai đoạn IIIA. Từ đó đến đầu năm 2013 bác đã điều trị nhiều đợt tại viện K Hà Nội (truyền hóa chất và xạ trị).
Cuộc đời tưởng như đã đến đường cùng
Đầu năm 2013, bác được ra viện nhưng không phải là đã hết bệnh. Quá trình điều trị dùng nhiều hóa chất khiến bác thấy rất khó chịu, sức khỏe kiệt quệ nhưng vẫn phải tiếp tục dùng thuốc thường xuyên; mỗi tháng phải đi kiểm tra sức khỏe 1 lần…
Do tác dụng phụ của thuốc, bác lại mắc thêm các bệnh: Viêm họng, hô hấp, thần kinh, nên lại thường xuyên phải đến bệnh viện Bạch Mai điều trị tại các khoa Tai mũi họng, Khoa hô hấp, Khoa thần kinh…
Đầu bác thường xuyên đau nhức như có đàn ong, đàn ve kêu ở bên trong. Cuộc sống ngày càng bế tắc. Chồng con chăm sóc bác rất tận tình chu đáo, vì họ nghĩ cuộc đời của bác chỉ còn “ngắn tựa gang tay”. Bác có thể “ra đi” bất cứ lúc nào!
Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai
Làng xóm ai cũng thương bác “ở hiền mà chẳng gặp lành”. Nhưng có lẽ “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”. Một hôm bạn bác (bác Thư) người cùng làng bảo: “Tớ thấy bảo Pháp Luân Công tốt lắm! Chúng tớ một nhóm sáu người cũng vừa bắt đầu tu luyện! Quyên ơi hãy thử tìm hiểu xem sao? May ra… biết đâu?”
Tuy nhiên lúc đó mọi người cũng đọc được nhiều thông tin thấy nói học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Trung Quốc bị bức hại ghê lắm. Bác Quyên cùng mọi người thử tìm hiểu ở trên mạng thì thấy đúng là như vậy nên cũng băn khoăn: Không biết ở Việt Nam có vậy không nhỉ?
Tìm hiểu kỹ hơn thì mới thấy là ở Việt Nam không cấm, đọc ở trên mạng thì thấy người chê thì ít người khen thì nhiều! Cơ duyên đã đến, vậy là bác Quyên tham gia vào nhóm tu luyện Pháp Luân Công của làng.
Cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) mà bác Thư cho mượn bác Quyên đem ra đọc rất say sưa. Bác đọc đi đọc lại 3 lần trong một tháng, kết hợp với luyện 5 bài công pháp hàng ngày. Lúc này bác ngộ ra rằng tu luyện là chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để sửa đổi tâm tính dần dần.
Bệnh tật tự nhiên tiêu tan
Tu luyện được một thời gian, bác thấy khỏe khoắn hẳn lên, thân thể được cải biến. Cảm giác nhức đầu, đau người, đau họng, mỏi mệt cũng biến mất từ lúc nào không biết. Tự bác thấy rằng cần gì phải dùng thuốc nữa nhỉ? Mình đã khỏe mạnh rồi!
Con gái bác là y sĩ đông y có phòng châm cứu bấm huyệt tại nhà. Bẵng đi một thời gian, một hôm cô hỏi mẹ: “Mẹ không cần châm cứu bấm huyệt nữa à?” Bác Quyên cứ mải mê học Pháp luyện công rồi đi các lễ hội bán hàng kiếm thêm thu nhập mà chẳng thấy mỏi mệt gì hết.
Tháng 4 năm 2015, khi đến bệnh viện kiểm tra thì các chỉ số xét nghiệm đều trở về trạng thái của người hoàn toàn khỏe mạnh. Hôm ấy đi khám bác sĩ hỏi:
– Bác muốn tôi kê thuốc gì cho bác đây?
Bác Quyên nói:
– Bác sĩ khám bệnh thì tự biết kê thuốc gì cho tôi chứ!
Bác sĩ nói:
– Bác không bị bệnh gì nữa nên biết kê thuốc gì được, tôi cho bác ít thuốc bổ nhé!
Thế là số phận đã mỉm cười với bác! Pháp Luân Công đã mở ra cho bác một con đường sống.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- Ung thư tuyến giáp hạch, xuất gia không thành quay về tìm được phương pháp khỏi bệnh
Đại Pháp đã ban cho bác một cuộc đời mới!
Học Pháp dần dần bác ngộ ra chỉ có tu luyện mới cải biến được số phận đời mình! Danh lợi tình là những tơ vương mà con người ta khó dứt ra được. Nhưng cái đó không phải cầu mà được! Sinh mệnh còn chẳng giữ được thì tiền bạc cũng là vật ngoại thân. Chỉ có chuyên tâm tu luyện thì mới có thể đem đến phúc phận.
Lúc đầu đến với tu luyện đúng là bác có truy cầu chữa bệnh khỏe người. Nhưng sau một thời gian tu luyện, bác đã hiểu rằng đây không phải là môn chữa bệnh khỏe người. Mà là Pháp môn tu Phật chân chính. Chỉ có tu luyện thật sự thì Sư Phụ mới tịnh hóa thân thể, mới cải biến được sinh mệnh đường đời cho bản thân mình.
Căn bệnh ung thư hạch tưởng chừng đã là dấu chấm hết cho cuộc đời của bác Quyên, nhưng Đại Pháp đã ban cho bác một cuộc sống mới. “Cứu một người phúc đẳng hà sa”, ai có duyên muốn tu luyện Pháp Luân Công có thể gọi cho bác qua số điện thoại 0335 837 546, bác luôn sẵn sàng chia sẻ. Hoặc cũng có thể vào trang chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Xem thêm video: