Gia đình hoà thuận hạnh phúc có lẽ là mong muốn không của riêng ai. Có thể hôm nay bạn nghe thấy tiếng thở dài của một người bạn “Sao gia đình tôi không thể hoà thuận được mấy ngày?”. Ngày mai bạn lại nghe thấy tiếng thở than của ai đó “Cuộc sống gia đình thật như địa ngục”. Vậy có cách gì để có được gia đình hoà thuận hạnh phúc? Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể làm nên điều này.
Để xây dựng được gia đình hòa thuận thì không hề đơn giản. Bởi những vấn đề nội bộ phát sinh trong một gia đình giống như những cơn sóng ngầm. Chúng không ngừng xô đổ tổ ấm của chúng ta. Những phát sinh không chỉ là những vấn đề lớn; mà nhiều khi nó chính là những mâu thuẫn nhỏ tích tụ lâu ngày. Vậy làm thế nào để có thể duy trì được sự hòa thuận, yên ấm trong gia đình; để nhà thật là sự là “nơi để về” cho mỗi người?
Câu chuyện về gia đình bất hòa
Nhà ông Cường thường xuyên cãi nhau, hiếm có ngày nào yên lặng. Hôm nọ, ông Cường buộc con bò trên đồi để cho ăn cỏ. Nhưng chẳng hiểu sao một lúc sau ông thấy con bò nhảy trên ruộng và dẫm vào lúa. Khó khăn lắm, ông cường mới bắt được bò và buộc nó lại. Ông hậm hực nói với vợ: “Vì bà không cho nó ăn rơm buổi sáng nên nó mới nhảy cẫng lên vì đói.”
Thấy chồng trách thì vợ ông trút giận lên đầu con dâu: “Lúc đấy cô ở đâu mà không phát hiện kịp bò đi vào ruộng lúa?”
Con dâu bị tổn thương, mắng chồng mình: “Anh đã làm gì? Sao không bắt dây cương buộc lại mà để con bò chạy giẫm hết vào lúa?”
Người chồng phàn nàn lại với ông Cường: “Cha thật là! Giá cha buộc cương cho chắc từ đầu thì con bò có chạy đi được không?”
Gia đình nhà ông Cường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, và cãi vã mất hồi lâu.
Câu chuyện về gia đình hòa thuận
Mấy ngày sau, hàng xóm nhà ông Cường là ông Nhã lại xảy ra tình huống tương tự. Thấy bò nhà ông Nhã cũng giẫm lúa trên ruộng, ông Cường nghĩ chắc nhà họ lại cãi nhau to đây.
Thế nhưng nhà ông Nhã lại không có chút ồn ào nào. Khi thấy bò chạy, ông Nhã nói với vợ : “Chắc do anh không buộc dây cương con bò chắc. Đây là lỗi của anh”
Vợ ông lại bảo :” Không, không. Là do em, vì không cho bò ăn rơm no, và khiến nó tháo dây cương.”
Con dâu thấy thế liền nói: “Là tại con, vì lúc ấy con ở giếng nên đã không phát hiện kịp con bò đi vào ruộng.”
Con trai vừa gãi đầu vừa nói: “Lúc ấy, con định chuyển bò sang nơi khác, nhưng lại quên mất. Là lỗi của con.”
Mọi thành viên trong gia đình đều nhận lỗi của bản thân mình. Thế nên cả nhà ông Nhã tự dưng đều bật cười.
Có lẽ, trên cuộc đời này, không có gia đình nào không xảy ra vấn đề. Vậy bí quyết để gia đình hòa thuận là gì?
Bí quyết gia đình hòa thuận?
Người xưa có câu: “Nhi nữ ngũ bất oán, phụ mẫu thất bất trách“. Tạm dịch: 5 điều con cái không oán, bảy việc cha mẹ không trách. Đây cũng chính là điều then chốt giúp gia đình hòa ái.
5 điều con cái không nên làm nếu muốn có gia đình hoà thuận
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường xuyên nghe thấy những lời phàn nàn của con cái với cha mẹ. Tuy nhiên có năm loại dưới đây là không được phép oán trách.
Không được oán giận bố mẹ bất tài
Điều này hầu như tất cả mọi người đều có dù nhiều hay ít. Thường xuyên oán trách vì cha mẹ nghèo khó, không cho mình được những thứ mình muốn. Đây là điều không nên. Cha mẹ cho chúng ta cơ hội tới nhân gian này. Đó là là ân huệ lớn nhất mà ta nên báo đáp.
Không oán giận cha mẹ càm ràm, nói nhiều
Có rất nhiều người khi còn trẻ, được cha mẹ vô cùng quan tâm, lo lắng nên đôi khi cha mẹ nói nhiều. Một số người vì thế nói cha mẹ mình lắm mồm, nói nhiều. Nhưng thật sự không biết rằng, ngoài cha mẹ, người khác sẽ không ai càm ràm nói về những điều bạn làm. Đó là tình yêu thương của cha mẹ.
Không oán giận cha mẹ hay trách mắng
Chắc rằng nhiều thanh niên khi đi làm xa từng bị cha mẹ oán trách, mắng mỏ, và bộc lộ sự bực mình, khó chịu. Kỳ thực cha mẹ oán trách bạn là vì không muốn bạn chịu khổ, lăn lộn bên ngoài. Lúc này cần thông cảm và đặt mình vào địa vị của họ để không nói những lời làm cha mẹ đau lòng.
Không oán trách cha mẹ tuổi cao
Người ta khi sinh ra, ai cũng phải trải qua quá trình sinh, lão, bệnh, tử. Khi tuổi ngày càng cao, sức khỏe sẽ theo đó dần kém đi. Vì vậy dù ở đâu, làm gì, hãy nên nhẫn nại đợi cha mẹ mình một chút. Hãy nghĩ suy ngẫm lại khi nhỏ, cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy bảo ta như thế nào.
Không oán trách khi cha mẹ mắc bệnh
Cũng giống như ở trên, khi tuổi ngày một cao, cơ thể sẽ xuất hiện các loại bệnh, xuất hiện các cơn đau đớn, cần có người chăm sóc. Là bổn phận người con, lúc này không nên oán giận, trách mắng họ. Khi bạn còn nhỏ bị bệnh, cha mẹ đã hết lòng lo lắng chăm sóc như thế nào?
7 điều cha mẹ không nên làm nếu muốn có gia đình hoà thuận
Không trách mắng con cái ở nơi đông người
Dù là khi con còn nhỏ hay đã lớn, đều có lòng tự trọng khác nhau. Khi trẻ phạm lỗi, hy vọng các bậc phụ huynh không nên trách mắng con trước mắng con trước đám đông; cần chú ý tình cảnh để chia sẻ, dạy con.
Không tiếp tục trách con khi con đã nhận ra sai lầm
Nếu con đã nhận thức ra lỗi lầm của bản thân, không nên tiếp tục chỉ trích, trách mắng. Nếu tiếp tục như vậy, sẽ khiến con bất mãn, lần sau phạm lỗi sẽ nói dối.
Trách mắng con trước khi đi ngủ
Khi trẻ đi ngủ, đừng nên nói những lời trách cứ con. Lòng tự trọng của trẻ rất mạnh, khi bị mắng lúc này, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ; dẫn tới việc học hành bình thường ngày hôm sau của con.
Không nên trách mắng con khi ăn cơm
Đây là thời điểm gia đình đoàn tụ, vui vẻ. Vì vậy không nên trách mắng con. Nếu không chúng không thể ăn cơm ngon lành, ảnh hưởng tới hòa khí gia đình.
Không trách mắng khi có chuyện vui
Vào ngày sinh nhật hay khi con gặp chuyện vui, đừng nên vì lỗi nhỏ mà trách cứ. Nếu không sẽ làm bé buồn chán, uất ức, biến ngày vui thành buồn.
Khi trẻ buồn chán không trách mắng
Khi con đang gặp chuyện không vui, không nên oán trách con. Vốn dĩ trẻ đã đang không vui vẻ, lại bị trách mắng, mấy ngày sau đều sẽ không vui vẻ. Đôi khi vì những lời trách nặng còn ảnh hưởng tới tâm lý; khiến trẻ suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng tới tư duy và sự phát triển.
Không trách mắng khi trẻ mắc bệnh
Khi bé bị bệnh, cơ thể đã không thoải má; nếu còn bị trách mắng, sẽ khiến tâm lý càng khó chịu, dẫn tới nhiều điều không tốt.
Chỉ cần mỗi ngày một chút nhìn lại bản thân mình, một chút nghĩ cho người khác, một chút cố gắng, bạn sẽ có một chút thành công cho 1 việc rất có ý nghĩa. Đó là xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Theo Aboluowang
Có thể bạn quan tâm