Trong các thư tịch cổ đều ghi chép dịch bệnh xuất hiện do Thiên Thượng an bài và số lượng người chết trong đại dịch đều đã có định số.
Thời gian gần đây, Việt Nam là tâm điểm thế giới với tình hình dịch bệnh và số ca tử vong cao ở khu vực phía Nam. Dịch bệnh khiến mọi người hoang mang, lo lắng tìm nhiều giải pháp để nhanh chóng khắc phục. Từ xa xưa, trong lịch sử cũng nhiều lần xuất hiện dịch bệnh. Người xưa làm thế nào để vượt qua?
Dù bạn có tin hay không, mọi thứ trên thế gian này bao gồm cả tai nạn và sinh tử đều do Thần an bài. Nếu đức hạnh của người ta lớn thì tai nạn sẽ ít. Nhân tâm không còn thuần khiết, chất phác, thay vào đó là tự tư tự lợi, thì tai nạn đương nhiên sẽ nhiều. Quy luật này là bất biến với toàn nhân loại.
Dịch bệnh xuất hiện liên tiếp trong 80 năm
Lấy vấn đề dịch bệnh làm ví dụ. Ghi chép của Tổ chức y tế thế giới cho thấy, trong 80 năm qua có hơn 30 lần xảy ra các đại dịch lớn. 60% xảy ra trong thế kỷ này, trong đó 8 lần xảy ra trong 10 năm gần đây. Cũng có nghĩa trong 10 năm trở lại đây là thời gian có tỉ lệ xảy ra dịch bệnh cao nhất, bao gồm Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012; Ebola năm 2014; H7N7 năm 2016; sốt rét năm 2017; dịch tả lợn Châu Phi năm 2019 và giờ là dịch viêm phổi Vũ Hán.
Dịch bệnh xuất hiện liên tiếp có liên quan tới đạo đức nhân loại đang trượt dốc hàng ngày. Những loại thiên tai thảm họa đi kèm dịch bệnh không chỉ để trừng phạt khi con người thế gian không còn đạo đức để ước thúc; mà còn là lời nhắc nhở nhân loại hãy lắng nghe những thanh âm từ Thần Phật; tu thân dưỡng đức; tìm về với đạo đức làm người chân chính.
Trong các thư tịch cổ của Trung Quốc đều ghi chép về sự an bài dịch bệnh của Thiên Thượng; và số lượng người chết trong đại dịch đều đã có định số.
Dịch bệnh xuất hiện ở đâu là có sự sắp xếp
Những người tín Thần Phật thời cổ đại nhìn nhận bản chất của ôn dịch nơi nhân gian đều là Thần Phật căn cứ vào thiện ác tại thế gian mà an bài. Có lúc sự xuất hiện của ôn thần và quỷ dịch là để cho con người biết được, để làm sâu sắc thêm nhận thức của con người đối với vấn đề này.
Theo ghi chép trong lịch sử, mùa thu năm Tống Nguyên Gia thứ năm ở Nam triều, có một bà lão “quần áo rách nát, bốc mùi xú uế, hai mắt mù lòa” đột nhiên xuất hiện trước cửa nhà một người rồi đột nhiên biến mất. Tháng ba năm sau, gia đình đó đều bị nhiễm dịch bệnh và chết hết.
Giấc mộng báo trước chuyện xấu
Trong cuốn “Khoái Viên” của Tiền Hy Ngôn đời Minh có ghi chép: Tại huyện Kinh Sơn tỉnh Hồ Bắc có gia đình họ Tưởng, trong nhà có cậu con trai đêm nọ ngủ mơ “đột nhiên bị người dẫn ra cửa” nhìn thấy bên ngoài “Có hàng trăm đứa trẻ quần áo sặc sỡ”.
Người con trai của gia đình còn chưa hiểu là chuyện gì, những đứa trẻ đột nhiên biến mất, chỉ để lại những lá cờ nhỏ. Cậu con trai sợ hãi tới kinh hồn bạt vía ngồi xổm xuống xem những lá cờ; trên đó chỉ viết bốn chữ “Thiên hạ đại loạn”. Vừa lúc đó mặt trời bắt đầu mọc, những lá cờ này cũng tự nhiên biến mất.
Nghĩ đi nghĩ lại cậu bé mơ hồ không biết lý giải đó là gì…Không lâu sau, “Trong thôn xảy ra đại dịch, gia đình họ Tưởng cũng bị thiệt mạng hơn mười người. Lúc này mọi người mới biết đó là dịch quỷ tới gây bệnh”.
Ma trơi, cờ xí binh mã báo hiệu ôn dịch
Những năm đầu khi hoàng đế Đồng Trị triều Thanh lên nắm quyền, miền Trung Vân Nam đại loạn. Quân phản loạn ở khắp mọi nơi, sát hại rất nhiều người, khiến xương trắng phủ khắp đồng. Từ thành phố tới huyện lỵ đều phòng không nhà trống. Sau khi chiến loạn được dẹp yên, những người dân may mắn sống sót đang chuẩn bị quay về nhà; tại đây lại bùng phát đại dịch.
Rất nhiều người dân vô tình bị lây nhiễm. Ban đầu trên thân họ mọc lên những mụn nhỏ, cứng như đá, đỏ ửng, đụng vào sẽ rất đau nhức. Không lâu sau toàn thân phát sốt, nói năng lung lung, lảm nhảm không ý nghĩa. Những người đã nhiễm bệnh, có người bị chết ngay hôm đó, có người hôm sau qua đời. Các đại phu đều bó tay không biết tìm phương thuốc nào. Trăm nghìn người mới có một hai người may mắn sống sót.
Ban đầu dịch bệnh bùng phát ở nông thôn. Khi dịch bệnh vừa bắt đầu, người dân trong thôn thường xuyên nhìn thấy rất nhiều ma trơi. Nếu đi tới gần, có thể nghe được tiếng cồng, tiếng trống, tiếng chiêng, tù và, tiếng vó ngựa, khí giới va chạm vào nhau. Đêm trăng còn nhìn thấy cảnh tượng cờ xí binh mã.
Báo mộng trước về ôn dịch
Ngoài ra, còn có một việc kỳ lạ khác: Thường có người đột nhiên bị ngã xuống đất, giống như ngủ say tới ngày hôm sau mới tỉnh lại. Sau khi tỉnh dậy những người này kể lại có binh mã đi qua, bị bắt đi bê lễ vật từ nơi khác mới tới. Lại có người sau khi tỉnh lại kể bị phái đi đưa thẻ bài, trên đó viết các chữ lớn “Vị quan nào đó phải dẫn binh lính đến một nơi nào đó, dọc đường đưa đón và cung cấp đồ theo luật định”. Mấy ngày sau, địa phương trên tấm biển đó đều xảy ra ôn dịch.
Rất nhanh sau đó, ôn dịch từ nông thôn lây lan tới thành thị. Một gia đình bị bệnh, mười mấy nhà hàng xóm đều lập tức dọn nhà đi chỗ khác. Do đó trên đường nườm nượp người đông vô số kể. Tuy nhiên, dù có dọn nhà đi, vẫn không may mắn thoát nạn. Có những gia đình chết cả nhà, cả thôn chết hết không còn dấu tích.
Trương Thiên Sư nhìn thấy quỷ dịch đi phát tán dịch bệnh
Trương Thiên Sư tên thật là Trương Lăng, về sau đổi tên thành Trương Đạo Lăng, người sáng lập Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) vào thời Đông Hán. Ông là người huyện Phong, nước Bái (nay là Từ Châu).
Trước khi thăng thiên, ông đã giao những thứ tượng trưng cho pháp khí như đan dược; hai thanh kiếm chém tà; ngọc ấn.. cho con trai trưởng là Trương Hoành; và dặn dò con cháu truyền từ đời này sang đời khác. Trong Thủy Hử – một trong tứ đại danh tác, có một chương viết, vì kinh thư Khai Phong ôn dịch kéo dài; Tống Nhân Tông đã đặc biệt phái Thái úy Hồng Tín đến núi Long Hổ tại tỉnh Giang Tây thỉnh mời Trương thiên sư tới trừ ôn dịch.
Trương thiên sư chỉ cách trừ ôn dịch
Đến cuối triều nhà Thanh, uy danh của con cháu Trương Đạo Lăng vẫn không giảm. Ngày nọ, có vị Thị Lang tên Từ Kỳ trên đường đi Quảng Đông làm việc công, có vào núi Long Môn bái kiến chân nhân. Trên đường ông gặp một ông lão hỏi ông đang đi đâu. Ông đáp đang đi tới Quảng Đông, ông lão xin đi cùng và được vị Thị lang đồng ý.
Sau khi Thị lang gặp Trương Thiên Sư, ông hỏi Thị Lang trên đường đi có gặp một ông lão không. Thị lang đáp có gặp và đồng ý cho ông đi cùng tới Quảng Đông. Trương Đạo Lăng nói, đó là Thần ôn dịch, từng nhiều lần muốn qua núi Long Sơn đều bị ông ngăn lại; nay lại đi cùng Thị lang đang phụng mệnh triều đình hành sự, bản thân không cách nào ngăn cản được. Từ Thị lang hỏi ông phương pháp để tránh được ôn dịch. Trương Thiên Sư đáp: “Dịch bệnh sẽ đạt tới cao điểm vào dịp năm mới; lúc đó có thể cho dân đón tết sớm hơn, thì có thể tiêu trừ”.
Đúng như dự đoán, sau khi ông lão tới Quảng Đông, tại đây bắt đầu bùng phát dịch bệnh. Có người biết rõ tình hình viết trên cửa lớn chữ “Từ Kỳ ở đây” để tránh dịch bệnh. Từ Thị lang nói với dân chúng hãy đón tết sớm, đốt pháo và dâng cúng tế lẽ Thần Phật. Quả nhiên, dịch bệnh nhanh chóng biến mất.
Thần ôn dịch không xâm nhập những người nào?
Nếu việc bùng phát dịch bệnh là có sắp đặt từ trước, đằng sau ta không nhìn thấy có lực lượng Thần quỷ đang thao túng; thì việc người nào có thể sống có thể chết trong dịch bệnh cũng đều có định số trước.
Người đại phúc khí có thể khiến quỷ ôn dịch khiếp sợ
Vào những năm Thành Hòa triều Minh, có vị tiến sĩ tên Lục Hoàn, từng làm tới chức Binh bộ thượng thư, Lại bộ thượng thư. Ông từng gặp một việc kỳ lạ như sau: Ngày nọ, ông đi ra ngoài làm việc công đột nhiên gặp mưa nên trú dưới mái hiên của một gia đình nọ. Vì mưa to quá mãi không ngừng, ông liền đẩy cửa chính vào mượn ghế, hy vọng có chỗ ngồi nghỉ đợi tạnh mưa.
Khi vừa vào phòng, cảnh tượng trước mắt khiến ông sợ hãi: Trong phòng có sáu bảy người nằm ngồi ngổn ngang. Khi hỏi một người con trai trong đó mới biết, họ đều bị lây nhiễm dịch bệnh, chỉ có thể nằm chờ chết. Vị tiến sĩ không biết về y thuật, lại sợ bị lây bệnh nên chỉ có thể đi ra ngoài hiên nhà đứng đợi tạnh mưa mới rời đi.
Phúc khí lớn khiến quỷ ôn dịch sợ hãi
Mấy ngày sau, có người đột nhiên tìm tới nhà ông cảm ơn. Mở cửa ra vị tiến sĩ nhận ra đó chính là chàng trai bị nhiễm bệnh hôm trước ông đã nói chuyện. Người này mặc dù hiện sắc mặt chưa được tốt lắm; nhưng đã hoàn toàn khỏi bệnh. Người con trai nói với vị tiến sĩ, mấy ngày trước khi cả gia đình anh bị bệnh; bên cạnh mỗi người đều có ba bốn tên quỷ dịch. Trong nhà có khoảng hai ba chục quỷ dịch, hoàn cảnh vô cùng khốn khổ.
Vào đúng ngày Lục Hoàn tới trú mưa, bên ngoài có tiếng truyền vào “Lục Thượng thư sắp đến rồi”. Sau đó có hai người mặc áo đỏ tiến vào, cầm kiếm chém vào đám quỷ khiến chúng sợ hãi bỏ chạy toán loạn. Có một tên quỷ vội vàng hỏi: “Ai là Lục Thượng Thư?”. Một tên quỷ lớn hơn trả lời: “Là con trai của ông Lục ở thôn Tiền, nhanh chạy đi”. Nói rồi trèo qua tường và chạy mất. Khi những tên quỷ chạy đi hết, thì Lục tiến sĩ mở cửa vào mượn ghế. Nhờ vậy toàn gia đình họ đều bình an.
Lục Thượng thư có thể dọa được quỷ ôn dịch, có lẽ bởi đức hạnh của ông. Những người có thể làm quan to, đại đa số đều là người có phúc khí lớn; tiền kiếp đã tích được đại đức nên mới được làm quan trong kiếp này.
Người tiết hạnh hiếu thuận được Thần quỷ kính trọng
Năm Đạo Quang triều Thanh, tại Hàng Châu xảy ra đại dịch lớn, người chết rất nhiều, quan tài trong thành bán không còn một cái. Trong thành có gia đình họ Kim. Chuyện rằng vào đêm giao thừa người chủ nhà nghe thấy ngoài cửa có tiếng của quỷ dịch, sau đó có người nói: “Nhà này có phụ nữ tiết hạnh”. Sáng mùng một đầu năm mới, khi mở cửa ra thấy trên tường có một vòng tròn đỏ. Người trong gia đình vô cùng ngạc nhiên, nhưng nghĩ rằng là trẻ con vẽ lung tung chơi đùa, nên không để tâm.
Mùa hè năm đó, dịch bệnh bùng phát, hàng xóm quanh nhà họ Kim đều chết hết; chỉ có họ là bình an. Lúc này, gia định họ Kim mới tỉnh ngộ, biết rằng vòng tròn đỏ đánh dấu đêm giao thừa là Thần quỷ đánh dấu để phân biệt.
Người phụ nữ tiết hạnh trong nhà họ Kim chính là bá mẫu Kim Tử Mai, đã thủ tiết hiếu thuận hơn 30 năm. Đây luôn là nhóm người được Thần Phật kính trọng. Cũng chính vì tích được công đức lớn, nên toàn gia đình mới được bình an qua tai họa.
Người lương thiện đại nhân nghĩa, ôn dịch sẽ tránh xa
Trong “Mai ưu tập”, Chu Mai Thúc học giả triều Thanh có ghi chép lại một đợt ôn dịch xảy ra vào thời đó như sau: “Đã từng có những gia đình hàng chục người đều chết hết vì dịch bệnh, cửa đóng thi thể chết ngổn ngang bên trong, chỉ cần tiếp xúc phải khí bệnh cũng có thể chết”.
Có một thư sinh tên Vương Ngọc Tích, bái Trần Quân Sơn làm thầy. Không may trong cơn đại dịch, cả nhà thầy giáo 5 người trong một đêm đều tử vong. Hàng xóm, thân nhân bạn bè không ai dám tới cổng nhà.
Vương Ngọc Tích thấy vậy, không chút do dự nói: “Sao ta lại có thể ngồi nhìn cả gia đình thầy chết không được mai táng chu tất chứ?” Nói rồi đi vào phòng, mang từng thi thể người chết để vào quan tài và mang đi khâm niệm.
Sau đó phát hiện, có một đứa trẻ sơ sinh còn quấn tã lót dường như còn chút hơi thở. Vị thư sinh không chút do dự, ôm đứa bé vào lòng; và chạy đi tìm đại phụ cuối cùng cứu sống được tính mạng đứa trẻ. Cũng kỳ lạ sau đó vị thư sinh bình an vô sự, không bị nhiễm bệnh. Xem ra, người thiện lương đại nhân đại nghĩa, ôn dịch cũng có thể bỏ qua.
Lời kết
Nếu thực sự giống như sách sử đã ghi chép, có thể thấy rõ ràng dịch bệnh xuất hiện ở đâu và ai có thể bình an, ai mất mạng, tất thảy đều có định số.
Theo The Epoch times
Xem thêm: